Định hướng để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp docx (Trang 54 - 55)

III/ Tổng nguồn vốn huy

b/ Nguyên nhân chủ quan.

3.2. Định hướng để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định

sạch, vững mạnh, góp phần không nhỏ vào xây dựng tỉnh nhầngỳ một giàu đẹp và văn minh hơn.

3.2. Định hướng để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định. Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định.

Giai đoạn chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2001-2010) của Đảng và nhà nước ta là giai đoạn có tính chất quyết định cho quá trình phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam trong vòng xoáy khách quan của các chuyển động hội nhập và toàn cầu hoá. Các nguồn vốn vận động trong từng quốc gia cũng như giữa các quốc gia ngày càng đa dạng hơn, do đó vấn đề an ninh tài chính cũng phức tạp hơn. Tuy nhiên, do tác động của công nghệ mới và mặt tích cực của quá trình hội nhập chắc chắn sẽ góp phần đơn giản hoá các công cụ và phương thức luân chuyển vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư và lưu thông hàng hoá. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung, Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang vận động để chuyển mình theo kịp với dòng chảy mạnh mẽ của nền kinh tế – tài chính thế giới.

Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ngày cang đòi hỏi phải đẩy mạnh, đẩy nhanh tốc độ thanh toán cũng như mở rộng các tiện ích, bảo đảm quá trình thanh toán thuận tiện và an toàn, giảm thiểu chi phí thanh toán.

Trên cơ sở đó đã mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt ra bộ phận dân cư có thu nhập khá. ở thành thị, đó là những người có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công hoặc kinh doanh hộ gia đình. ở khu vực nông thôn tập trung vào những người co thu nhập cao, ở những nơi có mạng lưới Ngân hàng hoạt động. Dần dần hình thành thói quen sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, đồng thời mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong nền kinh tế thị trường Việt Nam. Vì vậyphải tạo nhu cầu cũng như thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực này. Làm như vậy sẽ giảm đáng kể khối lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần làm trong sạch đồng tiền Việt Nam, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn cũng như hàng hoá trong nền kinh tế.

Để có thể mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt, đòi hỏi tất yếu phải hoàn thiện hơn nữa các hình thức thanh toán truyền thống, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, hiện đại, tiện ích hơn, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vì vậy cần đầu tư mở rộng vào một số vấn đề sau:

- Séc và thẻ điện tử phải có phạm vi thanh toán rộng, thuận tiện cho dân cư,

- Sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử thay thế dần dần các chứng từ giấy, góp phần đơn giản hoá quy trình, thủ tuch thanh toán, tiết kiệm thời gian công sức cho cả Ngân hàng và khách hàng,

- Tăng cường uỷ nhiệm thanh toán định kỳ dài hạn, phối kết hợp với các tổ chức có nguồn thu thường xuyên, lớn bằng tiền mặt như Kho bạc nhà nước, thuế, bảo hiểm, điện, nước… Các đơn vị này cần sẵn sàng nối mạng và tham gia chương trình thanh toán điện tử, chấp nhận thanh toán thẻ, khuyến khích khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt rộng rãi trong dân cư,

- Thành lập các trung tâm thanh toán Séc, thanh toán thẻ để đẩy nhanh tốc độ thanh toán trong nền kinh tế.

Trên đây là một số định hướng để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định. Để thực hiện những định hướng trên cần phải có những giải pháp nhất định. Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định kết hợp với kiến thức được học trong nhà trường, em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp docx (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)