Xuất phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại vcb đồng nai (Trang 49 - 51)

Trước ngày 05 hàng tháng, phòng Quản lý nợ các báo cáo thống kê về phân loại nợ, và lập tờ trình về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của tháng trước. Danh mục các báo cáo bao gồm:

- Báo cáo phân loại nợ và trích lập DPRR.

- Chi tiết phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

- Tài sản bảo đảm tính DPRR.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đề xuất phân loại nợ, trích lập DPRR tín dụng, phòng Quản lý nợ chịu trách nhiệm trình tiếp lên cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó gửi các báo cáo về Hội sở chính.

Theo quy trình phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng hiện đang áp dụng tại VCB, việc phân loại nợ vẫn căn cứ vào các yếu tố định lượng theo điều 6 QĐ 493. VCB đang tiến hành hoàn tất các thủ tục để trình NHNN chấp thuận cho phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493. Theo quy định, để được NHNN chấp thuận, VCB phải hội đủ các điều kiện sau:

- Kết quả xếp hạng tín dụng được Hội đồng quản trị phê duyệt.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng đã được áp dụng thử nghiệm tối thiểu một (01)năm.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro cả khoản nợ của VCB.

- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng quản lý và thu hồi nợ của VCB.

- Hệ thống thông tin có hiệu quả để đưa ra các quyết định, điều hành và quản lý đối với hoạt động kinh doanh, thích hợp với hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ.

- Hàng năm, VCB phải đánh giá lại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách DPRR cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Việc thay đổi, điều chỉnh chính sách DPRR của VCB phải được NHNN chấp thuận bằng văn bản.

VCB đã xây dựng và triển khai ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng từ năm 2003 theo hướng dẫn của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính thuộc Ngân hàng Thế giới (WorldBank). Đến nay, hệ thống xếp hạng nội bộ này đã được chỉnh sửa nhiều lần nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi và các hiệp ước quốc tế mà Việt nam cam kết. Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng được thực hiện theo công văn số 1348/VCB-QLTD ngày 22/12/2003 về việc ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và công văn số 279/VCB.CSTD ngày 09/3/2007 về việc chỉnh sửa hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

Hiện nay, VCB cũng đã ban hành các văn bản liên quan đến công tác phân loại nợ, trích lập DPRR và quản trị rủi ro nhằm xây dựng một khuôn khổ thống nhất về quan niệm, cơ chế hoạt động quản lý, công cụ đo lường và các giới hạn kiểm soát rủi ro cơ bản, cụ thể như:

- “Quy chế phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng” của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. - “Chính sách quản lý rủi ro tín dụng” (Ban hành kèm theo QĐ số 75/QĐ-

VCB.HĐQT ngày 12/3/2009).

- “Quy định của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề” (Ban hành kèm theo QĐ số 106/QĐ-VCB.CSTD ngày 07/4/2009).

- Đồng thời VCB cũng đã xây dựng xong phần mềm nhập Báo cáo tài chính và tình trạng khách hàng phục vụ cho việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và đang trong quá trình chạy thử nghiệm.

Có thể nói VCB đã rất nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro cũng như xây dựng hệ thống công nghệ tiện ích nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của NHNN để được tiến hành phân loại nợ theo phương pháp định tính. Có cơ sở để

tin tưởng rằng, VCB sẽ là Tổ chức tín dụng thứ hai sau BIDV được NHNN chấp thuận cho phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493để đưa công tác phân loại nợ tiệm cận chuẩn mực thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại vcb đồng nai (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)