Phương pháp trích lập dự phòng của các ngân hàn gở Mỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại vcb đồng nai (Trang 28)

Theo các chuẩn mực kế toán tại Mỹ : Không công nhận các khoản tổn thất trước khi cho rằng chúng có thể đã xảy ra, kể cả khi dựa vào kinh nghiệm quá khứ để có thể cho rằng các khoản tổn thất sẽ phát sinh trong tương lai.

Tuy nhiên, các ngân hàng Mỹ trích lập dự phòng để bù đắp cho các khoản tổn thất tín dụng dự tính hiện có dù cho những tổn thất này phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của các ngân hàng. Bộ phận thanh tra thường căn cứ vào hệ thống quản lý và phương pháp đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng và thực hiện đánh giá danh mục cho vay và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của danh mục đó. Nếu nhận thấy số dự phòng cho các khoản tổn thất tín dụng này thấp hơn mức phù hợp, ngân hàng này sẽ phải trích lập thêm dự phòng.

1.3.3. Phương pháp trích lập dự phòng ở Pháp.

Các ngân hàng ở Pháp luôn dự phòng rủi ro cho tất cả các khoản tín dụng. Các chuẩn mực quản trị rủi ro đo lường rủi ro tín dụng theo hướng luôn tồn tại rủi ro trong các khoản cấp tín dụng, cho dù khoản vay đó có suy giảm hay chưa suy giảm khả năng thanh toán. Vì vậy việc trích lập dự phòng được thực hiện ngay từ khi khoản cho vay được bắt đầu và ước tính được cho các tổn thất có thể xảy ra trong dài hạn. Tỷ lệ trích lập tăng dần với khả năng suy giảm của khoản nợ. Mức trích lập khởi tạo tối thiểu là 5% chênh lệch giữa giá trị khoản nợ và tài sản bảo đảm.

Như vậy, việc trích lập DPRR tại các nước có điểm chung là đều dự phòng cho những rủi ro có thể xảy đến trong tương lai. Chính điều này góp phần hạn chế những tổn thất của ngân hàng từ việc cấp tín dụng và đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng. Phương pháp này thường được thực hiện ở các quốc gia phát triển, có thị trường tài chính vững mạnh và hệ thống thông tin tín dụng chuẩn xác.

1.3.4. Bài học kinh nhiệm cho các NHTM Việt Nam.

Các tiêu chí phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro mà các nước đang áp dụng khá rõ ràng, vấn đề còn lại là các NHTM tại Việt Nam phải theo thông lệ quốc tế và ứng dụng việc trích lập vào thực tiễn. Điều này đòi hỏi các NHTM phải vận dụng đúng tinh thần QĐ 493, đồng thời cũng phải học hỏi cách thức và tiêu chí trong đánh giá chất lượng nợ và có những ứng xử khác nhau về xử lý nợ. Trong vận dụng cần sáng tạo hơn, minh bạch hơn khi đánh giá vấn đề nợ suy thoái hoặc nợ có dấu hiệu nghi ngờ; lựa chọn thời điểm thích hợp để trích lập ngay cả khi nợ chưa suy thoái cũng là một cách làm cần học hỏi .

Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước trên đây nằm ở những khu vực có thị trường tài chính vững mạnh, không nên áp dụng cứng nhắc vào tình hình Việt Nam vì có thể làm sai biệt cấu trúc nợ, tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo các qui định mà Basel II đưa ra do không phù hợp với các nước đang phát triển. Cần minh bạch trong cách chuyển nhóm nợ với vấn đề lảng tránh thuế thu nhập doanh nghiệp. Các NHTM nên xây dựng chương trình quản lý riêng về trích lập dự phòng, lập hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng công nghệ quản lý tiên tiến được áp dụng ở các ngân hàng hiện đại trên thế giới.

Tại Việt Nam, với sự ra đời của QĐ 493 (sửa đổi bổ sung bởi QĐ 18) cho thấy quyết tâm của ngành ngân hàng trong việc chuẩn hoá các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế. Có thể nói các quyết định này chưa phải là những chuẩn mực hay thông lệ quốc tế tốt nhất, cao nhất được áp dụng ở các ngân hàng tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Tuy vậy, các quyết định này đã được xây dựng trên những chuẩn mực và thông lệ quốc tế chung nhất, được lựa chọn kỹ lưỡng và vận dụng phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.

Kết luận Chương 1:

Chương 1 đã phân tích và làm rõ khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, nêu bật tính chất rủi ro tín dụng, các nguyên nhân phát sinh rủi ro cũng như các biện pháp xử lý khi xảy ra tổn thất. Đồng thời tác giả cũng trình bày các phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý RRTD theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN.

Chương 1 cũng nêu rõ sự cần thiết phải xử lý RRTD theo thông lệ quốc tế, kinh nghiệm ở một số nước và bài học áp dụng cho Việt Nam trong tình hình hiện nay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB ĐỒNG NAI

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VCB.

