Kinh nghiệm huy động vố nở một số ngân hàng quốc tế và bài học vận

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 25)

vận dụng đối với các NHTM Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm của một số NHTM quốc tế:

Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống như: nhận tiền gửi, phát hành công cụ nợ. Một số NHTM lớn trên thế giới còn sử dụng nhiều các hình thức huy động vốn khác nhau để huy động được nhiều vốn với hiệu quả cao

- Tại Mỹ: thông qua mạng máy tính mà khách hàng được cung cấp hàng loạt

các dịch vụ kế toán. Ví dụ, ngân hàng sẽ trả lương vào tài khoản tiền gửi cá nhân của từng người trong một công ty nào đó mà họ mở tài khoản tại ngân hàng. Người nhận lương có thể yêu cầu ngân hàng trả bằng tiền mặt, séc hoặc gửi lại ngân hàng. Vậy ngân hàng không phải mở sổ tiết kiệm mà chỉ cấp séc cho chủ tài khoản tuỳ ý sử dụng, điều này tiện lợi cho cả hai bên vì nó làm giảm nhiều các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, giúp ngân hàng có thể huy động được một lượng vốn khá ổn định theo chu kỳ mà lại đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khách hàng. Dịch vụ này đã giúp các NHTM Mỹ thu hút được nhiều vốn hơn.

- Tại Anh: khi huy động vốn các NHTM thường đưa ra các tài khoản đa năng.

Đó là các tài khoản hỗn hợp với sự kết hợp của tài khoản vãng lai và tài khoản tiền gửi. Với tài khoản này, khách hàng được phát hành sổ séc, số dư tài khoản được tính lãi hợp lý và số dư càng lớn thì lãi suất càng cao. Đi kèm với loại tài khoản này các NHTM còn cung cấp cho khách hàng một dịch vụ trọn gói gọi là dịch vụ đa năng bao gồm các loại thẻ đa năng: thẻ ghi nợ, thẻ séc, thẻ ATM...tạo thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng từ đó giúp ngân hàng mở rộng diện tiếp xúc khách hàng, tăng quy mô vốn...

- Tại Pháp: các NHTM lớn thường đưa ra các hình thức mở tài khoản tiền gửi

cá nhân để huy động vốn và thực hiện các dịch vụ ngân hàng như mở tài khoản cá nhân chuyên dùng cho những ai có khả năng và muốn giành tiền để tiêu dùng trong tương lai. Mức ký gửi lần đầu là 750 Franc, sau đó mỗi lần gửi thêm 150 Franc. Đặc biệt là sau một thời gian quy định chủ tài khoản có thể được ngân hàng cho vay đủ số tiền chi trả cho việc mua sắm nhà, ô tô...Nếu ký gửi nhiều tiền hơn mỗi lần thì ngân hàng sẽ trả lãi suất cao hơn tuỳ theo lượng ký gửi. Ký gửi càng nhiều, lãi suất càng cao...

Ở hầu hết các nước phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng đã hình thành nhiều dịch vụ ngân hàng tiện ích như tại Anh, Mỹ, Nhật, Canada...đặt các máy thanh toán (EFTPOS) tại những điểm bán hàng lớn như: trạm xăng dầu, siêu thị...cho phép khách hàng có thể thanh toán nhanh chóng, thuận tiện hàng hoá, dịch vụ thông qua hệ thống điện tử. Người mua được cấp một tấm thẻ nhựa, người bán kiểm tra thẻ thông qua máy đọc thẻ. Mọi thông tin được gửi đến trung tâm xử lý sau đó được gửi đến ngân hàng. Ngân hàng kiểm tra sau đó thông báo đến cửa hàng xác nhận thanh toán. Tài khoản của người mua sẽ tự động bị ghi nợ và ghi có vào tài khoản của người bán. Dịch vụ này giảm tối thiểu tiền mặt trong lưu thông từ đó khắc phục được những hạn chế của giao dịch tiền mặt trong nền kinh tế. Như vậy, sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhất là các dịch vụ ngân hàng tại nhà đã mang đến cho khách hàng những lợi ích như: có thể giao dịch với ngân hàng mọi nơi, mọi lúc một cách thường xuyên, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả...

Việt Nam được xếp vào hàng các nước đang phát triển trên thế giới. Trình độ dân trí cao không nhiều, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Hệ thống NHTM còn đang trong giai đoạn phát triển các dịch vụ truyền thống là chủ yếu và bước đầu làm quen với các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, theo xu thế chung, đến khi cơ sở hạ tầng đủ tốt, nhận thức của người dân nâng cao và cùng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh thì các NHTM VN cần đầu tư trang thiết bị với công nghệ hiện đại, xây dựng danh mục sản phẩm phong phú…nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng làm tăng sự gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng, khiến ngân hàng trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Các NHTM VN cũng cần phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện chính mình. Chủ động mở rộng và đa dạng hoá các hình thức huy động, linh hoạt về lãi suất cũng như phương thức trả lãi (trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ…). Chủ động tìm kiếm khách hàng giúp mở rộng doanh số cho vay. Ngoài ra các NHTM cũng cần phát triển các loại sản phẩm dịch vụ khác, đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đặc biệt là phải nâng cao chất lượng phục vụ trong các giao dịch nhận, gửi, chi trả, thanh toán nhằm tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

Kết luận chương 1: Hệ thống NHTM ra đời là kết quả của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Thông qua hoạt động của các NHTM chúng ta thấy được vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển của đất nước. Và huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của NHTM.

