Tín dụng tài trợ xuất khẩu của một số ngân hàng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 75 - 79)

THƯƠNG VIỆT NAM

3.3.Tín dụng tài trợ xuất khẩu của một số ngân hàng cạnh tranh.

Tại thị trường ngân hàng nội địa, NHNT đang phải cạnh tranh với gần 40 NHTM trong nước trong đó có 4 NHTM Nhà Nước lớn ( ngân hàng Đầu tư và phát triển – BIDV, ngân hàng Công thương – ICB, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – VBARD, ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – MHB ), 33 NHTM cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh và khoảng 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Do đó, để thúc đẩy hoạt động TDTTXK tại NHNT phát triển ngoài việc tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng TDTTXK của NHNT hiệu quả chưa cao, thì việc tìm hiểu và nắm bắt được tình hình tín dụng tài trợ xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh từ đó đánh giá được vị thế của NHNT so với các doanh nghiệp khác cùng ngành, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp là điều cần thiết và quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV ): cũng như NHNT, BIDV có chiến lược phát triển thành ngân hàng đa năng, tuy nhiên so với NHNT thì BIDV có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực trung và dài hạn, hiện BIDV đang chọn lọc đầu tư trung dài hạn cho SME, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có hợp đồng xuất khẩu trị giá vài chục ngàn USD đã được BIDV tài trợ vốn. Năm 2005, BIDV Sài Gòn đã dành 1000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu vay với mức lãi suất thấp (0.75 – 0.78%/tháng ), 80% vốn tín dụng tập trung vào các doanh nghiệp dân doanh vừa và nhỏ.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín ( Saocombank ) là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng dẫn đầu trong các ngân hàng cổ phần ( từ năm 2000

thường đứng vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 về tốc độ tăng trưởng tín dụng ). Hơn 15 năm hoạt động, ngân hàng này rất thành công trong cho vay tài trợ xuất nhập khẩu đối SME với cơ cấu chiếm 65% tổng vốn vay, và trong năm 2006 ngân hàng vẫn tiếp tục dành hơn 13000 tỷ đồng đối với đối tượng này. Saocombank cam kết thiết kế nhiều chính sách hỗ trợ vốn phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của khách hàng như: tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán, hỗ trợ doanh nghiệp yên tâm mua nguyên vật liệu khi giá biến động,…Trong năm 2006, Saocombank thành lập công ty cho thuê tài chính ( Saocombank Leasing ). Đối tượng phục vụ của Saocombank Leasing là các doanh nghiệp tư nhân , họ còn kết hợp với Eximbank ( Hoa Kì ) tư vấn, thẩm định và chi trả tới 70% vốn còn lại cho doanh nghiệp, và phân hạn kỳ hạn trả nợ. Hết thời hạn trả nợ, tài sản đó thuộc về doanh nghiệp. Saocombank Leasing còn cho thuê máy móc thiết bị với lãi suất ưu đãi đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Cũng trong quý III năm 2006, Saocombank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ , khai trương các chi nhánh, phòng giao dịch mới tạo thành những mũi nhọn trực tiếp thu hút thị phần. Với nỗ lực phát triển mạnh như vậy, năng lực tài chính của Saocombank ngày càng vững mạnh – đây là yếu tố quan trọng để ngân hàng phát triển hoạt động TDTTXK của mình. Nhưng hơn hết vẫn là lãi suất. Khi khoảng cách niềm tin giữa các ngân hàng càng được rút ngắn thì quyết định vay, xin tài trợ sẽ nghiêng về lực hút lãi suất. Rõ ràng lãi suất của Saocombank luôn hấp dẫn hơn NHNT hay cả BIDV một bậc. Và các khoản vay tại các ngân hàng ngoài quốc doanh không bị ràng buộc nhiều thoả thuận như ở ngân hàng quốc doanh. Đây chính là yếu tố tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng, và tạo áp lực lớn đối với NHNTVN.

HSBC - hiện nay đang là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Ngân hàng này bắt đầu có sự tăng trưởng khá về vốn dự nợ tín dụng nói chung và dự nợ TDTTXK nói riêng khi NHNN đang nới lỏng dần những quy định ( cho phép các ngân hàng nước ngoài được huy động vốn bằng VNĐ,…), theo những cam kết gia nhập WTO. Đặc biệt chất lượng tín dụng của các ngân hàng

này tốt thể hiện ở tỷ nợ xấu rất thấp ( 0.8 – 0.16% ). Thế mạnh của các nhóm ngân hàng này là chất lượng dịch vụ cao, uy tín toàn cầu, công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế, trình độ quản lý vượt trội,… Hiện nay, trong tài trợ xuất nhập khẩu các ngân hàng nước ngoài cũng có sự lựa chọn khách hàng. Họ thường nhắm tới là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp lớn các doanh nghiệp có quan hệ thương mại với nước họ, tài trợ không nhiều đối với các SME. Như vậy, ngân hàng này đã thực hiện chính sách tín dụng lựa chọn khách hàng rất rõ ràng: họ chỉ chọn khách hàng tốt để cho vay tài trợ ( “ chọn miếng ngon ” ) và đẩy các doanh nghiệp còn lại ( rủi ro hơn) cho các NHTM trong nước theo cách chỉ cho vay bán buôn, cho vay thông qua các NHTM trong nước.

