Bộ phân kênh đầu vào và bộ hợp kênh đầu ra:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân hệ thông tin của VINASAT-1 (Trang 36 - 38)

Như mô tả hình 2.5, bộ phát đáp vệ tinh có bộ phân kênh đầu vào IMUX và bộ hợp kênh đầu ra OMUX.

Bộ phân kênh đầu vào (IMUX) phân chia toàn bộ dải tần của hệ thống thành các băng tần con. Các bộ lọc thông dải được sử dụng để xác định độ rộng băng tần con của các kênh khác nhau đó. Một cấu hình tiêu biểu là một loạt các bộ lọc thông dải được cung cấp thông qua các vòng định tuyến (circulator). Hình 3.6 mô tả ví dụ một bộ phân kênh đầu vào (IMUX) và các kênh được tổ chức thành hai nhóm: nhóm kênh lẻ và nhóm kênh chẵn. Bộ phân kênh sau đó sẽ phân chia các kênh thông qua các circulator và các bộ lọc thông dải được thiết kế dưới dạng mạch lai (hybird). Sự phân nhóm ở đầu vào có thể lớn hơn hai. Tổn hao trong bộ phân kênh phụ thuộc vào thời gian của tín hiệu liên quan đi qua vòng định tuyến circulator và sự phản xạ tín hiệu từ các đầu vào bộ lọc thông dải (khoảng 0,1 dB). Các tổn hao đó sẽ được bù ở bộ khuyếch đại kênh.

Bộ hợp đầu ra (OMUX) có chức năng tái tổng hợp các kênh sau khi đã khuyếch đại công suất. Không giống như các tổn hao ở IMUX, các tổn hao OMUX ở đây sẽ trực tiếp dẫn đến việc suy giảm công suất bức xạ. Cũng vì vậy, các bộ lọc thông dải ở đây sử dụng kết hợp với ống dẫn sóng, bộ lọc dùng ống dẫn sóng ngắn mạch đầu cuối Đầu ra của mỗi một bộ lọc dùng ống dẫn sóng ngắn mạch đó được ghép với ống dẫn sóng chung thông qua bộ ghép ống dẫn sóng.

Hình 2.6: Mô tả cấu trúc điển hình bộ phân kênh đầu vào (IMUX)

Ống dẫn sóng đầu cuối ngắn mạch Bộ lọc kênh 4 Bộ lọc kênh 2 Bộ lọc kênh 1 Bộ lọc kênh 3 Từ TWTAS Từ TWTAS Điều chỉnh phối hợp dưới bộ lọc thông giải

Điều chỉnh phối hợp trên bộ lọc thông giải Đầu ra

ghép kênh đến anten

Hình 2.7: Mô tả bộ hợp kênh đầu ra OMUX sử dụng một ống dẫn sóng chung

2.2.3.4. Các bộ lọc thông dải:

Các đặc tính của bộ lọc thông dải được xác định như là một hàm của tần số - biên độ và độ trễ nhóm (hình 2.8). Các đặc tính về biên độ - tần số được biểu thị bởi:

1- Biên độ và độ dốc cực đại của hàm truyền trong dải thông; 2- Tốc độ giảm của biên độ tại giới hạn của dải thông;

3- Giá trị cực tiểu của suy giảm bên ngoài dải thông.

Vòng định tuyến

Bộ lọc thông giải

Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3 Đến TWTA

Từ máy thu độ dư

Đến kênh chẵn

Cáp đồng trục Ống dẫn sóng

Bộ tách biệt

Kênh1 Kênh2 Kênh3 Kênh4 Kênh5 Kênh6

Kênh1

Tần số

Hình 2.8: Mô tả ví dụ hàm truyền và trễ nhóm của bộ lọc thông giải

Nếu như ở hai đầu mút của hàm truyền có độ dốc lớn thì có thể sử dụng dải tần bảo vệ giữa các dải thông hẹp hơn, như vậy hiệu năng sử dụng băng tần sẽ lớn hơn. Độ dốc lớn đó cũng hạn chế được can nhiễu giữa các kênh lân cận (nhiễu ACI).

Đặc tính trễ nhóm được xác định bởi sự thay đổi cực đại cho phép của trễ nhóm sẽ gây nên sự lệch pha của các thành phần phổ tần của các tín hiệu băng tần rộng và do đó dẫn đến méo tín hiệu.

Trong thực tế, với tần số viba, các bộ lọc hốc cộng hưởng ống dẫn sóng, loại đơn mốt hoặc đa mốt, với sóng TE hoặc TM thường được sử dụng để gia tăng hiệu năng và hệ số phẩm chất của bộ lọc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân hệ thông tin của VINASAT-1 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w