I Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính (Trang 74 - 77)

Sở Y tế Hải Phòng và các sở ban ngành liên quan cần có kế hoạch quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn kỹ thuật, đào tạo chuyên ngành quản lý Nhà nước, hành chính văn phòng, tin học … cho CBVC bệnh viện; cử các cán bộ chuyên môn tham gia các khoá học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ. Thường xuyên mở các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa các Bệnh viện trong thành phố và các vùng lân cận.

Đề nghị Thành phố quan tâm tạo điều kiện giành nguồn kinh phí đầu tư cho Quỹ phát triển của bệnh viện nâng cấp cơ sở vật chất cho cho bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày một tốt hơn.

Cần xây dựng định mức phân bổ NSNN hợp lý dựa trên các tiêu chí phản ánh nhu cầu của các bệnh viện, khả năng phục hồi chi phí, công suất sử dụng giường bệnh, tính đặc thù của bệnh viện.

Cần thay đổi chính sách viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ trên cơ sở tính chi phí các loại dịch vụ bệnh viện. Cần thay đổi cơ chế và phương thức chi trả BHYT và tạo mối quan hệ minh bạch giữa cơ quan BHYT và đơn vị cung ứng dịch vụ y tế. Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý cung ứng và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả tại bệnh viện.

KẾT LUẬN

Hưởng ứng chủ trương xã hội hóa y tế, Nghị định 43/2006/ NĐ – CP ra đời quy định quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức, sắp xếp bộ máy hoạt động, sử dụng nguồn lao động và nguồn lực tài chính để phát huy mọi khả năng của đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trải qua 3 năm áp dụng cơ chế tự chủ tài chính, hoạt động của bệnh viện Đa khoa An Dương luôn không ngừng khắc phục những khó khăn ban đầu trong cơ chế tự chủ đã nỗ lực đáng kể công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn huyện và sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ngành y tế Hải Phòng. Hiện nay bệnh viện đang hoạt động trong một môi trường KT – XH và môi trường chính sách, pháp lý đang thay đổi. Vì thế, còn nhiều vấn đề hệ thống trong bệnh viện cần cải cách, đổi mới cho phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Do vậy, nghiên cứu những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành y tế nói chung và bệnh viện Đa khoa An Dương nói riêng là rất cần thiết. Tuy nhiên, hoạt động của khu vực bệnh viện rất nhạy cảm với những tác động của các chính sách về kinh tế. Mỗi chính sách ban hành sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khám chữa bệnh của nhân dân. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng chính sách cần phải được cân nhắc để không làm ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của nhân dân.

Song song với việc xây dựng và bổ sung chính sách nhằm đổi mới có cấu quản lý bệnh viện, vấn đề đầu tư phát triển cho bệnh viện cần được xem xét và tăng cường nhằm đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng chuyên môn, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh theo yêu cầu ngày càng cao của nhân dân.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Qui hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp y tế Hải Phòng đến năm 2020. 2. Bộ Y tế, ngành Y tế Việt Nam vững bước vào thế kỉ XXI, NXB Y học, 2004. 3. GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng Quản lý Y tế - Tìm tòi học tập và trao đổi

NXB HN, 2005.

4. Văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/N Đ-CP ngày 25/4/2006.

5. Báo cáo kết quả xây dựng chuẩn quốc gia về Y tế xã (2003 – 2005) Huyện An Dương - Thành phố Hải Phòng.

6. Quy chế chi tiêu nội bộ, Sở Y tế Hải Phòng, 2006.

7. Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa An Dương (2006 – 2008).

8. Website Cải cách hành chính nhà nước; Báo điện tử Vietnamnet.

9. Quản lý bệnh viện – chủ biên Lê Ngọc Trọng, Lê Hùng Lâm, Trần Thu Thủy 10. Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB

thống kê Hà Nội – 1999

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính (Trang 74 - 77)