Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH XUÂN (Trang 36)

Xét về tổng thể, hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân tương đối an toàn và ổn định, tỷ lệ nợ xấu chưa nghiêm trọng và không có khả năng dẫn đến nguy cơ đổ vỡ.

2.2.1. Kết cấu cho vay của chi nhánh

Dư nợ cho vay là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tính hình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chúng ta có thể xem xét dư nợ cho vay ở nhiều khía cạnh khác nhau để có cái nhìn tổng thể nhất.

Kết cấu dư nợ theo thời hạn cho vay

Bảng 2.5:Kết cấu dư nợ theo thời hạn cho vay từ 2006-2008

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền% Số tiền% Tổng dư nợ 106.865 113.868 6,55% 379.222 233,04% - Dư nợ ngắn hạn 66.344 77.581 16,94% 227.284 192,96% - Dư nợ trung hạn 40.521 36.287 -10,45% 141.438 289,78% - Dư nợ dài hạn 0 0 10.500

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân 2006-2008)

Trong khoản mục cho vay, dư nợ ngắn hạn từ năm 2006 đến năm 2008 có xu hướng giảm về mặt tỷ trọng tuy nhiên mức độ giảm không nhiều, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ là hơn 60% tổng dư nợ. Điều đó tương đương dư nợ trung và dài hạn có xu hướng tăng nhẹ và chiếm tỷ trọng vẫn còn nhỏ hơn dư nợ ngắn hạn. Tỷ lệ tăng giảm dư nợ này cho thấy chiến lược kinh doanh của ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn.

Biểu đồ 2.4: Kết cấu dư nợ theo thời hạn cho vay từ 2006-2008

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân 2006-2008)

Đây là một bước đi đúng đắn của ngân hàng, thể hiện việc quản lý rủi ro tín dụng đã được quan tâm ở mức độ nhất định bởi khoản cho vay ngắn hạn ẩn chứa ít rủi ro hơn các khoản cho vay trung dài hạn. Với điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn non trẻ, đầy biến động, việc tập trung cho vay các khoản cho vay trung và dài hạn là hết sức rủi ro.

Kết cấu dư nợ theo loại tiền

Trong những năm gần đây, tình hình thế giới biến động nhiều, giá vàng và dầu mỏ tăng chóng mặt, đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế của Mỹ và các nước trên thế giới. Đặc biệt, năm 2008 kinh tế Mỹ và nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ nước Mỹ, lan nhanh chóng ra các nước trên thế giới. Nhiều nước lớn mạnh phải tuyên bố suy thoái, đang phải đưa ra rất nhiều chính sách và nguồn kinh phí lớn để khôi phục nền kinh tế. Ở nước ta, đây cũng là thời kỳ khó khăn, bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Giá vàng có biến động tăng bất thường, tỷ giá USD tăng mạnh, sự biến động giảm của thị trường chứng khoán gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhân dân và khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế nói chung.

Bảng 2.6: Kết cấu dư nợ theo loại tiền từ 2006-2008

Đơn vị: triệu đồng Năm 2006 2007 2008

Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ 106.865 100 113.868 100 379.222 100

- Dư nợ nội tệ 99.944 93,52 101.728 89,34 349.047 92,04

- Dư nợ ngoại tệ

quy đổi VND 6.921 6,48 12.140 10,66 30.175 7,96

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân 2006-2008)

Biểu đồ 2.5: Kết cấu dư nợ theo loại tiền từ 2006-2008

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân 2006-2008)

Theo báo cáo, mặc dù về số tuyệt đối, tổng dư nợ cũng như dư nợ ngoại tệ và dư nợ nội tệ tăng mạnh gần như gấp 4 lần. Tuy nhiên, về mặt tương đối, tỷ trọng dư nợ cho vay bằng đồng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, thay đổi lên xuống và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm từ 6,48% năm 2006 lên 7,96% năm 2008; trong khi đó,

tỷ trọng dư nợ cho vay bằng đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn và dao động xấp xỉ 90%, có xu hướng giảm nhẹ khoảng 1%.

Điều này thể hiện tâm lý e ngại của người vay khi sử dụng tiền vay bằng ngoại tệ trong điều kiện tình hình thị trường ngoại hối diễn biến phức tạp như hiện nay, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Người vay còn chờ đợi những động thái khôi phục kinh tế của nước Mỹ. Như số liệu cho thấy, cho vay ngoại tệ chỉ chiếm một phần trong nguồn vốn ngoại tệ, điều này gây ra tình trạng thừa vốn ngoại tệ nhưng cũng giúp ngân hàng phòng ngừa nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng do tỷ giá tác động và làm mất khả năng hoàn trả của người vay.

