Các tầng đầu vào của bộ phát đáp làm việc với toàn bộ băng tần của hệ thống và có độ rộng vài trăm MHz. Như vậy trong băng tần khá rộng đó có thể vài chục sóng mang xuất hiện. Điều đó sẽ gây ra một số lớn tích xuyên điều chế (intermodulation products) do các sóng mang đó đi qua các tầng có đặc tuyến nói chung là không tuyến tính. Để giảm số lượng các tích xuyên điều chế, từ đó giảm mức tạp âm xuyên điều chế, cần phải giới hạn số lượng các sóng mang đi qua cùng một bộ khuyếch đại. Phương pháp đơn giản là phân chia băng tần thành các băng tần con (sub-band) để khuyếch đại chúng theo các bộ khuyếch đại riêng biệt nhau. Hình 2.4 mô tả đặc tuyến không tuyến tính, mức độ tạp âm xuyên điều chế và sự phân chia băng tần thành các băng tần con với các bộ khuyếch đại riêng. Sự phân chia đó còn gọi là phân kênh.
Mục đích của việc phân kênh của bộ phát đáp là tạo ra các kênh (băng tần con) có độ rộng băng tần bé hơn, do đó số sóng mang trong mỗi băng tần con đó sẽ ít hơn nhiều, tích điều chế trong toàn bộ độ rộng dải tần sẽ giảm.
Hình 2.4: Mô tả giảm tích xuyên điều chế bằng cách phân kênh ở bộ phát đáp
Sự phân kênh như vậy sẽ có ưu tiên là:
1- Cho phép thực hiện khuyếch đại công suất với một sự gia tăng có giới hạn nhiễu xuyên điều chế do số sóng mang qua mỗi bộ khuyếch đại giảm:
2- Tăng cường tổng công suất phát của bộ phát đáp do có thể chọn lựa công nghệ thích hợp cho mỗi kênh.
Tuy vậy, việc phân chia các kênh song song như vậy cũng gây nên méo khi mà một phần năng lượng tín hiệu của các kênh lân cận ảnh hưởng lẫn nhau. Nhiễu trong trường hợp đó được gọi là nhiễu kênh lân cận ACI (Adjacent Channel Interference). Các hiệu ứng ACI sẽ được giảm thiểu bằng các khoảng cách bảo vệ giữa các kênh đủ rộng và các bộ lọc dải thông đảm bảo. Sự phân chia kênh bằng các bộ lọc thông dải ở đầu vào như vậy còn gọi là ghép (tách) kênh đầu vào IMUX (input multiplex).
-100 -80 -60 -40 -20 -80 -60 -20 Pra (dBW) Pvào (dBW) Đặc tính Pra/Pvào của bộ khuếch đại
1 2 k
a) Không phân kênh
k
k'
Công suất tạp âm xuyên điều chế Pvào NiM 1 2 k' 1' b) Có phân kênh phân kênh
Độ rộng dải tần của mỗi kênh là vài chục MHz đến vài trăm MHz (thường sử dụng các chuẩn 36, 40, 72 và 120 MHz). Các băng con (hoặc kênh) khác nhau đó, sau khi khuyếch đại lại được tái hỗn hợp trong một bộ ghép kênh đầu ra OMUX (Output Multiplexer). Ở đây cần lưu ý rằng, thuật ngữ bộ phát đáp (Responder) trong một số tài liệu được sử dụng để chỉ thiết bị làm việc với một băng tần con (vídụ 36 MHz) như đã phân tích trên và kênh con đó được gọi là kênh vệ tinh.
Việc khuyếch đại kênh sử dụng một bộ tiền khuyếch đại để đảm bảo cung cấp công suất theo yêu cầu đầu vào của tầng đầu ra. Bộ tiền khuyếch đại đó được gọi là bộ khuyếch đại kênh hoặc bộ khuyếch đại điều khiển (tức hệ số khuyếch đại có thể bổ sung do điều khiển từ xa khi bị lão hoá). Bộ khuyếch đại công suất cung cấp công suất theo yêu cầu cho các đầu vào của bộ ghép kênh đầu ra OMUX.
Tại đầu vào của bộ phát đáp, bộ lọc thông dải có nhiệm vụ giới hạn độ rộng dải thông nhiễu và loại trừ ảnh hưởng các tần số của tuyến xuống. Tại đầu ra, bộ lọc dải thông có nhiệm vụ gạt bỏ các sóng hài tạo ra bởi các phần tử không tuyến tính và gia tăng sự cách biệt giữa các đầu vào và đầu ra. Hình 2.5 mô tả sơ đồ khối chức năng bộ phát đáp biến đổi tần số một lần có bộ ghép kênh đầu vào và đầu ra.
Trường hợp bộ phát đáp có đổi tần hai lần thì việc chuyển đổi tần số có thể thực hiện trong phần máy thu với toàn bộ dải tần hoặc có thể thực hiện ở từng kênh một sau khi đã phân kênh.
Hình 2.5: Sơ đồ khối chức năng bộ phát đáp đổi tần số một lần có ghép (tách) kênh đầu vào và đầu ra.