Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ NH.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Như Xuân Tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 50 - 53)

2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD tại NHNo&PTNT huyện Như Xuân.

2.4.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ NH.

- Trước hết phải bố trí CB có đủ năng lực, trình độ làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Hiện nay NHNo&PTNT huyện Như Xuân chưa có cán bộ làm công tác này chuyên trách, chính vì thế công tác kiểm tra còn có nhiều nội dung chưa làm đựơc.

- Tăng cường bộ máy kiểm soát ở các khâu trong việc thực hiện quy trình TD nhằm ngăn chặn kịp thời sai sót trong công tác TD.

- Thực hiện đầy đủ các nội dung kiểm tra: Kiểm tra truớc, trong và sau khi cho vay + Đối với kiểm tra trước khi cho vay phải đạt được yêu cầu lựa chọn được khách hàng đủ điều kiện vay vốn, phải xây dựng được bộ hồ sơ đầy đủ tính pháp lý, có đủ cơ sở kinh tế để bảo vệ được NH khi cần thiết.

+ Đối với kiểm tra trong khi cho vay phải gắn trách nhiệm người quyết diịnh TD đối với sự an toàn vốn.

+ Đối với việc kiểm tra sau khi cho vay phải thực hiện thường xuyên nhằm quản lý vốn để khách hàng sử dụng đúng mục đích kiểm tra hiệu quả vốn vay để giảm sát kế hoạch trả nợ của khách hàng.Việc kiểm tra sau thực hiện cả với TSBĐ để xác định phạm vi bảo đảm của TS luôn phù hợp với dư nợ của khách hàng.

Kiểm tra sau nếu phát hiện những dấu hiệu không bình thường từ phía khách hàng sẽ co những biện pháp cụ thể để xử lý.

Qua kiểm tra sau CBTD cần đánh giá, phân loại nợ một cách chính xác để phân nhóm nợ đúng với mức độ RR, từ đó trích lập dự phòng đày đủ.

Kiểm tra sau cũng cần xác định rõ trách nhiệm gây ra sai phạm đối với CBNH, việc xác định rõ trách nhiệm để xảy ra nợ có vấn đề sẽ tăng cường tốt hơn cho công tác quản lý, tránh RR đạo đức từ CBNH. Thực tế hiện nay tại NHNo Như Xuân chưa quy trách nhiệm đối với những CBTD cho vay thiếu chắc chắn.

- Phát hiện và xử lý kịp thời NQH:

NQH càng để lâu khả năng thu hồi càng khó, giải pháp này thực hiện sẽ đẩy mạnh được doanh số thu NQH, làm giảm đi khả năng tăng nợ nhóm 5, từ đó giảm RR mất vốn. Viẹc phát hiện và xử lý kịp thời NQH phải được thực hiện qua các biện pháp:

+ Hàng tuần thực hiện sao kê nợ đến hạn và tăng cuờng đôn đốc thu loại nợ này. + Các món nợ ở nhóm 2( Nợ cần chú ý) phải được đôn đốc thường xuyên. Gắn công tác khoán tài chính CBTD với việc thu hồi nợ có vấn đề.

+ Qua kiểm tra nếu phát hiện những món nợ tuy chưa đến hạn nhưng có khả năng RR phải được phân loại vào nhóm nợ tương ứng với mức độ RR để kịp thời xử lý.

+ Nếu khách hàng có nhiều khoản vay mà có bất kỳ khoản vay nào chuyển vào nhóm nợ có RR thì tất cả khoản vay còn lại cũng phải chuyển vào nhóm đó. Như vậy sẽ tạo cơ sở thu hồi nợ trứơc khi nó có vấn đề.

+ Đối với 3 nhóm nợ xấu, ngoài việc thực hiện giao khoán tài chính gắn với thu nợ xấu cho CBTD cần quy trách nhiệm đối với những người quyết định TD (nếu do chủ quan). Đồng thời tiến hành ngay việc thông báo xử lý TSBĐ, đăng ký thông báo tại cơ quan có thẩm quyền và tiến hành phát mại TSBĐ theo hợp đồng đã ký kết.

+ Đối với những khoản nợ không có TSBĐ cần đấu mối chặt chẽ với chính quyền địa phương đôn đốc thu nợ. Những khởn vay do chính phủ chỉ định nếu có RR cần kịp thời đề nghị Chính phủ cho biện pháp xử lý.

+ Việc xử lý TSBĐ thực hiện sau khi có thông báo cho khách hàng. Để thuận lợi cho công tác thu nợ, tạo tâm lý tốt cho khách hàng nên thoả thuận để cho khách hàng xử lý trước, nếu khách hàng không xử lý được sẽ thực hiện theo phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm. Việc xử lý TSBĐ phải được thực hiện đúng quy trình, xác định giá khởi điểm sao cho bảo vệ được lợi ích cho NH.

+ Khi đã tạo ra nguồn thu nợ( Từ xử lý TSBĐ, nguồn thu khác) nên thu nợ theo trình tự: từ thu nợ gốc đến thu nợ lãi rồi mới đến thu tiền phạt...Với mục đích thu hồi vốn trứơc để bảo toàn vốn và giảm chi phí đầu vào.

+ Những khoản nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) khi đã sử dụng các biện pháp như thương thảo, thanh lý, khởi kiện, xử lý TSBĐ nhưng vẫn không đủ thu nợ thì dùng quỹ dự phòng RR để xử lý.

- Khách hàng của NHNo&PTNT huyện Như Xuân rất nhỏ lẻ, vì vậy công tác kiểm tra, giám sát TD nhiều năm qua thực hiện không được đầy đủ, chủ yếu vẫn là kiểm tra TD theo chuyên đề của NH cấp trên. Chính vì vậy cần thiết phải có những giải pháp cho công tác này mới góp phần giảm được RRTD:

+ Cần phân công cụ thể trong điều hành cho các Phó giám đốc, đảm bảo có người phụ trách TD, có người phụ trách kiểm tra. Qua đó nâng cao được vai trò của quản lý điều hành.

+ Xây dựng một quy chế điều hành rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý từ phòng, tổ trở lên.

+ Phân quyền phán quyết cho vay cụ thể nhằm quy tụ được đầu mối quản lý.

+ Phân công bộ phận thẩm định độc lập nhằm kiểm tra, giám sát những khoản vay theo quy định phải qua bộ phận thẩm định.

+ Thực hiện việc kiểm tra TD thông qua việc đổi địa bàn theo định kỳ, một địa bàn không nên để CBTD phụ trách quá lâu vì những sai phạm do chủ quan sẽ khó bị phát hiện.

+ Tối thiểu phải kiểm tra chuyên đề TD được một lần trong 6 tháng.

+ Thực hiện việc kiểm tra TD độc lập từ phía lãnh đạo để có những biện pháp tăng cường cho những địa bàn, khách hàng có chất lượng TD yếu kém.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Như Xuân Tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 50 - 53)