Sau nhiều năm hoạt động và trưởng thành, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân đã quán triệt quan điểm cho rằng rủi ro tín dụng được ngân hàng xác định là loại rủi ro ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng quá hạn trả nợ (tiền gốc vay, lãi, phí) hoặc do khách hàng không trả nợ. Tình hình hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng diễn ra khá phức tạp.
2.3.1. Kết quả thu hồi nợ quá hạn tại chi nhánh
Nợ xấu có xu hướng tăng
Mặc dù năm 2007 là năm khởi sắc, nợ xấu đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,038% nhưng xu hướng chung qua các năm 2006-2008, nợ xấu tăng từ 524,1 triệu đồng năm 2006 lên 2.135 triệu đồng năm 2008, gấp 4 lần. Đây là một dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng chưa được giải quyết triệt để, chưa được hạn chế kịp thời.
Nợ nhóm 2 có xu hướng tăng
Tình hình nợ nhóm 2 diễn biến tương tự như nợ xấu. Năm 2007, ngân hàng đã đưa ra được biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, giảm đáng kể tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ nhưng đến năm 2008 lại tăng tỷ lệ nợ nhóm 2 lên ngang với năm 2006. Nợ nhóm 2 năm 2008 tăng gấp 6 lần năm 2006, trong khi tổng dư nợ xấp xỉ 4 lần, đây là một dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng đang ngày càng tăng, đòi hỏi ngân hàng có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn.
Tình hình nợ đã xử lý rủi ro
Năm 2007 là tiền đề, là cơ sở cho giai đoạn chuyển tiếp của chi nhánh để chuyển từ chi nhánh cấp 2 lên chi nhánh cấp 1 vào năm 2008. Do vậy, ngân hàng chú trọng vào chuyển nhóm nợ để xử lý rủi ro. Bảng số liệu trên cho ta thấy nợ khó đòi đã xử lý rủi ro có xu hướng giảm qua các năm, năm 2006 có 5.154 triệu đồng, năm 2007 có 3.057 triệu đồng và đến năm 2008 chỉ còn 2.922 triệu đồng, giảm gần 50% so với năm 2006.
Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Nợ khó đòi đã xử lý rủi ro 5.154 3.057 2.922 Trích lập dự phòng rủi ro 3.122 393 3.962 Thu nợ đã xử lý rủi ro 1.601 2.319 135 Tỷ lệ % thu nợ đã xử lý rủi
ro/Nợ khó đòi đã xử lý rủi ro 31,06 % 75,86 % 4,62 %
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi nhánh NHNo& PTNT Thanh Xuân từ 2006-2008)
Thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005 của Ngân hàng Nhà nước và quyết định 636 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam về việc phân loại chất lượng tín dụng, phân loại nợ và xử lý rủi ro, kết hợp với tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các khách hàng, ngân hàng tiến hành bù đắp rủi ro bằng trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể, năm 2006 trích lập 3.122 triệu đồng, do năm 2006 nền kinh tế khởi sắc, ngân hàng thu nợ đã xử lý rủi ro được 1.601 triệu đồng, đạt 31,06% nợ khó đòi đã xử lý rủi ro. Đến năm 2007 chỉ phải trích lập 393 triệu đồng và thu nợ được 2.319 triệu đồng, chiếm 75,86% nợ khó đòi đã xử lý rủi ro, tạo một bước đột phá trong hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Nhưng năm 2008, do nền kinh tế khó khăn như đã phân tích ở trên, nên ngân hàng trích lập 3.962 triệu đồng và đã tích cực thu nợ được 135 triệu đồng, chỉ bằng 4,62% nợ khó đòi đã xử lý rủi ro. Điều đó cho thấy thành công trong hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.