Trong quá trình cho vay, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân chưa để xảy ra một trường hợp rủi ro lớn nào liên quan đến biến động về tỷ giá. Kết quả đạt được do ngân hàng đã thực hiện công tác thẩm định trước khi cho vay trong vấn đề tư vấn cho người vay nên vay bằng đồng ngoại tệ hay nội tệ. Trường hợp cho vay bằng nội tệ, một mặt nhân viên tín dụng tư vấn cho khách hàng về cách phòng chống rủi ro, mặt khác dựa trên sự đánh giá về biến động tỷ giá mà thỏa thuận với khách hàng mức lãi suất phù hợp.

Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

Trong tổng dư nợ, cho vay đối với công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 80%. Từ năm 2006 đến năm 2008, dư nợ đối với thành phần kinh tế này có xu hướng giảm nhưng mức giảm rất nhỏ, hầu như không đáng kể mặc dù năm 2007 có lên tới 90,14% nhưng năm 2008 lại quay về mức như năm 2006 xấp xỉ 85%. Xét về mặt tuyệt đối, năm 2008, dư nợ tăng gấp 3 lần năm 2006 và năm 2007. Dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước cũng như hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và dư nợ cho vay hộ gia đình và cá nhân có xu hướng ngày càng giảm, trong khi dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước có xu hướng tăng, đáng chú ý năm 2007 chỉ chiếm có 1,2%. Đây là một dấu hiệu tích cực.

Năm 2006 2007 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ 106.865 100 113.868 100 379.222 100 Doanh nghiệp Nhà nước 5.627 5,27 1.363 1,2 33.256 8,77 Công ty cổ phần, TNHH 91.771 85,88 102.636 90,14 321.355 84,74 Hộ gia đình, cá nhân 9.467 8,85 9.869 8,66 24.611 6,49

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân 2006-2008)

Biểu đồ 2.6:Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế từ 2006-2008

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân 2006-2008)

Năm 2006 với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vốn, phát triển kinh tế, nổi lên cạnh tranh khốc liệt, dư nợ cho vay áp đảo. Nhu cầu về vốn vì thế cũng được tăng cao, dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp tăng lên. Điều này cho thấy chính sách cho vay của ngân hàng đã tập trung vào khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không còn quá ưu ái với khu vực

kinh tế nhà nước. Nhưng sang năm 2008, nền kinh tế bắt đầu bộc lộ những vấn đề về lạm phát, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn đến ngân hàng cho các công ty vay ít đi do chi phí đắt đỏ, công ty thua lỗ không có đủ vốn trả nợ ngân hàng đúng kỳ hạn gây ra nợ quá hạn.

2.2.2. Tình hình nợ quá hạn

Qua các năm, dư nợ cho vay của ngân hàng ngày càng tăng, đi kèm với nó là tình hình nợ quá hạn cũng ngày càng tăng.

Bảng 2.8:Tình hình nợ quá hạn từ năm 2006 đến năm 2008

Đơn vị: triệu đồng 2006 2007 2008

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ 106.865 100 113.868 100 379.222 100

Nợ nhóm 2 18.252 14,27 135 0,12 113.414 29,91

Nợ xấu 524,2 0,5 43 0,038 2.135 0,56

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân 2006-2008)

Chi nhánh áp dụng quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005 của Ngân hàng Nhà nước và quyết định 636 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam về việc phân loại chất lượng tín dụng, phân loại nợ và xử lý rủi ro nên dư nợ được chia thành nợ nhóm 1, nợ nhóm 2, nợ nhóm 3-5 được xếp vào nợ xấu. Đưa các khoản nợ vào từng nhóm riêng biệt đảm bảo cho ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả để hạn chế rủi ro tín dụng tới mức thấp nhất.

Biểu đồ 2.7: Tình hình nợ nhóm 2 từ năm 2006 đến năm 2008

Đơn vị: % Năm

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân 2006-2008)

Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy qua các năm 2006-2008, tỷ trọng nợ nhóm 2 và nợ xấu có xu hướng tăng, năm 2006 đạt 14,27% nhưng đến năm 2008 lên đến 29,91% và nợ xấu là từ 0,5% lên 0,56%. Đáng chú ý là năm 2007, tình hình nợ xấu và nợ nhóm 2 được cải thiện đáng kể xuống còn 0,12% là nợ nhóm 2, 0,038% là nợ xấu. Theo cách phân loại này, nợ quá hạn của chi nhánh phần lớn là nợ nhóm 2 cho thấy ngân hàng có rất nhiều khoản nợ có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ nhưng vẫn có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi. Nợ nhóm 5 năm 2006 là 269,1 triệu đồng, năm 2007 là 39 triệu đồng, chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong nợ xấu. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2006, trước đó một số doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thời điểm này thị trường chứng khoán khởi sắc nên hầu hết dân cư đổ xô đầu tư vào chứng khoán, thị trường nhà đất đóng băng, vốn bỏ ra không thu hồi được nên doanh nghiệp không thể trả nợ ngân hàng.

