Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các ban ngành có liên quan.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp docx (Trang 58 - 64)

III/ Tổng nguồn vốn huy

3.4.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các ban ngành có liên quan.

b/ Nguyên nhân chủ quan.

3.4.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các ban ngành có liên quan.

Ngân hàng với khách hàng, vì thế thái độ và phong cách phục vụ rất quan trọng. Nhận thức được vấn đề này Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định trong những năm qua luôn quan tâm hướng dẫn các nhân viên có thái độ niềm nở, nhiệt tình với khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái và an tâm khi đến với Ngân hàng. Nhưng để có kết quả tốt hơn nữa, Ngân hàng nên yêu cầu các nhân viên của mình luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp, học hỏi các quy tắc xử sự với khách hàng trong mọi tình huống, tránh gây căng thẳng và khó chịu ở khách hàng.

Ngoài ra Ngân hàng cần có những quy định chặt chẽ về tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên Ngân hàng như: luôn đúng giờ, luôn mặc đồng phục theo đúng quy định… để tạo hình ảnh đẹp về Ngân hàng.

Ngoài ra để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định thì chi nhánh cần phải chú ý đến năng lực tài chính, uy tín của khách hàng, thực hiện tốt công tác Marketing; tuyên truyền, quảng cáo về hình ảnh của chi nhánh cũng như các dịch vụ mà chi nhánh có thể cung cấp; mở rộng và phát triển thêm mạng lưới chi nhánh ra ngoài thành phố Nam Định để thu hút thêm dân cư có giao dịch với Ngân hàng...

3.3. Một số kiến nghị.

3.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các ban ngành có liên quan. quan.

3.4.1.1. Kiến nghị chung về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Xã hội càng phát triển, thu Ngân hàngập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu và khối lượng dịch vụ được sử dụng ngày càng lớn. Do đó, nếu không triển khai đồng bộ các biện pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt thì khối lượng thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt ngày càng tăng, sẽ gây thêm nhiều áp lực cho xã hội, nhất là cho các Ngân hàng, ảnh hưởng đến văn minh của xã hội và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Chính vì thế, cần đưa chính sách thanh toán không dùng tiền mặt thành một chính sách Nhà nước chứ không chỉ ở phạm vi của ngành. Khi đưa thanh toán không dùng tiền mặt thành chính

sách Nhà nước thì việc bắt buộc mở và sử dụng tài khoản trong kinh doanh sẽ trở thành nguyên tắc, từ đó Nhà nước dễ kiểm tra việc chấp hành Thuế của mọi thành phần.

Cần phải quy định một số khoản bắt buộc thanh toán qua Ngân hàng, bắt đầu từ các doanh nghiệp và tư nhân. Hầu như các đối tượng này đều có mở tài khoản tại Ngân hàng, nhưng do nhiều lý do khác nhau vẫn thường xuyên thanh toán bằng tiền mặt. Vì vậy, Chính phủ nên quy định một số khoản thanh toán ở một mức độ nào đó phải bắt buộc thanh toán qua Ngân hàng, ví dụ như đối với những khoản thanh toán có nguồn gốc từ việc chi tiêu công, các khoản chi mà nguồn tiền được lấy từ NSNN như: Thanh toán xây dung cơ bản, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ phục vụ công cộng....mà các khoản thanh toán đó có nguồn gốc từ chi tiêu công thì nên bắt buộc thanh toán qua Ngân hàng. Vì như vậy Nhà nước có thể kiểm soát chặt chẽ được những chi tiêu của mình để nhằm tránh những thất thoát lãng phí và tránh được tiêu cực xảy ra như tham ô hối lộ…Ngoài ra đối với các đoíi tượng có mức thu nhập ổn định theo tháng, theo kỳ, việc trả lương sẽ qua tài khoản cá nhân. Chẳng hạn với thu nhập ổn đinh 5 triệu đồng/ tháng trở lên phải mở tài khoản cá nhân, thanh toán chuyển khoản qua KBNN và các NHTM. Các khoản: Tiền điện, tiền nước, phí điện thoại.... có tính chất định kỳ nên được thanh toán qua Ngân hàng.

