Tình hình thu hồi các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại vcb đồng nai (Trang 57)

Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, chi nhánh linh hoạt trong việc xây dựng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, xử lý tận thu nợ phù hợp với tình hình thực tế. Định hướng chung của chi nhánh trong công tác xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể:

Đối với các nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, cho vay theo sự chỉ đạo của chính phủ, UBND tỉnh Đồng Nai,… ngân hàng đã lập hồ sơ xin xử lý giảm nợ, xóa nợ, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp gửi lên ngân hàng VCB TW xin xử lý.

Đối với các nguyên nhân từ phía khách hàng do thị trường biến động bất lợi, hàng tồn kho ứ đọng chưa thể bán để thu hồi nợ và những nguyên nhân hợp lý khác mà khách hàng có thiện chí để giải quyết nợ nhưng chưa thể thực hiện thì ngân hàng xem xét từng trường hợp cụ thể mà giải quyết như:

 Giảm lãi suất cho vay để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.  Nhận thêm tài sản đảm bảo nợ vay.

 Tổ chức các cuộc thương lượng với các tổ chức tín dụng khác cùng tham gia đầu tư đối với khách hàng để tìm giải pháp cùng tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, có thể tính đến phương án tiếp tục duy trì cấp tín dụng, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn trả nợ vay gốc- lãi nhằm làm giảm áp lực trả nợ, giúp khách hàng có nguồn vốn luân chuyển để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi dần các khoản nợ. Thực tế cho thấy, đối với các khách hàng có thiện chí trả nợ thì biện pháp này đã phát huy hiệu quả tích cực.

 Tìm các đối tác thông qua mối quan hệ ngân hàng để giúp khách hàng bán hàng tồn kho, hàng ứ đọng để thu hồi nợ.

 Thanh lý tài sản đảm bảo nợ để thu hồi nợ.

 Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì yêu cầu thu hồi nợ vay trước hạn.

Nếu do nguyên nhân là khác hàng cố tình lừa đảo hoặc lợi dụng sự tín nhiệm để lừa đảo…thì ngân hàng kiên quyết gửi hồ sơ lên tòa án, viện kiểm sát, chính quyền để giải quyết và xử lý tài sản đảm bảo (nếu có).

Các nguyên nhân khác tùy theo trường hợp mà ngân hàng có biện pháp cụ thể và tùy theo từng đối tượng khách hàng mà ngân hàng có biện pháp xử lý phù hợp.

Đối với các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR, chi nhánh xác định rõ việc sử dụng DPRR để xử lý các khoản nợ xấu là giải pháp để lành mạnh hoá tình hình tài chính, còn ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm kiên trì thu hồi nợ để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất. Do vậy chi nhánh đã thực hiện các biện pháp đồng bộ để thu hồi nợ. Đến cuối năm 2008, số thu hồi nợ của chi nhánh đứng cao nhất toàn hệ thống VCB với tỷ lệ thu hồi là 88,33%, cụ thể như sau:

Bảng 2.9: Tình hình thu hồi nợ sau xử lý bằng DPRR của VCB Đồng Nai Đơn vị tính: triệu đồng

Rủi ro ngân hàng được xử lý 51.807

Thu nợ lũy kế đến 30/06/2007 45.760

Rủi ro ngân hàng được xử lý bằng DP còn đến 31/12/08 6.047

Tỷ lệ thu hồi nợ 88,33%

(Nguồn: VCB Đồng Nai)

Số nợ thu hồi được tập trung ở nhóm khách hàng có nợ khoanh cà phê (công ty XNK Đồng Nai, công ty Tín Nghĩa, công ty Thương mại Đồng Nai). Số nợ khoanh này khoảng 57 tỷ đồng) tập trung vào các công ty kinh doanh xuất khẩu cà phê mà Ngân hàng Ngoại Thương thực hiện việc cho vay theo sự chỉ đạo của Chính phủ thu mua tạm trữ cà phê vào niên vụ năm 2001, nhưng do tình hình cà phê trên thế giới biến động bất lợi, nên được khoanh trong vòng 3 năm từ nguồn vốn của Chính phủ. Đến thời điểm tháng 8/2004 khoản nợ khoanh này đã được xử lý hoàn

toàn ra ngoại bảng và được tiến hành thu dần trong 3 năm, tính đến cuối năm 2008 đã được thu hồi toàn bộ.

