2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD tại NHNo&PTNT huyện Như Xuân.
2.1. Nâng cao chất lượng phân tích TD.
Đối với NHNo&PTNT huyện Như Xuân giải pháp này cần được thực hiện nghiêm túc. Giải pháp này thực hiện tốt sẽ tạo cơ sở chắc chắn cho việc quyết định TD.
Việc phân tích TD sẽ đạt được mục đích: Hạn chế sự không cân xứng về thông tin, giúp NH lựa chọn đúng khách hàng để cho vay; Đánh giá được mức độ RR của từng khach hàng, từng khoản vay: giúp NH nhận biết được diểm mạnh điểm yếu trong HĐKD của khách hàng; hạn chế sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của CBTD NH
Việc phân tích TD trong thời gian qua NHNo&PTNT huyện Như Xuân mới chỉ thực hiện trên cơ sở của hồ sơ vay vốn, phỏng vấn khách hàng vay chứ chưa chú trong việc thu thập thông tin từ bên ngoài và trong nội bộ NH. Như vậy cần tạo lập đầy đủ cơ sở cho việc thu thập thông tin.
Muốn nâng cao chất lượng phân tích TD, NHNo&PTNT huyện Như Xuân cần quan tâm hơn nữa đến các vấn đề sau:
- Phân tích kỹ hơn về năng lực pháp lý của khách hàng. Những năm qua vẫn còn một số trường hợp khách hàng mắc các tệ nạn xã hội nhưng vẫn được vay vốn dẫn đến RRTD
- Chú trọng hơn nữa việc đánh gía uy tín khách hàng thông qua việc phân loại khách hàng hàng năm. Thực tế tháng 4 hàng năm công tác phân loại khách hàng phải thực hiện xong nhưng do khách hàng nhỏ lẻ nên có nhiều khách hàng được phân loại chỉ là hình thức nên đã đánh giá sai uy tín của khách hàng.Chính những đối tượng khách hàng nhỏ lẻ đó lại có NQH cao.
- Phân tích kỹ hơn năng lực tài chính của khách hàng:đa số khách hàng của NHNo&PTNT huyện Như Xuân là cá nhân, hộ gia đình nên việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu cần xem xét về mức thu nhập, tính ổn định của thu nhập, TS và nguồn hình thành TS để tránh trường hợp phân kỳ hạn nợ thiếu chính xác, là nguyên nhân dẫn đến đọng vốn, đồng thời tránh trường hợp đánh giá sai về khả năng tài chính của khách hàng có nhiều TS hình thành không trên cơ sở SXKD mà có.
- Đánh gía đúng năng lực kinh doanh của khách hàng qua 3 yếu tố là thị trường, sản phẩm và nguồn lực. NQH của NHNo&PTNT huyện Như Xuân chủ yếu xảy ra đối với một số đối tượng đầu tư không có hoặc không ổn định về thị trường tiêu thụ như các sản phẩm về nông nghiệp đó là Dứa, Vải thiều...Một phần có sản phẩm nhưng tiêu thụ kém, một phần do nguồn nhân lực thiếu trình độ KHKT, thiếu khả năng tổ chức sản xuất hàng hoá nên không tạo ra đựơc sản phẩm đủ tiêu chuẩn.
- Đánh giá về bảo đảm tiền vay cần được xem xét kỹ hơn về xu hướng biến động giảm giá trị của TS nhất là với BĐS. Thực tế những năm qua NHNo&PTNT huyện Như Xuân đã tiến hành xử lý TSBĐ để thu nợ nhưng giá trị phát mại TS bao giò cũng nhỏ hơn phạm vi bảo đảm của TS khi thiết lập hồ sơ. Điều đó cần được xem xét lại xem đó là nguyên nhân suy giảm giá trị của tài sản hay là việc định giá TS bảo đảm không sát thực tế thị trường?
- Tập trung ttót cho việc phân tích môi trường KD nhất là đối với điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị của điaj bàn còn thuần tuý nông nghiệp lại được nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn. Nếu dựa nhiều vào chính sách để cho vay nhưng cơ chế xử lý nợ tồn đọng lại không được thông suốt sẽ để lại tồn tại trong công tác TD.
Làm tốt các yếu tố phân tích TD trên cùng với việc thiết lập hồ sơ đầy đủ đảm bảo tính pháp lý sẽ khắc phục được nhiều tồn tại trong công tác TD tại NHNo&PTNT huyện Như Xuân