Hoàn thiện các văn bản pháp quy có liên quan đến quyền và trách nhiệm của chủ tài khoản trước pháp luật trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán, đảm bảo an toàn, tiện lợi và nhanh chóng. Sớm ban hanh Luật thanh toán để xử lý tổng thể phạm vi, đối tượng thanh toán; các chủ thể tham gia thanh toán.... Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thanh toán tập trung, hiện đại; đẩy nhanh và mở rộng giao dịch một cửa ở tất cả các chi nhánh NHTM chỉ thực hiện thanh toán thẻ do Ngân hàng mình phát hành. Tập trung vào phát triển các loại hình dịch vụ thẻ như: Thẻ ATM, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng ....

Ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại các chế độ, thể lệ về thanh toán, đặc biệt là về thanh toán bằng hình thức thư tín dụng trong nước. Khách hàng từ lâu đã rất ít sử dụng công cụ thanh toán này vì quy định khá phức tạp, khó hiểu, nó không phù hợp với nhu cầu trong nước. Vì vậy nên loại bỏ hẳn, nếu không thì cần phải có quy định riêng về TTD trong nước đẻ tạo cho khách hàng sự thuận lợi khi sử dụng công cụ thanh toán này.

Bộ Tài chính nên xem xét miễn giảm thuế các hoạt động dịch vụ của NHTM hiện nay, tạo điều kiện cho Ngân hàng tích luỹ tài chính, đầu tư phát triển dịch vụ, đồng thời bù đáp các chi phi tốn kém mà phí dịch vụ thu được không đủ để bù đắp.

Nghị định 64/2001/NĐ-CP có đề cập đến việc sử dụng chứng từ điện tử nhưng hiện nay chứng từ điện tử vẫn chưa được áp dụng có hiệu quả và rộng rãI. Vì vậy để việc sử dụng chứng từ điện tử thay chứng từ giáy có hiệu quả, NHNN càn sớm ban hành các quyết định hướng dẫn cụ thể, chi tiết về chứng từ điện tử, đặc biệt trong lĩnh cực thanh toán quốc tế.

3.4.1.2. Các kiến nghị về Séc.

Để tạo lập cơ sở pháp lý cho việc sử dụng Séc tại Việt Nam và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Nghị định, Thông tư như: Nghị định 30/CP ngày 09/05/1996 về quy chế phát hành và sử dụng Séc, Thông tư 07/TT-NHNN ngày 27/12/1996 nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị định 30/CP. Gần đây nhất, vào ngày 10/12/2003 Chính phủ ban hành Nghị định 159/2003/NĐ-CP về cung ứng và sử dụng Séc, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/04/2004.

Nhưng theo số liệu thống kê của NHNN về thực tế sử dụng Séc cho thấy thanh toán bằng Séc chỉ chiếm 5% số món cũng như số tiền trong tổng TTKDTM. Cuối năm 2002 cả nước có khoảng 586.540 tài khoản cá nhân với số dư tiền gửi là 7.208 tỷ đồng, nhưng phần lớn các tài khoản này không hoạt động.

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về Séc trong thời gian qua, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

* Thời hạn hiệu lực của Séc.

Theo Nghị định 30/CP thời hạn xuất trình của Séc là 15 ngày, nhưng ở Nghị định 159/2003/NĐ-CP thì thời hạn xuât trình của Séc là 30 ngày, 30 ngày có thể là dài vì như thế sẽ không khuyến khích người thụ hưởng nhanh chóng nộp Séc vào Ngân hàng để thanh toán.

Trong xu hướng phát triển hiện nay, đặc biệt trong phát triển trung hạn cần điều chỉnh thời hạn thanh toán Séc xuống từ 10 - 12 ngày trong nửa cuối của thập niên, tiến tới chỉ còn 8 ngày từ năm 2010. Có như vậy mới nhanh chóng đẩy nhanh tốc độ thanh toán

Séc qua Ngân hàng, từ đó đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả khách hàng và Ngân hàng.

* Mẫu Séc.

Mẫu Séc hiện nay có kích cỡ khá nhỏ so với yêu cầu nên việc ghi đầy đủ nội dung của tờ Séc với nhiều người dân là khó khăn. Do đó, tờ Séc cần được thay thế về kích cỡ, về các yếu tố trên tờ Séc; đặc biệt nên in những quy định cơ bản về nội dung tờ Séc lên bìa của quyển Séc để khách hàng tiện trong sử dụng hơn. Mẫu Séc mới phải phù hợp và đơn giản hơn để mọi đối tượng khách hàng đều có thể sử dụng dễ dàng, ví dụ như người phát hành Séc chỉ cần ghi 3 dòng quan trọng nhất là số tiền, tên người (đơn vị) thụ hưởng và ký tên người ký phát, còn các tiêu chí khác được in sẵn hoặc coi là phụ.