Bảng 2.10: Tình hình thu hồi nợ sau xử lý bằng DPRR của các chi nhánh VCB. (Đơn vị tính: Triệu đồng)

Stt Tên Chi nhánh

Rủi ro NH được

xử lý bằng DPRR

theo thông báo

Số thu hồi được Rủi ro NH được xử lý bằng DP còn đến 31/12/2008 Tỷ lệ thu hồi nợ 1 Đồng Nai 51,807 45,760 6,047 88.33% 2 HCM 1,001,582 377,405 624,177 37.68% 3 Sở giao dịch 750,643 264,811 485,832 35.28% 4 Vũng Tàu 238,345 82,601 155,744 34.66% 5 Tân Thuận 255,770 80,138 175,632 31.33% 6 Đà Nẵng 168,920 50,710 118,210 30.02% 7 Cần Thơ 81,506 15,853 65,653 19.45% 8 Nha Trang 280,590 44,997 235,593 16.04% 9 Hà Nội 100,184 12,683 87,501 12.66% 10 Hải Phòng 55,736 3,231 52,505 5.80% 11 Huế 217,002 10,334 206,668 4.76% 12 Bình Dương 20 - 20 0.00% (Nguồn: VCB TW) Nhận xét về tình hình xử lý rủi ro và thu hồi nợ:

Sau xử lý rủi ro, ngân hàng vẫn phải tiến hành nhiều biện pháp để thu hồi nợ. Tuy nhiên việc thu hồi nợ đã xử lý DPRR tại chi nhánh những năm gần đây gặp khá nhiều khó khăn. Các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR còn tồn đọng đến nay đều không còn đối tượng thu hồi nợ, không còn tài sản bảo đảm nên khả năng thu hồi là rất khó khăn, cụ thể như:

- Công ty XNK Đồng Nai : Công ty hiện vẫn đang hoạt động. Tuy nhiên với khoản nợ tồn đọng này công ty chưa có kế hoạch trả nợ do công ty đang tiếp tục gửi kiến nghị lên Bộ Tài chính cho phép xử lý nợ theo thông tư 74/2002/TT-BTC.

- Công ty Trường Thuận - Lâm Đồng : khoản vay không có tài sản đảm bảo, công ty đã giải thể, chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn không còn khả năng thu hồi nợ.

- Công ty cổ phần HCH: Công ty không còn hoạt động, tài sản thế chấp đã phát mãi hết, không còn khả năng thu hồi nợ.

- Võ Thị Lĩnh, Hoàng Đức, Tăng Lý Giềng: Khoản vay không có tài sản bảo đảm, khách hàng đã chết, không còn khả năng thu hồi nợ.

Việc thu hồi nợ bằng cách bán tài sản như nhà và đất, ngân hàng thường gặp khó khăn khi khách hàng chây ỳ và các cơ quan hữu quan chậm trong việc hỗ trợ ngân hàng can thiệp vào khách hàng. Tại chi nhánh đã có trường hợp tòa án ra bản án có hiệu lực pháp luật cách đây gần 4 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể tiến hành phát mãi tài sản để thu nợ do sự chậm trễ của đội thi hành án. Các tài sản khi xử lý nhiều khi không đủ thu hồi nợ do việc định giá ban đầu không phù hợp hoặc do một lý do nào đó mà tài sản không còn giá trị khi phát mãi. Do vậy ngân hàng bị thiệt hại trong trường hợp này.