Tóm lại, do khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin chính thức từ chính các ngân hàng còn hạn chế, do thời gian nghiên cứu có hạn, nên các số liệu em đưa ra trên đây có thể là chưa được đầy đủ và chính xác, em sẽ tiếp tục bổ sung trong bài nghiên cứu sau. Tuy nhiên qua các thông tin, số liệu có được thì em rút ra một số kết luận theo mô hình SWOT về hoạt động TDTTXK tại NHNT như sau:

- Strengths: thế mạnh:

+ NHNT vẫn duy trì được thị phần lớn trong TDTTXK bởi kinh nghiệm bề dày trong hoạt động, nhất là trong hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.

+ Là ngân hàng có uy tín lớn trong nước và trên thế giới, đã tạo và xây dựng được thương hiệu của mình, đã thiết lập được quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới nên có thể sử dụng uy tín, danh tiếng của mình.

+ Chi phí hoạt động và phí dịch vụ thấp hơn so với các ngân hàng khác, nhất là so với các ngân hàng nước ngoài.

+ Khách hàng truyền thống lớn đã có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng.

triển các ứng dụng khác và triển khai dịch vụ thương mại điện tử, đưa ra được các sản phẩm dịch vụ tài trợ xuất khẩu hiện đại, tiện ích, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu và tâm lý của khách hàng.

+ Quy mô vốn lớn.

- Weaknesses (điểm yếu ):

+ Hạn chế về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực.

+ Hạn chế về tầm nhìn chiến lược: NHNT chưa có chiến lược cho vay vốn tài trợ xuất khẩu hẳn hoi đối với SME

+ Hạn chế về năng lực quản lý, năng thẩm định cho vay.

+ Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tiến hành cơ cấu lại ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế nên các quy định, chính sách TDTTXK sẽ rõ ràng, chặt chẽ, chuẩn mực hơn - điều này trong hiện tại sẽ là khó khăn đối với NHNT trong việc phát triển hoạt động TDTTXK, trong khi các NHTM khác trong nước vẫn áp dụng các quy định, chính sách theo kiểu “ Việt Nam ”.

- Opportunities ( Cơ hội ):

+ Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tiến hành cơ cấu lại ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế nên trong hiện tại NHNT có thể gặp khó khăn, nhưng về sau này trong quá trình hội nhập như hiện nay thì tất cả các NHTM trong nước đều bắt buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế thì NHNT sẽ có lợi thế của người đi trước.

+ Trong năm 2007, NHNT sẽ hoàn thành quá trình Cổ phần hoá ngân hàng – như vậy sự quản lý của Nhà Nước đối với NHNT về chính sách tiền tệ, lãi suất,…sẽ giảm dần, cho vay theo chỉ định của Nhà Nước cũng giảm. Như vậy, NHNT sẽ có sự thay đổi về chính sách cho phù hợp với tiềm năng của mình, tạo điều kiện cho NHNT phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động TDTTXK nói riêng.

+ Có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài, trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay để tồn tại và phát triển buộc NHNT phải tìm cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, từ đó thúc đẩy hoạt động TDTTXK phát triển.

- Threats ( Thách thức ):

+ Từ sự cạnh tranh của các ngân hàng khác: các ngân hàng nước ngoài có ưu thế hơn trong dịch vụ ngân hàng bán buôn, có các công cụ tài chính hữu hiệu hơn, có chiến lược thâm nhập thị trường và lựa chọn khách hàng sắc nét, trình độ công nghệ và năng lực quản lý cao hơn sẽ giúp họ huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Các ngân hàng TMCP như Saocombank, ACB,…- những ngân hàng có quy mô TDTTXK lớn thì dù quy mô hoạt động của họ còn nhỏ nhưng năng lực tài chính của họ khá tốt, hơn nữa do có cơ cấu tổ chức nhỏ và linh hoạt nên các ngân hàng này cũng sẽ linh hoạt hơn trong hoạt động TDTTXK đối với SME.

+ Từ môi trường chính sách không ổn định của Nhà Nước. + Từ các khó khăn đang tồn tại của NHNT.

Từ việc phân tích ở trên, ta thấy được những thế mạnh mà NHNT cần phải phát huy, những cơ hội cần phải nắm bắt, những điểm yếu cần phải khắc phục và những thách thức cần phải vượt qua để thúc đẩy hoạt động TDTTXK của ngân hàng phát triển, tiếp tục giữ vững và mở rộng hơn nữa thị phần TDTTXK trên thị trường. Để làm được điều đó đòi hỏi NHNT phải đưa ra được chiến lược và các giải pháp thực hiện thích hợp, đúng đắn.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 75 - 79)