* Địa điểm xuất trình Séc.

Theo Nghị định 159/2003/NĐ-CP tại chương 4 điều 26 khoản 3 quy định, địa điểm xuất trình để yêu cầu thanh toán Séc là địa điểm ghi trên tờ Séc, nếu không ghi thì địa điểm thanh toán sẽ là địa chỉ của người thực hiện thanh toán hoặc là tại trụ sở chính của người thực hiện thanh toán. Đây là một quy định gây khó khăn cho Ngân hàng, không phù hợp với thực tế. Vì thế nên điều chỉnh khoản 3 này thành: địa điểm xuất trình để yêu cầu thanh toán là địa điểm ghi trên Séc, nếu không ghi thì địa điểm thanh toán sẽ là địa chỉ của người thực hiện thanh toán hoặc bất kỳ chi nhánh nào của người thực hiện thanh toán.

* Quyền lợi của người thụ hưởng Séc.

Theo quy định, nếu chữ ký của người ký phát không đúng với chữ ký mẫu đăng ký tại nơi mở tài khoản thì tờ Séc không có hiệu lực, điều này làm ảnh hưởng đến quyền loqị của người thụ hưởng vì người thụ hưởng không biết được người ký phát có ký đúng chữ ký mẫu đã đăng ký hay không.

Quy định này đúng với thông lệ quốc tế, nhưng tại Việt Nam chưa tạo lập được điều kiện để kiểm tra chữ ký của người phát hành; do vậy, trước mắt cần phảI bổ sung thêm điều khoản về các hành vi bị nghiêm cấm tại điều 44 chương 9 như sau: Cấm cố ý phát hành tờ Séc có chữ ký khác với chữ ký đã đăng ký tại Ngân hàng (tại tổ chức thực hiên thanh toán). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần tiến hành ban hành Luật Séc để chuẩn hoá việc sử dụng Séc ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế.

Nhanh chóng thành lập trung tâm thanh toán bù trừ Séc để điều phối các quan hệ thanh toán Séc.

Cần phải có những quy định rõ ràng để xử lý việc vi phạm những quy định trong thanh toán Séc, vi phạm thế nào thì bị xử phạt hành chính, vi phạm như thế nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời phải quy định rõ mức phạt đối với tong hành vi vi phạm cụ thể cả về số tiền phạt cũng như lãI suet phạt là bao nhiêu.

Riêng đối với Séc bảo chi, trong Nghị định quy định người phát hành phảI đến Ngân hàng làm thủ tục chuyển số tiền định phát hành Séc bảo chi lưu ký vào một tài khoản nhất định. Nhưng với trình độ khoa học công nghệ hiện nay, việc quản lý, theo dõi hoàn toàn trên máy tính và đã có quy chế về chứng từ điện tử thì không cần thiết phải làm như vậy. Việc quản lý số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng có thể được thực hiện trên cùng một tài khoản bằng cách khoá số dư trên tìa khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng để đảm báo Séc bảo chi, điều này sẽ giúp Ngân hàng đỡ công đoạn phải có bút toán chuyến khoản mà đồng thời vẫn quản lý được Séc bảo chi.

3.4.1.3. Kiến nghị đối với Uỷ nhiệm chi – Séc chuyển tiền.

Uỷ nhiệm chi là phương tiện gắn liền với chuyển tiền diện tử trong cùng hệ thống hoặc trong hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng. Nhìn chung, phương tiện này được khách hàng ưa dùng vì thời gian thanh toán nhanh, nhưng để nó hoàn thiện hơn các Ngân hàng phải nhanh chóng là thnàh viện trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng, thì mới đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi ngày một cao của các khách hàng.

Uỷ nhiệm chi là phương thức thanh toán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng phương tiện thanh toán. Vì vậy, để hình thức thanh toán này ngày càng phát triển và hoàn thiện thì cần phải điều chỉnh một số vấn đề sau:

Khi đơn vị mua đã lập UNC để thanh toán, nếu trên tài khoản không còn tiền hoặc không đủ tiền thì Ngân hàng không nên trả lại UNC mà cho thanh toán ngay số tiền còn trên tài khoản và giữ lại để theo dõi, đồng thời có các quy định về tính phạt chậm trả, phạt phát hành quá số dư.