Trong quá trình xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng, bên cạnh một số thuận lợi, đã và đang tồn tại không ít khó khăn, vướng mắc. Có thể khái quát một số khó khăn vướng mắc như sau:

 Thiếu cơ chế xử lý cho các trường hợp doanh nghiệp vẫn còn tồn tại, thực chất là đã ngưng họat động nhưng không có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; doanh nghiệp đang ngừng họat động để chờ hoàn tất thủ tục chuyển đổi (cổ phần hóa, bán khóan, cho thuê). Tại chi nhánh Đồng Nai có một số trường hợp nợ đã được hạch toán ra ngoại bảng cân đối kế toán đủ năm năm nhưng vẫn chưa được phép xóa do khách hàng tự giải thể, không có quyết định giải thể, phá sản của tòa án theo quy định (trường hợp công ty Trường Thuận – Lâm Đồng)

 Đối với các công ty đang hoạt động, việc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính, các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính, kế toán doanh nghiệp tại quí gần nhất để đánh giá lại nợ tồn đọng là rất khó khăn vì nhiều doanh nghiệp chỉ tồn tại trên danh nghĩa, hoạt động cầm chừng không cần báo cáo này.

 Đối với doanh nghiệp có nhiều nợ tồn đọng tại nhiều ngân hàng nên tiến độ triển khai phụ thuộc vào ngân hàng là chủ nợ lớn nhất của doanh nghiệp.

2.3.4. Đánh giá công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại VCB Đồng Nai.

 Thành công

- VCB TW nói chung và chi nhánh Đồng Nai nói riêng đã có sự quan tâm đúng mức, nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng trong công tác quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng trên toàn hệ thống. Nhiều văn bản hướng dẫn, quy trình, quy định đã được ban hành kịp thời để có sự thấu hiểu và áp dụng thống nhất.

Có thể nói một thành công của chi nhánh trong công tác phân loại nợ thời gian qua là đã vận dụng tốt quy trình và thực hiện phân loại nợ cho kết quả khá chính xác nhờ sự hỗ trợ từ chương trình tin học do chi nhánh tự xây dựng phù hợp với công tác quản lý khách hàng. So với trước đây công tác phân loại nợ hoàn toàn được thực hiện một cách thủ công, tốn rất nhiều thời gian và công sức của cán bộ cũng như không đảm bảo độ chính xác và tiến độ của công tác báo cáo và lên cân đối kế toán, thì nay việc phân loại nợ có thể hoàn tất trong vòng một (01) ngày đầu tháng với độ chính xác cao.

Chi nhánh thực hiện phân loại nợ hàng tháng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.

- Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, Ban Giám đốc chi nhánh đã xây dựng các giải pháp xử lý nợ linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế, cụ thể là:

+ Thành lập Tổ xử lý nợ xấu bao gồm Phó Giám đốc phụ trách công tác quản lý nợ (làm tổ trưởng) và các thành viên khác là trưởng/phó các phòng ban có liên quan đến công tác tín dụng để nắm bắt kịp thời tình hình nợ xấu còn tồn đọng cũng như phát sinh mới, xây dựng các biện pháp cụ thể để xử lý nợ xấu kịp thời. Tổ xử lý nợ họp định kỳ mỗi tháng một lần để đảm bảo việc kiểm tra giám sát các hoạt động xử lý nợ một cách thường xuyên liên tục, kịp thời báo các tình hình lên Ban giám đốc.

+ Định hướng chung của chi nhánh trong công tác xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể. Chủ trương của chi nhánh là đồng hành cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, tư vấn và

phối hợp với khách hàng cũng như với các ngân hàng khác trong việc giải quyết các vướng mắc phát sinh, tùy từng trường hợp để quyết định có tiếp tục cấp tín dụng hay không. Đồng thời chi nhánh cũng kiên quyết xử lý, khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ đối với các khách hàng chây ỳ, thiếu thiện chí.

Với những nỗ lực của như trên, tình hình xử lý các khoản nợ xấu của chi nhánh những tháng gần đây đã có những cải thiện đáng kể. Tính đến cuối tháng 7/2009, tình hình hoạt động của hai khách hàng có dư nợ xấu (nhóm 5) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ xấu toàn chi nhánh (chiếm hơn 90% nợ xấu - được đề cập trong mục 2.3.2.1) đã có tiến triển tốt:

+ Công ty thứ nhất có dư nợ xấu xấp xỉ 340 tỷ đồng đã bán được dự án mới, trả được số nợ lãi tồn đọng hơn 30 tỷ và phần dư nợ gốc quá hạn 50 tỷ. Dự kiến đến tháng 10/2009, sau khi hết thời gian thử thách 3 tháng, dư nợ của công ty này sẽ trở về nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn).

