Giải pháp đối với NVHĐ từ tổ chức kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 63)

Trong những năm vừa qua, nguồn NVHĐ từ các tổ chức kinh tế của Chi nhánh luôn là nguồn vốn chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng NVHĐ (năm 2007 là 82,8%). Đây là nguồn vốn có chi phí thấp giúp Chi nhánh có thể cạnh tranh tốt trên địa bàn, nhất là cạnh tranh về lãi suất đầu ra. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại Chi nhánh là lớn nhất song lại tập trung vào một số khách hàng lớn nên tính ổn định và bền vững của NVHĐ chưa cao. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh nên tăng cường huy động nguồn vốn này bằng việc áp dụng một số biện pháp sau:

- Có chính sách thu hút khách hàng hiệu quả: tích cực các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: làm tốt công tác thanh toán, dịch vụ thu, chi hộ, nâng cao chất lượng các dịch vụ tiện ích cho các tổ chức, doanh nghiệp: thực hiện việc chi trả lương, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại,…qua tài khoản, nhằm thu hút thanh toán qua Chi nhánh. Áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, ưu đãi phí dịch vụ, tặng quà cho khách hàng…nhằm tiếp cận và thu hút thêm các đơn vị có nguồn tiền gửi mới.

- Củng cố và phát triển tốt mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, các đơn vị có tiền gửi lớn như: kho bạc nhà nước, các tổ chức bảo hiểm, các quỹ, các dự án ODA…thực hiện tốt công tác chăm sóc các khách hàng này để duy trì nguồn vốn tiền gửi ổn định, vững chắc…Để đạt được điều đó, Chi nhánh cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo thanh toán an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, rút ngắn thời gian giao dịch để tạo được lòng tin với khách hàng. Trên cơ sở đó, Chi nhánh không chỉ huy động được tiền gửi không kỳ hạn mà tiền gửi có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế sẽ không ngừng tăng lên.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w