Khóa luận đã hệ thống hoá lý luận về nghiệp vụ huy động vốn tại các NHTM, xem xét kinh nghiệm huy động vốn tại một số NHTM quốc tế và rút ra bài học vận dụng với các NHTM Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng để khoá luận đi vào phân tích thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

2.1 Giới thiệu về chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Hà Nội

2.1.1 Lịch sự hình thành và phát triển của chi nhánh

2.1.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến ngày 15/11/1996 được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT VN). Tính đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT VN đạt 7.702 tỷ VND, tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ, hơn 2.000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số cán bộ công nhân viên toàn hệ thống NHTM VN), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo…Đến nay, tổng số dự án nước ngoài mà NHNo&PTNT VN tiếp nhận và triển khai là 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu USD. Hiện nay NHNo&PTNT VN đã có quan hệ đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn.

NHNo&PTNT VN được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là NHTM đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống NHTM ở VN.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.

NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội là một chi nhánh cấp I trong mạng lưới chi nhánh của NHNo&PTNT VN. Chi nhánh Bắc Hà Nội được thành lập theo quyết định số 342/QĐ/HĐQT – TTCB của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT VN ngày 05/9/2001.

NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội có trụ sở đặt tại số 217 phố Đội Cấn quận Ba Đình Hà Nội. Sau 6 năm hình thành và phát triển đến nay chi nhánh Bắc Hà Nội đã ngày càng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các phòng ban cũng như của các chi nhánh trực thuộc.

Đến ngày 31 tháng 12 năm 2007: mạng lưới của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội gồm có: 7 phòng ban, 3 chi nhánh và 3 phòng giao dịch trực thuộc.

- Quy mô vốn của Chi nhánh Bắc Hà Nội:

Là một chi nhánh cấp I của NHNo&PTNT VN, chi nhánh Bắc Hà Nội luôn có tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm tương đối ổn định (trên 10%/năm). Tổng nguồn vốn huy động tính đến ngày 31/12/2007 là 5.409 tỷ đồng, dư nợ là 2.052 tỷ.

- Quy mô lao động và trình độ được đào tạo:

Tính đến 31/12/2007 toàn chi nhánh có 152 lao động gồm: 56 lao động nam và 96 lao động nữ. Trong đó có: 2 lao động có trình độ tiến sỹ, 7 lao động là thạc sỹ, 113 lao động có trình độ đại học, 8 lao động trình độ cao đẳng, 18 lao động trình độ trung cấp và 4 lao động chưa qua đào tạo (lái xe).

- Thị phần của NHNO&PTNT Bắc Hà Nội:

Đến thời điểm 31/12/2007, có hơn 500 doanh ngiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và gần 18.000 khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có quan hệ giao dịch với Chi nhánh. Trong đó gần 10.000 khách hàng mở và giao dịch thẻ ATM. Nhìn chung, uy tín và niềm tin của khách hàng đối với chi nhánh đã được nâng lên rõ rệt, nhiều khách hàng lớn đã chủ động lựa chọn Chi nhánh là ngân hàng phục vụ mình.

- Các nghiệp vụ chủ yếu của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội:

Là chi nhánh cấp I thuộc NHNo&PTNT VN_ NHTM hàng đầu, có vốn điều lệ lớn nhất, hệ thống mạng lưới rộng lớn nhất Việt Nam, Chi nhánh Bắc Hà Nội được phép kinh doanh đa năng và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại, gồm: huy động vốn, đầu tư tín dụng, thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh tiền tệ, cho thuê tài chính, làm đại lý và dịch vụ uỷ thác, kinh doanh, môi giới chứng khoán, các dịch vụ khác…

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội

Tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2007 mạng lưới hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội có: 7 phòng ban, 7 chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc.

