0
Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Những khó khăn và tồn tại.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 62 -64 )

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.3.2. Những khó khăn và tồn tại.

2.3.2.1. Tài trợ xuất khẩu còn chiếm tỷ trọng thấp.

Cơ cấu cho vay giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong thời gian gần đây đã có những thay đổi đáng kể. Khoảng cách giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng được thu hẹp. Thế nhưng cho vay xuất khẩu của NHNT trong những năm qua luôn ở mức thấp. chỉ chiếm khoảng 27% tổng dư nợ cho vay, trong khi cho vay nhập khẩu chiếm tới 70% tổng dư nợ cho vay. Điều này cho thấy sự chậm trễ của NHNT trong việc tiếp cận các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến hàng xuất khẩu. Mặc dù hàng năm có tới hàng nghìn L/C xuất khẩu thông báo qua NHNT nhưng chỉ có một phần nhỏ trong các thương vụ xuất khẩu này được NHNT cấp vốn. Bộ phận tín dụng còn quá thụ động trong việc cho vay xuất khẩu, chủ yếu là khách hàng đến xin vay.

2.3.2.2. Dư nợ cho vay các công ty lớn còn chiếm tỷ lệ cao.

Mặc dù NHNT có chủ trương đa dạng hoá khách hàng, giảm sự tập trung ở một số khách hàng lớn, và thực sự trong một vài năm gần đây cơ cấu cho vay theo các thành phần kinh tế có sự thay đổi tích cực nhưng tốc độ còn chậm. Chính vì vậy dư nợ tín dụng vẫn tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn như tổng công ty lương thực miền bắc, tổng công ty dầu khí,…Sự tập trung này tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động cho vay của NHNT, nhất là trong bối cảnh

cạnh tranh tự do giữa các ngân hàng hiện nay. Các khách hàng lớn luôn là mục tiêu lôi kéo của tất cả các ngân hàng và hầu hết các doanh nghiệp đều chuyển hướng quan hệ với nhiều khách hàng một lúc thay vì duy nhất với một ngân hàng như trước đây. Vì vậy việc đột nhiên các doanh nghiệp lớn ngừng vay tại NHNT và chuyển hướng vay sang một ngân hàng khác – khi đó hoạt động tín dụng của NHNT sẽ gặp khó khăn. Chính vì vậy việc đa dạng hoá khách hàng là việc làm cần thiết nhưng phải thực hiện với tốc độ nhanh hơn.

TDTTXK dành cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhưng cũng tăng rất chậm, trong khi nền kinh tế có nhu cầu đầu tư lớn, và số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, là nòng cốt cho sự phát triển của nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay, theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng bình quân 10%/năm – đây là bộ phận hoạt động năng động và hiệu quả nhất của nền kinh tế, đóng góp khoảng 39%GDP và tạo công ăn viẹc làm cho 90% lao động. Tất cả các doanh nghiệp này đang khát vốn để nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ ngày nay. Tuy nhiên hiện nay tại NHNT thì việc cho vay chủ yếu theo hình thức cho vay có bảo đảm - tức là phải có tài sản, vật tư cầm cố, thế chấp cho ngân hàng, trong khi giá trị tài sản, vật tư ở các doanh nghiệpnày có giá trị nhỏ nên đây đang là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi muốn tiếp cận với nguồn vốn tài trợ của ngân hàng.

Mặt khác, tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nhiều chuyển biến tích cực nhất là đối với các doanh nghiệp cổ phần vàatrachs nhiệm hữu hạn ( TNHH ), nhưng sự chuyển dịch này một phần là do năm 2004, nhiều doanh nghiệp Nhà Nước ( DNNN ) tiến hành cổ phần hoá. Như vậy, thực chất chưa phải có sự thay đổi lớn trong việc mở rộng và cho vay tài trợ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cũng như việc đa dạng hoá khách hàng.

2.3.2.3. Các hình thức tín dụng còn nghèo nàn.

Các hình thức cho vay xuất khẩu còn đơn điệu, mới chỉ có hai hình thức chủ yếu: tài trợ xuất khẩu theo hình thức thanh toán tín dụng chứng từ ( chủ yếu

là chiết khẩu truy đòi ), tài trợ xuất khẩu bằng bảo lãnh ( chủ yếu bảo lãnh cho hoạt đọng nhập khẩu ). Trong năm 2006, NHNT đã bắt đầu áp dụng hình thức bao thanh toán, tuy nhiên hình thức này vẫn chưa được phát triển mạnh, và chưa khai thác được những ưu thế của nó. Điều đáng chú ý, là hình thức chiết khấu chứng từ vẫn được sử dụng phổ biến, nhưng trong những năm gần đây ( 2003 – 2006 ) hình thức này không những không được mở rộng mà còn có dấu hiệu bị thu hẹp - điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động TDTTXK của ngân hàng, một số hình TDTTXK thông dụng vẫn chưa được mạnh dạn triển khai như chiết khấu miễn truy đòi hay bao thanh toán.

2.3.2.4. Cán bộ còn thiếu mạnh dạn và e ngại trong việc cho vay.

Một hạn chế nữa trong hoạt động TDTTXK tại NHNT là mặc dù có chủ trương mở rộng cho vay ra các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và chủ yếu là các công ty TNHH nhưng tâm lý cán bộ cho vay còn rất e ngại, lo sợ rủi ro và đang chờ một quy chế riêng. Vượt qua tâm lý này và các cán bộ nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao hơn mới thu hút được các doanh nghiệp thành khách hàng của ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng, nhất là khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có mở ra cơ hội cho các ngân hàng liên doanh của Mỹ tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài khi vào Việt Nam hoạt động thì đối tượng họ nhắm đến đầu tiên là các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quan hệ thương mại với nước họ. Do đó nguy cơ mất thị phần ngay trên sân nhà đang dần dần trở thành sức ép lớn lên các NHTM nói chung và NHNT nói riêng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 62 -64 )

×