+ Công ty thứ hai có dư nợ nhóm 5 thời điểm cuối 2008 là 46 tỷ đồng. Hiện nay, công ty này đã được sáp nhập vào công ty khác hoạt động trên cùng lĩnh vực sản xuất máy nông nghiệp. Sau một quá trình thương lượng, phía công ty mới đã đồng ý dùng nguồn doanh thu bán hàng để trả dần nợ vay. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ xem xét tăng hạn mức tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tăng thêm của công ty khi nhận sáp nhập công ty mới. Tính đến cuối tháng 7/2009, công ty cũng đã trả hết phần nợ xấu này.

Như vậy, có thể thấy, công tác xử lý nợ xấu của chi nhánh thời gian gần đây đạt được kết quả rất khả quan. Dự kiến tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2009 giảm từ trên 10% xuống dưới 3% tổng dư nợ là hoàn toàn khả thi.

- Về cơ bản, số tiền trích lập DPRR đã theo kịp mức độ rủi ro gia tăng của các khoản nợ, đảm bảo khả năng bù đắp khi có tổn thất xảy ra. Tuy các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng được xử lý bằng DPRR của chi nhánh không lớn nhưng đã phần nào giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính, đưa các khoản nợ xấu ra theo dõi ngoại bảng. Việc sử dụng DPRR để xử lý nợ có sự thảo luận nhất trí của Hội đồng xử lý rủi ro cơ sở (họp mỗi quý/lần) và được tuân thủ đúng theo đúng các quy định hiện hành.

- Việc thu hồi các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR được chi nhánh chú trọng và kết quả thu hồi thời gian qua là khá khả thi. Chi nhánh đã thu hồi được 45,7 tỷ đồng (tính đến thời điểm 31/12/2008) hạch toán vào thu nhập bất thường, là chi nhánh có tỷ lệ thu hồi nợ sau xử lý bằng DPRR cao nhất hệ thống.

Trích lập và sử dụng dự phòng là một giải pháp tốt cho VCB Đồng Nai trên các mặt:

- Xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng. - Nâng cao chất lượng tín dụng.

- Lành mạnh hoá tình hình tài chính, năng cao năng lực cạnh tranh.

- Phù hợp xu hướng quản trị rủi ro trong hội nhập, là lựa chọn lâu dài cho công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng trong thời gian tới.

VCB là ngân hàng Việt Nam tiên phong trong ứng dụng mô hình quản trị rủi ro theo hướng hiện đại và hướng đến chuẩn mực quốc tế với việc phân tách các phòng chức năng theo hướng chuyên môn hóa cao. Đây là mô hình tổ chức khá phổ biến của các ngân hàng trên thế giới. Đặc biệt, VCB đã rất chú trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hỗ trợ các chi nhánh trong công tác phân loại nợ đảm bảo kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro khá chính xác.

Hệ thống thông tin tín dụng ngày càng được hoàn thiện, đã thực hiện cung cấp các thông tin, chuyên đề phân tích về ngành thường xuyên cho các chi nhánh để tăng khả năng nắm bắt thông tin, phục vụ cho công tác quản trị rủi ro và phân loại nợ đối với khách hàng.

 Hạn chế

- Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của một bộ phận mà của tất cả các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng. Theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro chủ yếu do phòng Khách hàng thực hiện bởi đây là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay…nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi. Trong công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng, nhiệm vụ chủ yếu lại do phòng Quản lý nợ thực hiện trên cơ sở thông tin định lượng từ hệ thống có sự phối hợp cung cấp

các thông tin khác của phòng Khách hàng. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy sự phối hợp giữa các bộ phận vẫn còn rất hạn chế, công tác phát hiện rủi ro tín dụng mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (phát

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại vcb đồng nai (Trang 57)