Ngày 30 tháng 10 năm 1962 , Hội đồng Chính phủ ban hành QĐ số 115/GP theo đó quyết định thành lập VCB trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). VCB đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)...

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại VCB theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.

Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2008, VCB đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 63 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 209 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ hơn 8000 người. Ngoài ra, VCB còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư …

VCB là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội ngân hàng VN và là thành viên của nhiều hiệp hội tài chính khác như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA), tổ chức thanh toán thẻ quốc tế Amex Express năm 2002. Tính đến thời điểm hiện tại, VCB đã có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và

định chế tài chính tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu .

VCB hiện là NHTM hàng đầu VN trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, VCB tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền

tệ góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Tháng 12 năm 2007, VCB đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu

ra công chúng theo quy định của pháp luật với tổng số cổ phần chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) là 6,5 % vốn điều lệ (tương đương 97.500.000 cổ phần) thông qua Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, chính thức chuyển đổi cơ chế từ DNNN sang cổ phần với tên gọi mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương VN.

Một số kết quả hoạt động chủ yếu trong năm 2008:

- Tổng tài sản của VCB tại thời điểm 31/12/2008 đạt 222 nghìn tỷ VND. - Tổng vốn huy động đạt 193.406 tỷ đồng

- Tổng dư nợ đạt 112.793 tỷ VND (Tỷ lệ nợ xấu 4,6%) - Hệ số an toàn vốn đạt 8,9%.

- Lợi nhuận trước thuế đạt 3.324 tỷ đồng.

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 và phương hướng hoạt động kinh doanh 2009- VCB)

2.2. GIỚI THIỆU VỀ VCB ĐỒNG NAI

2.2.1. Quá trình hoạt động và phát triển của VCB Đồng Nai.

Ngày 01/04/1991 Chi nhánh VCB Đồng Nai (chi nhánh cấp 1 trực thuộc VCB) ra đời và hoạt động trong bối cảnh “sinh sau đẻ muộn” so với các NHTM khác trên địa bàn (như các chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển) nên lượng khách hàng còn rất ít. Ban đầu trụ sở làm việc còn rất khiêm tốn nhưng chỉ trong vài năm gần đây, ngoài trụ sở chính đặt tại trung tâm thành phố Biên Hòa chi nhánh lần lượt mở thêm phòng giao dịch số 1 tại TP Biên Hòa vào năm 1994, thành lập PGD số 2 tại các khu công nghiệp Biên Hòa vào năm 2001 và cho đến năm 2003, thành

lập thêm chi nhánh cấp 2 tại KCN Nhơn Trạch, đồng thời chuyển hình thức hoạt động của PGD số 2 thành chi nhánh cấp 2. Mục tiêu đặt ra đối với PGD và các chi nhánh cấp 2 lúc bấy giờ là vừa thu hút tiền gửi dân cư, vừa phục vụ các DN thuận tiện hơn, đáp ứng hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên từ năm 2007, hai chi nhánh cấp 2 trên đã trở thành chi nhánh cơ sở trực thuộc VCB. Hệ thống VCB không còn phân biệt chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2 mà phân biệt theo chi nhánh có phòng quản lý rủi ro hay không.

Chi nhánh không ngừng phát triển và mở rộng địa bàn hoạt động, chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây (2006-2007), chi nhánh VCB Đồng Nai đã mở rộng các phòng giao dịch tại các huyện như PGD Trảng Bom, PGD Long Khánh, PGD Chợ Sặt, Tân Phong nâng số lượng PGD lên 5 phòng. Đến cuối năm 2008, tổng số lao động của VCB Đồng Nai là 210 người. Mô hình tổ chức gồm: 12 phòng ban, 5 phòng giao dịch.

Là đơn vị tiên phong đổi mới mô hình quản trị của VCB trong việc chuyển từ mô hình “quản trị theo sản phẩm” sang áp dụng mô hình “quản trị theo định hướng khách hàng kết hợp sản phẩm”.

Thời gian qua trên cơ sở đầu tư công nghệ của cả hệ thống, VCB Đồng Nai đã tập trung phát huy các ưu thế để nâng cao chất lượng dịch vụ, trên cơ sở đó đã thực hiện thành công định hướng huy động vốn tập trung từ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thực hiện mục tiêu phát triển ngân hàng đa năng, đa sản phẩm trên nền tảng công nghệ hiện đại, hệ thống thanh toán điện tử toàn cầu SWIFT, VCB-oline…; VCB Đồng Nai đã triển khai mạnh mẽ và phát triển nhanh chóng các sản phẩm dịch vụ chuyển tiền điện tử, các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế và thẻ connect 24/24 ( thẻ ATM), các dịch vụ phonebanking, E-Banking thu hút hàng chục nghìn khách hàng thuộc mọi thành phần..