2.3.2. Đánh giá về thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân
2.3.2.1. Thành công và nguyên nhân a. Thành công
Phân tích trên cho thấy, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân tuy rủi ro tín dụng có tăng vào năm 2008, nhưng ngân hàng cũng có thể được
coi là đã có những biện pháp hữu hiệu hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh, thể hiện ở năm 2007. Trong khi đó, dư nợ cho vay hàng năm tăng lên theo chiều hướng ngày càng đa dạng hóa, cơ cấu cho vay theo loại tiền, theo thời hạn cho vay cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Phần lớn các khoản tín dụng tập trung vào nhóm 1 và nhóm 2 là những khoản nợ an toàn và có rủi ro thì khả năng thu hồi là rất lớn. Chi nhánh luôn luôn hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Công tác thu hồi nợ ngoại bảng đạt được nhiều kết quả khả quan.
Tất cả những điều ấy phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong hạn chế rủi ro tín dụng. Mặc dù năm 2008, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn duy trì được rủi ro tín dụng ở mức thấp, có thể chấp nhận được dưới 2%.
b. Nguyên nhân
Để đạt được thành công trên, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp.
Các biện pháp phòng ngừa
Ngân hàng thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng được ghi trong Luật các tổ chức tín dụng và các quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (mới đây là quyết định 18/2007/QĐ-NHNN). Đồng thời, ngân hàng cũng đưa ra văn bản hướng dẫn chi tiết quyết định 636 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam về việc phân loại chất lượng tín dụng, phân loại nợ và xử lý rủi ro. Việc phân loại nợ như trên giúp cho ngân hàng định lượng được mức độ rủi ro, từ đó có những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất có thể.
Áp dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng: Nhân viên ngân hàng thực hiện đúng quy trình chấm điểm, xếp hạng các doanh nghiệp và cá nhân theo một quy trình nhất định thông qua các thông tin tài chính và phi tài
Thí dụ đối với khách hàng là doanh nghiệp.
Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tin
Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp
Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân chia khách hàng là doanh nghiệp thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D như mô tả trong bảng sau:
Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro AAA: Loại tối ưu
Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất. - Tình hình tài chính mạnh - Năng lực cao trong quản trị - Hoạt động đạt hiệu quả cao - Triển vọng phát triển lâu dài
- Rất vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh - Đạo đức tín dụng cao
Thấp nhất
AA: Loại ưu - Khả năng sinh lời tốt
- Hoạt động hiệu quả và ổn định - Quản trị tốt
- Triển vọng phát triển lâu dài - Đạo đức tín dụng tốt
Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+
A: Loại tốt - Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định. - Hoạt động hiệu quả nhưng không
ổn định như khách hàng loại AA. - Quản trị tốt
- Triển vọng phát triển tốt - Đạo đức tín dụng tốt
Thấp
BBB: Loại khá - Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn.
- Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.
Trung bình
BB: Loại trung bình khá
- Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn
- Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thương bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung.
Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn khách hàng loại BB+.
Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro B:Loại trung
bình - Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động - Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ. Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không được cải thiện.
CCC:Loại dưới trung bình
- Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động
- Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hay một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời. - Năng lực quản lý kém Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn. CC:Loại xa dưới trung bình
- Hiệu quả hoạt động thấp
- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn (dưới 90 ngày).
- Năng lực quản lý kém Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.
C:Loại yếu kém - Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi.
- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn.
- Năng lực quản lý kém
Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay.
D:Loại rất yếu
kém - Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém.
Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn cho vay.
(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân)
Bảng xếp hạng này đã giúp cho cán bộ tín dụng dễ dàng xử lý hồ sơ, thực hiện quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, đưa ra các quyết định đúng đắn về từng khách hàng có nên cho vay hay không, cho vay ở mức nào là hợp lý.
Kiểm tra sau khi cho vay, mặc dù tuân thủ theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chứa đựng những dấu hiệu tiềm ẩn. Các cấp quản lý của cán bộ cho vay chủ động ngăn ngừa, phát hiện những mối quan hệ bất bình thường giữa cán bộ cho vay và khách hàng; sự trung thực trong các báo cáo về khoản vay do cán bộ quản lý khoản vay đệ trình; tinh thần trách nhiệm với công việc.
Thu thập và xử lý thông tin đột xuất về khách hàng vay từ hệ thống thông tin của Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro NHNo & PTNT Việt Nam hoặc thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC).
