Thực trạng vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp docx (Trang 43 - 47)

III/ Tổng nguồn vốn huy

2.3.2. Thực trạng vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định.

nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định.

Công cụ thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng chủ yếu ở chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định là Séc và Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền; còn Uỷ nhiệm thu, thư tín dụng và thẻ thanh toán thì sử dụng hầu như rất ít. Cụ thể như sau:

2.3.2.1. Hình thức thanh toán bằng Séc.

Séc là công cụ thanh toán tiên tiến nhất trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt truyền thống của NHTM. Được áp dụng phổ biến với nhiều ưu điểm thuận lợi cho cả người mua và người bán, Séc tạo ra sự vận động tương đối đồng thời giữa hàng hoá và tiền tệ. Mặc dù, Séc đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, song đối với Việt Nam, việc thanh toán bằng Séc trong tầng lớp dân cư còn là điều khá mới mẻ.

Qua khảo sát thực tiễn, tình hình thanh toán bằng Séc tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định hiện nay còn thấp, cụ thể là:

Bảng số 2.7. Tình hình thanh toán bằng Séc tại chi nhánh Ngân hàng Công thương

tỉnh Nam Định. Đợn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004/2003 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Thanh toán bằng Séc 30.189 1,48% 34.703 1,30% +4.514 +14,95%

Thanh toán không dùng tiền mặt

2.034.336 100% 2.669.681 100% +635.345 +31,23%

Nguồn:Báo cáo các phương tiện thanh toán tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định năm 2003 – 2004.

Ta thấy, tổng doanh số thanh toán bằng Séc năm 2003 là 30.189 triệu đồng, đạt 1,48% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt. Sang năm 2004, tổng doanh số thanh toán bằng Séc là 34.703 triệu đồng, tăng 4.514 triệu đồng so với năm 2003, song chỉ chiếm tỷ trọng 1,30% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt. Như vậy, thanh toán bằng Séc có tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt.

Rõ ràng, thanh toán bằng Séc chưa được các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và dân cư chấp nhận và sử dụng, nó chưa trở thành công cụ thanh toán phổ biến và thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của dân cư. Điều đó chứng tỏ, bên cạnh những ưu điểm của Séc là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí trong các khâu in ấn tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền… thì thanh toán bằng Séc vẫn còn hạn chế: Mức thu nhập của đại bộ phận những người dân còn thấp, phạm vi thanh toán Séc còn hẹp nên tính khuyến khích sử dụng Séc bị hạn chế, thời hạn hiệu lực thanh toán Séc dài gây khó khăn trong việc kiểm soát và hạn chế sự thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn. Mặt khác, khách hàng có thể lợi dụng phát hành Séc khống hoặc phát hành quá số dư (trong trường hợp Séc không được bảo chi) để chiếm dụng vốn hợp lý.

Nhưu vậy, để đẩy mạnh thanh toán bằng Séc trong dân cư cần có nhiều biện pháp, trong đó cần phải bổ sung quy định chặt chẽ về hạch toán Séc để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, giúp cho việc kiểm soát được dễ dàng, đả bảo an toàn tài sản trong khâu thanh toán.

2.3.2.2. Hình thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền.

Uỷ nhiệm chi là hình thức thanh toán được ưa chuộng nhất trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Nó được áp dụng rộng rãi trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hay chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng hay giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Bảng số 2.8. Tình hình thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi tại chi nhánh Ngân hàng Công

thương tỉnh Nam Định. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004/2003 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi 1.258.956 61,89% 2.440.307 91,41% +1.181.351 +93,84% Thanh toán không dùng tiền mặt 2.034.336 100% 2.669.681 100% +635.345 +31,23%

Nguồn:Báo cáo các phương tiện thanh toán tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định năm 2003 – 2004.

Qua số liệu trên ta thấy, tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định Uỷ nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng nhất vì tính thuận tiện, an toàn của nó, ít phiền hà trong thủ tục phát hành, phạm vi thanh toán trên toàn quốc và phí hợp lý.

Năm 2004, tỷ trọng thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi tăng mạnh so với năm 2003 là 93,84%; đạt 2.440.307 triệu đồng và chiếm tới 91,41% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định.

