I Kinh nghiệm quản lý trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ ở một số BV ở thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính (Trang 26 - 30)

số BV ở thành phố Hải Phòng

1. Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp

Với lợi thế là bệnh viện Đa Khoa cấp 4(cấp thành phố) nằm ở khu vực trung tâm thành phố. Trải qua hơn 3 năm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị Định 43/2006/ NĐ – CP từ năm 2006 đến nay bệnh viện ngày càng phát huy vai trò của mình trong cơ chế tự chủ.

Trong thời gian vừa qua, thông qua đề án xã hội hoá y tế, bệnh viện đã năng động tiếp cận với Hội chấn thương Việt Nam và hội từ thiện (Tổ chức Phi Chính phủ - Mỹ) tặng khoa Chấn thương của bệnh viện 01 hệ thống máy nội soi ổ

khớp trị giá 2,5 tỷ VNĐ, đáp ứng nhu cầu khám chữa các bệnh khớp cho nhân dân.Ngoài ra bệnh viện đã có nguồn quỹ phát triển tập trung đầu tư mới hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho công tác khám và chữa bệnh như: Máy nội soi dạ dày, đại tràng. Đây là hệ thống nội soi thứ ba hiện có tại bệnh viện, rất hiện đại nhằm góp phần nâng cao năng lực chuyên môn chuẩn đoán bệnh chính xác.

Để đạt được những thành tựu đáng kể trên bệnh viện đã từng bước đổi mới công tác quản lý như:

* Công tác tổ chức cán bộ: Tổ chức sinh hoạt, ổn định chính trị tư tưởng thường niên trong từng đảng viên và nhân viên khoa phòng. Nêu hết những khó khăn, thuận lợi trước mắt và lâu dài để mọi CBVC bệnh viện cùng tham gia bàn bạc xây dựng bệnh viện. Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao; giao lưu văn hóa nghệ thuật; quảng cáo về bệnh viện trên các phương tiện thông tin đại chúng như tham gia hội từ thiện…

* Công tác hợp tác quốc tế: Tranh thủ và sự hỗ trợ của các tổ chức y tế thế giới như tổ chức ATEM (Cộng hòa Pháp) và các ban ngành của thành phố, Sở y tế trong việc đầu tư sửa chữa, tăng cường trang thiết bị mới

* Công tác đào tạo – nghiên cứu khoa học: Đưa cán bộ y, bác sỹ đến các bệnh viện bạn học tập như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai,... Cử cán bộ đi học tập trung về chính trị cao cấp, ngoại ngữ và cả chuyên môn kỹ thuật trong và ngoài nước.

* Công tác tổ chức hành chính quản trị: Xin thêm chỉ tiêu biên chế bệnh viện. Mời một số giáo sư, cán bộ đầu ngành đang công tác tại thành phố tham gia vào quá trình chẩn đoán điều trị. Tuyển dụng những y bác sĩ học khá giỏi từ các trường trung học, đại học y vào làm việc tại Bệnh viện.

2. Bệnh viện Phụ Sản

Là một trong những bệnh viện có quy mô lớn chuyên khoa sâu về sản khoa của thành phố, trong những năm gần đây thường xuyên được nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh.

Có được những thành tựu trên là do ban lãnh đạo của bệnh viện đã quán triệt chủ trương của Đảng và nhà nước thông qua Nghị định 43/2006/NĐ – CP, giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, mạnh dạn trong công tác tự chủ tài chính, không trông chờ hoàn toàn vào Ngân sách nhà nước. Bệnh viện đã vay vốn để mua các máy móc thiết bị y tế (Dự án vay vốn của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Thành phố hỗ trợ 1 phần thông qua trả lãi vay. Bệnh viện đã hoàn thành việc trả nợ gốc, các trang thiết bị của dự án hiện đã là tài sản riêng của bệnh viện). Bao gồm những máy móc thiết bị chủ yếu phục vụ hỗ trợ chuyên ngành sinh sản, trước mắt chưa đem lại lợi nhuận lớn về kinh tế nhưng những kết quả đạt được của chuyên ngành hỗ trợ sinh sản đã tạo một bước phát triển khoa học kỹ thuật cao, chuyên sâu, có ý nghĩa lớn góp phần vào giải quyết vấn đề hiếm muộn, mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Cho đến nay khoa hỗ trợ sinh sản của bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đã cho ra đời 27 cháu nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, đưa thành phố Hải Phòng cùng với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong ba trung tâm lớn trên cả nước thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Sự thay đổi kịp thời trong công tác quản lý dưới sự chỉ huy của ban lãnh đạo bệnh viện đã để lại góp phần nâng cao năng lực quản lý bệnh viện Phụ sản cụ thể như:

* Công tác tổ chức cán bộ: Bệnh viện tiến hành sắp xếp lại tổ chức sao cho gọn nhẹ, hợp lý và khoa học. Biên chế cán bộ cũng có sự thay đổi như tăng cường thêm Bác sỹ và kỹ thuật viên.

* Công tác chăm sóc điều dưỡng: Chuyển chế độ thường trực 24h sang làm ca 12h/ngày bảo đảm sức khỏe cho chị em.

* Công tác lập kế hoạch: Bệnh viện tiến hành họp với từng đối tượng lắng nghe ý kiến nhiều người đồng thời xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng chị em sau đó đề ra các kế hoạch chuyên môn. Để mọi kế hoạch được chấp hành nghiêm chỉnh, lãnh đạo bệnh viện đã xây dựng kế hoạch kiểm tra với mọi loại công việc của phòng chức năng, y tá trưởng bệnh viện và khoa, phòng tổ chức, công đoàn,…

Với những thành tựu đã đạt được một lần nữa khẳng định năng lực quản lý của ban lãnh đạo cũng như nỗ lực cống hiến của toàn thế CBVC của bệnh viện với khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu” ngày càng tạo lòng tin cho người bệnh.

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG KHI ÁP DỤNG CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG KHI ÁP DỤNG

CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w