VCB Đồng Nai là chi nhánh NHTM nhà nước đi tiên phong trong hệ thống cũng như trên địa bàn trong việc đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung, các doanh nghiệp nước ngoài. Chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng lớn và có tiềm lực về tài chính mạnh, có uy tín trên thị trường quốc tế đến giao dịch về tiền

gởi, tín dụng, thanh toán quốc tế và nội địa ngày càng nhiều.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của chi nhánh thời gian qua.

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Lợi nhuận (tỷ VND) 49.92 57.79 81.36 102 105 47 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 40.3% 15.8% 40.8% 25% 3% -55%

(Nguồn: VCB Đồng Nai- báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh gửi VCB TW)

Giai đoạn trước năm 2007, chi nhánh có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, trung bình tăng 30%/năm, tương ứng với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế có sự tăng trưởng nóng. Tuy nhiên, năm 2008 do những biến động khó khăn của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng nên nợ xấu phát sinh cao dẫn đến chi phí trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng cao. Do vậy lợi nhuận có sự sụt giảm lớn (giảm 55% so với năm 2007).

Nhìn một cách tổng thể, thu nhập của chi nhánh vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng, thu từ lãi cho vay chiếm đến hơn 90% tổng thu nhập. Với nhiều khách hàng lớn, chi nhánh thường phải thực hiện miễn giảm các loại phí giao dịch để thu hút khách hàng giao dịch trọn gói, nhất là các giao dịch tiền gửi và tín dụng.

> Những thuận lợi và khó khăn của VCB Đồng Nai trong thời gian qua.

 Thuận lợi:

- Nền kinh tế cả nước nói chung và Tỉnh Đồng Nai nói riêng phát triển nhanh chóng và ổn định tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển.

- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với bề dày truyền thống. Uy tín và danh tiếng thương hiệu VCB đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.

- Được sự hỗ trợ và đầu tư hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

- Mạng lưới chi nhánh được mở rộng, đội ngũ công nhân viên trẻ được tăng cường, có trình độ, nhiệt huyết.

Khó khăn.

- Các ngân hàng thương mại Nhà nước, cổ phần, chi nhánh Ngân hàng liên doanh nước ngoài, ngân hàng ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, không chỉ là công tác huy động vốn (lãi suất huy động), cho vay mà họ còn đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, liên tục đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng hấp dẫn khách hàng.

- Khó khăn trong việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế trong các doanh nghiệp có quan hệ với các ngân hàng nước ngoài – ngân hàng mẹ của doanh nghiệp;

- Thiếu các thông tin và dữ liệu một cách hệ thống trong việc thẩm định đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn và các ngành đầu tư tập trung.

- Tình hình bất ổn của nền kinh tế vĩ mô thời gian gần đây cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại VCB Đồng Nai. Bảng 2.2. Tình hình dư nợ tín dụng: Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu/năm 2004 2005 2006 2007 2008 Dư nợ VCB ĐN 3,124,055 3,541,437 4,323,920 4,413,731 3,858,928 Ngắn hạn quy VND 2,185,029 2,554,714 3,269,483 3,367,725 2,980,668 Tỷ lệ % ngắn hạn/tổng dư nợ 70% 72% 76% 76% 77% Trung dài hạn 939,026 986,723 1,054,437 1,046,006 878,260

Tỷ lệ % trung dài hạn/tổng dư nợ

30% 28% 24% 24% 23%

Tốc độ tăng trưởng dư nợ

33.5% 14.3% 21% 3% -12%

Tổng dư nợ trên điạ bàn 11,548,557 12,705,957 18,705,957 23,426,700 27,261,413

% dư nợ VCB 27% 28% 23% 19% 14%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết gửi VCB TW)

- Về tốc độ tăng trưởng tín dụng: Giai đoạn trước năm 2007 là giai đoạn hoạt động của VCB Đồng Nai đã có những bước phát triển mang tính đột phá, đặc biệt là trong công tác tín dụng, biểu hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:

Dư nợ tín dụng tăng trưởng cao và ổn định (bình quân 20%/năm), an toàn tín dụng được đảm bảo. Doanh số cho vay và dư nợ tín dụng năm 2007 tăng gần gấp 4 lần so với năm 2001.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trong năm 2007 so với năm 2006 thấp là do việc tách hai chi nhánh của VCB Đồng Nai là chi nhánh KCN Biên Hòa và Chi nhánh KCN Nhơn Trạch, dẫn đến việc tách dư nợ cho hai chi nhánh.

Tuy nhiên, hoạt động của chi nhánh trong năm 2008 có những bước sụt giảm so với các năm trước, cụ thể là dư nợ năm 2008 giảm so với năm 2007 (chỉ đạt 88%

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại vcb đồng nai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)