Sở dĩ Uỷ nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được khách hàng ưa chuộng nhất là bởi vì:

+) Uỷ nhiệm chi có tính an toàn cao. Người phát hành là người ra lệnh chi tiền từ tài khoản của mình, và họ chỉ có thể lập Uỷ nhiệm chi khi trên tài khoản có đủ số dư. Điều

này đảm bảo tính an toàn cho cả Ngân hàng và khách hàng, tránh trường hợp khách hàng phát hành quá số dư khi sử dụng Séc.

+) Uỷ nhiệm chi rất đơn giản khi sử dụng và đơn giản khi phát hành. Mẫu Uỷ nhiệm chi có thể được Ngân hàng bán rất đễ dàng và không cần quản lý chặt chẽ để chống mất cắp, ngoài ra, người phát hành cũng có thể tự lập Uỷ nhiệm chi trên giấy theo mẫu mà không cần mua của Ngân hàng.

+) Uỷ nhiệm chi không bị giới hạn trong phạm vi thanh toán mà có thể thanh toán trong toàn quốc.

Mặt khác, việc áp dụng công nghệ thông tin vào thanh toán càng làm cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn.

Séc chuyển tiền hiện không còn được sử dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định bởi không có khách hàng nào có nhu cầu sử dụng Séc chuyển tiền. Sở dĩ như vậy là do:

+) Phạm vi sử dụng của Séc chuyển tiền quá hạn hẹp, chỉ được sử dụng trong cùng một hệ thống Ngân hàng.

+) Rủi ro dễ xảy ra bởi khách hàng có thể làm mất Séc.

+) Thời hạn thanh toán quy định là 30 ngày nên dù không có nhu cầu khách hàng cũng phải rút tiền truớc ngày Séc hết hiệu lực. Ngoài ra, khách hàng phải đến đúng Ngân hàng cùng hệ thống với Ngân hàng phục vụ mình thì mới được rút tiền, điều này rất gây bất tiện cho khách hàng.

Chính vì những hạn chế như trên mà Séc chuyển tiền đã không còn được sử dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định.

2.3.2.3. Các hình thức thanh toán khác.

Công cụ thanh toán không dùng tiền mặt ở chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định được khách hàng sử dụng chủ yếu là Séc và Uỷ nhiệm chi, còn các hình thức thanh toán khác như: Uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ thanh toán được sử dụng rất ít, cụ thể như sau:

Hình thức thanh toán Uỷ niệm thu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 2003, phát

sinh 2 món Uỷ nhiệm thu với doanh số phát sịnh là 50 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,0025% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 2004, Uỷ nhiệm thu có 9 món, doanh số phát sinh là 354 triệu đồng, chiếm 0,017% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt. Còn những năm trước nữa như năm 2002 và năm 2001 không có món Uỷ nhiệm thu nào phát sinh.

Nguyên nhân có thể là do thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu phức tạp, nó có được chi trả hay không phụ thuộc cả vào thiện chí và khả năng thanh toán của người trả tiền. Uỷ nhiệm thu nói chung chỉ đuợc sử dụng để thanh toán các hàng hoá, dịch vụ cung cấp thường xuyên và cố định như trả tiền điện, nước, điện thoại… vì thế mà giá trị bình quân thấp so với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác.

Đối với thư tín dụng (L/C), năm 2004 tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định mở 312 L/C nhập khẩu với giá trị 21.914.196 USD. Sở dĩ phương thức thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng nhỏ trong thanh toán không dùng tiền mặt là bởi vì đây là phưong thức thanh toán phù hợp với những hợp đồng mua – bán, xuất – nhập khẩu có khối lượng lớn giữa các quốc gia với nhau, song đối với nèn kinh tế tỉnh nhà còn chưa đủ lớn mạnh để hội nhập với nền kinh tế trên thế giới và trong khu vực thì phương thức này sẽ ít được sử dụng.

Đối với thẻ thanh toán: Đây là một dịch vụ hoàn toàn tự động và mới được triển khai tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định từ năm 2004 nên còn mới lạ với đa số người dân. Chính vì thế hình thức thanh toán này được sử dụng rất ít.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp docx (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)