Cần quy định cụ thể các hình thức xử phạt khách hàng nếu khách hàng có vi phạm, về phát hành quá số dư thì mức phạt được tính theo công thức:

(Số tiền trên UNC- số dư tài khoản)*Số ngày chậm trả*Lãi suất nợ quá hạn 360 ngày

Với các khoản phải thanh toán thường xuyên, đều đặn như: Tiền điện, tiền nước, phí điện thoại.... của các doanh nghiệp nên quy định bắt buộc phải thanh toán qua Ngân hàng bằng UNT. Như vậy, hàng tháng thay vì phải đến nơi cung cấp các dịch vụ điện, nước, điện thoại.... để trả tiền, khách hàng chỉ cần uỷ nhiệm cho Ngân hàng tự động trích chuyển từ tài khoản của mình để thanh toán cho các tổ chức cung ứng dịch vụ nói trên, khi đó, lượng tiền mặt trong lưu thông giảm đi rất nhiều.

UNC là do người mua lập để trả tiền cho người bán, do đó, để đảm bảo quyền lợi của người bán nên quy định: Người mua phải lập UNC gửi đến Ngân hàng chậm nhất là 2 ngày sau khi nhận được hàng để trả tiền cho người bán.

Còn đối với Séc chuyển tiền, nên rút ngắn hiệu lực của Séc chuyển tiền xuống còn 15 ngày để đảm bảo chứng từ được luân chuyển nhanh chóng.

3.4.1.4. Kiến nghị đối với Uỷ nhiệm thu.

ở chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định hai năm gần đây hình thức thanh toán bằng UNT hầu như rất ít được sử dụng. Để hình thức thanh toán này phát huy được ưu điểm của mình và được khách hàng sử dụng nhiều hơn thì hình thức thanh toán bằng UNT, thì cần phải có những quy định đối với các tố chức cung ứng hàng hoá, dịch vụ về việc sử dụng UNT, chẳng hạn quy định khi người bán và người mua tiến hành giao dịch cần ký thoả thuận với nhau là sẽ thanh toán bằng UNT qua Ngân hàng.

Để khuyến khích khách hàng sử dụng UNT. Bộ Tài chính nên xem xét giảm Thuế giá trị gia tăng cho các đối tượng tham gia thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng UNT.

3.4.1.5. Kiến nghị đối với Thẻ thanh toán.

Phương thức thanh toán này mới được áp dụng tại chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định nên hầu như chưa được sử dụng rộng rãi; tuy nhiên, qua một số thăm dò, thử nghiệm, kết quả đạt được rất khả quan, khuyến khích phát triển một thị trường đầy hứa hẹn. Dưới đây là một số kiến nghị chung cho phương thức Thẻ thanh toán hiện đang sử dụng tại Việt Nam:

Tăng số các Ngân hàng phát hành Thẻ thanh toán để khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn; đa dạng hoá các loại Thẻ thanh toán như: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ rút tiền mặt, thẻ phát hành Séc.... ; có các mức quy định tối thiểu khác nhau về số tiền mở tài khoản sử dụng Thẻ để phù hợp với các mức thu nhập khác nhau của người dân; từ đó khuyến khích, thu hút người dân sử dụng Thẻ ngày càng nhiếu hơn.

Nhanh chóng xây dựng, phát triển thêm nhiều cơ sở chấp nhận thanh toán Thẻ, đặc biệt là ở những thành phố có nhiều khách du lịch như: Huế, Đà Lạt, Nha Trang, Quảng Ninh....

Hệ thống Ngân hàng cần phải mạnh dạn đột phá phát triển cơ sơ hạ tầng, kỹ thuật phục, cho việc mở rộng và phát triển Thẻ, tạo thuận lợi cho việc sử Thẻ của người dân, giúp cho người dân nhận thấy thanh toán bằng Thẻ là thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

NHNN cần bổ sung các văn bản pháp lý quy định việc cung cấp dịch vụ ATM nhằm tạo một hành lang pháp lý chung về xử lý các giao dịch tại máy ATM, cơ chế thanh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp docx (Trang 58 - 64)