Đa dạng hóa rủi ro
Trong kinh doanh tiền tệ, một nguyên tắc rất quan trọng “Không bỏ trứng vào cùng một rổ” để chia sẻ rủi ro lẫn nhau. Chính vì vậy, ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức tín dụng đa dạng và phong phú như: Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi; Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống; Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ, thương phiếu... Mở rộng các dịch vụ như: Phát hành thẻ ATM rút tiền tự động và thanh toán mua hàng hoá, Dịch vụ phonebanking hỏi số dư, tỷ giá ngoại tệ… Dịch vụ chuyển tiền nhanh, chuyển tiền cho người thân ở nước ngoài.
Thực hiện bảo đảm tiền vay
Trừ những khách hàng có uy tín cao, nhiều khách hàng phải có tài sản bảo đảm khi thực hiện hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Các bất động sản, thiết bị, kho tàng, tài khoản phải thu, quyền trong hợp đồng, giấy chứng nhận sở hữu, bất cứ cái gì có thể chuyển nhượng được thành tiền mặt đều có thể dùng làm tài sản thế chấp hay cầm cố.
Chi nhánh liên tục tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro và năng lực quản trị cho cán bộ ngân hàng. Chi nhánh không chỉ chú trọng đào tạo cán bộ ngân hàng về mặt trình độ mà còn cả về phẩm chất đạo đức, đưa ra các biện pháp kỷ luật thích đáng với các cán bộ khi rủi ro đạo đức xảy ra.
Công tác xử lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Hiện nay, ngân hàng đang tiến hành thành lập hội đồng xử lý rủi ro các cấp, thực hiện theo nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể, dựa trên quy trình theo dõi và xử lý các khoản vay có vấn đề sau:
Sơ đồ 2.1:Quản lý nợ có vấn đề Phòng ngừa
Phát hiện
Thu thập thông tin Phân tích tình hình
Kế hoạch hành động
Xử lý dựa trên thương
thảo
Thanh lý Thu tài sản bảo đảm Đưa ra toà án kinh tế Xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT Thanh Xuân) Bước 1:Nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề
Các chuyến thăm khách hàng thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện nhanh chóng những dấu hiệu này.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ các khoản vay có vấn đề
Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu và kiểm tra các nguyên nhân tiềm tàng nói trên, cán bộ tín dụng lập tức tiến hành kiểm tra hồ sơ khoản vay. Đồng thời, ngân hàng định giá chính xác giá trị của tài sản bảo đảm nhằm tìm ra giá trị hiện tại của tài sản bảo đảm, cũng như xem xét lại gia đình của người vay để chắc chắn rằng những người tạo thu nhập chính và chủ sở hữu tài sản đều được ràng buộc trong những thoả ước bảo đảm tiền vay đã ký với ngân hàng và xem xét lại mọi cơ hội để bổ sung tài sản bảo đảm.
Bước 3. Gặp gỡ khách hàng Bước 4. Lập kế hoạch hành động
Khi tiếp nhận và phân tích những thông tin theo yêu cầu thì cán bộ tín dụng (cán bộ phòng quản lý nợ có vấn đề) chủ động tìm kiếm, xác nhận những giả định: Với những vấn đề phát sinh, khách hàng có còn là một doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt trong tương lai hay không? Và ngân hàng có nên tiếp tục hỗ trợ khách hàng vay vốn trong khi trục trặc đang được chỉ ra? Trong phần lớn trường hợp, cán bộ tín dụng cần có sự phê duyệt hành động từ cấp cao hơn trong hội đồng tín dụng/ban lãnh đạo trước khi lưu giữ hồ sơ khách hàng (ở đây là những tài liệu bổ sung theo kế hoạch hành động). Tuỳ theo giá trị của hạn mức rủi ro của ngân hàng mà kế hoạch này phải thông báo về Trung tâm điều hành để có sự hướng dẫn bổ sung hoặc sự phê chuẩn cuối cùng.
Trong trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính, song vẫn kiên quyết tìm cách khắc phục để trả nợ, ngân hàng thường áp dụng phương án khai thác, giúp đỡ khách hàng cùng sửa chữa khoản cho vay, tiến hành một số biện pháp như: điều