Tại trụ sở chính 217 Đội Cấn: Ban giám đốc gồm: Tổng giám đốc, các phó giám đốc và dưới là các phòng ban:

- Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại trụ sở chính

- Sơ đồ mạng lưới chi nhánh:

Sơ đồ 2: Mạng lưới chi nhánh của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội

- Cơ cấu nhân sự:

Số lượng người cụ thể của các phòng ban và tại các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh tính đến cuối năm 2007 là:

- Ban giám đốc: 4, Phòng: kế toán – Ngân quỹ: 23, tín dụng: 15, nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: 3, thanh toán quốc tế: 5, thẻ và phát triển sản phẩm dịch vụ: 4, Hành chính nhân sự: 9, Kiểm tra kiểm toán: 4 người

- Chi nhánh: Hoàng Quốc Việt: 20, Nguyễn Văn Huyên: 23, Kim Mã: 24 BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ PHÒNG NGUỒN VỐN & KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG THẺ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI (chi nhánh cấp 1) CHI NHÁNH KIM MÃ CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT CHI NHÁNH NGUYỄN VĂN HUYÊN PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 2 PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 4 PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 5 PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 1

- Phòng giao dịch số 2: 5, số 4: 7, số 5: 6 người.

Nhìn chung chi nhánh đã và đang ngày càng hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức các phòng ban của mình.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội thời gian qua

Trong năm 2007 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội vẫn đạt được những kết quả khả quan.

2.1.3.1 Về công tác huy động vốn

Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội, đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 5.409 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 851 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 18,7%. Trong đó nguồn vốn nội tệ 4.903 tỷ, tăng 807 tỷ so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 90,6% tổng nguồn vốn; nguồn vốn ngoại tệ (quy đổi ra VND) đạt 506 tỷ đồng, tăng 44 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 9,4% tổng nguồn vốn.

2.1.3.2 Về công tác sử dụng vốn

Bên cạnh nghiệp vụ truyền thống và cơ bản là huy động vốn, cho vay và đầu tư cũng là nghiệp vụ chủ yếu, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì đây là hoạt động đem lại thu nhập chính cho ngân hàng.

Bảng 1: Kết quả cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội

(tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay

Doanh số thu nợ Tổng dư nợ Nợ quá hạn 1.632 1.498 1.163,6 18,7 1.780 1.450 1.491 34,8 4.357 3.797 2.052 23,6 148 - 48 327,4 16,1 9,1 - 3,2 28,1 86,1 2.577 2.347 561 - 11,2 144,8 161,8 37,6 -32,2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội)

Từ bảng trên, ta thấy doanh số cho vay: nếu năm 2005, mới chỉ là 1.632 tỷ đồng, năm 2006 là 1.780 tỷ, tăng 9,1% so với năm 2005, thì đến năm 2007 đã lên tới 4.357 tỷ đồng, gấp 2,7 lần năm 2005 và tăng 144,8% so với năm 2006.

Doanh số thu nợ tuy trong năm 2006 giảm 3,2% so với năm 2005, nhưng lại

Tổng dư nợ tính đến ngày 31/12/2007 là 2.052 tỷ đồng, tăng 561 tỷ (tăng

37,6%) so với năm 2006 và vượt 7,6% kế hoạch đề ra.

Thêm nữa, năm 2007 tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ (161,8%) lớn hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay (144,8%) chứng tỏ trong năm 2007 NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ và các văn bản chỉ đạo về công tác tín dụng của NHNo&PTNT VN, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi khoản vay và thu nợ đã được Chi nhánh thực hiện có hiệu quả. Điều này càng thể hiện rõ ở chỉ tiêu nợ quá hạn của Chi nhánh:

Nợ quá hạn của chi nhánh Bắc Hà Nội có xu hướng giảm dần, cụ thể: năm

2007, nợ quá hạn là 23,6 tỷ đồng, giảm 11,2 tỷ so với năm 2006, tốc độ giảm là 32,2% và chiếm 1,15% tổng dư nợ (đạt kế hoạch đề ra là nợ quá hạn < 4% tổng dư nợ). Cho thấy hiệu quả của công tác thẩm định, giám sát và thu nợ của Chi nhánh ngày càng được nâng cao.

Để biết rõ hơn về cơ cấu dư nợ của Chi nhánh Bắc Hà Nội, ta có thể nghiên cứu các số liệu dưới đây:

Phân tích dư nợ phân theo kỳ hạn nợ:

Bảng 2: Dư nợ phân theo kỳ hạn tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội

(tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Dư nợ ngắn hạn 747 64,2 923 62 1.150 56

2. Dư nợ trung, dài hạn 416 35,8 568 38 902 44

Tổng dư nợ 1.163,6 100 1.491 100 2.052 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội)

Từ bảng trên, ta thấy cơ cấu dư nợ của Chi nhánh Bắc Hà Nội đang thay đổi theo xu hướng giảm dần dư nợ ngắn hạn, tăng dần dư nợ trung, dài hạn. Cụ thể:

Dư nợ ngắn hạn: quy mô cho vay, đầu tư ngắn hạn tại Chi nhánh ngày càng

gia tăng, song tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ lại có xu hướng giảm. Năm 2005, dư nợ ngắn hạn đạt 747 tỷ, chiếm 64,2% tổng dư nợ, đến năm 2007, dư nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w