Ngân hàng cần xem xét lại khâu thẩm định, đánh giá khách hàng cho vay để đầu tư đúng đối tượng khách hàng, thu được hiệu quả trong việc sử dụng vốn.

Sau nhiều năm hoạt động và trưởng thành, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân đã quán triệt quan điểm cho rằng rủi ro tín dụng được ngân hàng xác định là loại rủi ro ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng quá hạn trả nợ (tiền gốc vay, lãi, phí) hoặc do khách hàng không trả nợ. Tình hình hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng diễn ra khá phức tạp.

2.3.1. Kết quả thu hồi nợ quá hạn tại chi nhánh

Nợ xấu có xu hướng tăng

Mặc dù năm 2007 là năm khởi sắc, nợ xấu đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,038% nhưng xu hướng chung qua các năm 2006-2008, nợ xấu tăng từ 524,1 triệu đồng năm 2006 lên 2.135 triệu đồng năm 2008, gấp 4 lần. Đây là một dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng chưa được giải quyết triệt để, chưa được hạn chế kịp thời.

Nợ nhóm 2 có xu hướng tăng

Tình hình nợ nhóm 2 diễn biến tương tự như nợ xấu. Năm 2007, ngân hàng đã đưa ra được biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, giảm đáng kể tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ nhưng đến năm 2008 lại tăng tỷ lệ nợ nhóm 2 lên ngang với năm 2006. Nợ nhóm 2 năm 2008 tăng gấp 6 lần năm 2006, trong khi tổng dư nợ xấp xỉ 4 lần, đây là một dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng đang ngày càng tăng, đòi hỏi ngân hàng có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn.

Tình hình nợ đã xử lý rủi ro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2007 là tiền đề, là cơ sở cho giai đoạn chuyển tiếp của chi nhánh để chuyển từ chi nhánh cấp 2 lên chi nhánh cấp 1 vào năm 2008. Do vậy, ngân hàng chú trọng vào chuyển nhóm nợ để xử lý rủi ro. Bảng số liệu trên cho ta thấy nợ khó đòi đã xử lý rủi ro có xu hướng giảm qua các năm, năm 2006 có 5.154 triệu đồng, năm 2007 có 3.057 triệu đồng và đến năm 2008 chỉ còn 2.922 triệu đồng, giảm gần 50% so với năm 2006.

Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Nợ khó đòi đã xử lý rủi ro 5.154 3.057 2.922 Trích lập dự phòng rủi ro 3.122 393 3.962 Thu nợ đã xử lý rủi ro 1.601 2.319 135 Tỷ lệ % thu nợ đã xử lý rủi

ro/Nợ khó đòi đã xử lý rủi ro 31,06 % 75,86 % 4,62 %

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi nhánh NHNo& PTNT Thanh Xuân từ 2006-2008)

Thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005 của Ngân hàng Nhà nước và quyết định 636 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam về việc phân loại chất lượng tín dụng, phân loại nợ và xử lý rủi ro, kết hợp với tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các khách hàng, ngân hàng tiến hành bù đắp rủi ro bằng trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể, năm 2006 trích lập 3.122 triệu đồng, do năm 2006 nền kinh tế khởi sắc, ngân hàng thu nợ đã xử lý rủi ro được 1.601 triệu đồng, đạt 31,06% nợ khó đòi đã xử lý rủi ro. Đến năm 2007 chỉ phải trích lập 393 triệu đồng và thu nợ được 2.319 triệu đồng, chiếm 75,86% nợ khó đòi đã xử lý rủi ro, tạo một bước đột phá trong hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Nhưng năm 2008, do nền kinh tế khó khăn như đã phân tích ở trên, nên ngân hàng trích lập 3.962 triệu đồng và đã tích cực thu nợ được 135 triệu đồng, chỉ bằng 4,62% nợ khó đòi đã xử lý rủi ro. Điều đó cho thấy thành công trong hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.

2.3.2. Đánh giá về thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân

2.3.2.1. Thành công và nguyên nhân a. Thành công

Phân tích trên cho thấy, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân tuy rủi ro tín dụng có tăng vào năm 2008, nhưng ngân hàng cũng có thể được

coi là đã có những biện pháp hữu hiệu hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh, thể hiện ở năm 2007. Trong khi đó, dư nợ cho vay hàng năm tăng lên theo chiều hướng ngày càng đa dạng hóa, cơ cấu cho vay theo loại tiền, theo thời hạn cho vay cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Phần lớn các khoản tín dụng tập trung vào nhóm 1 và nhóm 2 là những khoản nợ an toàn và có rủi ro thì khả năng thu hồi là rất lớn. Chi nhánh luôn luôn hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Công tác thu hồi nợ ngoại bảng đạt được nhiều kết quả khả quan.

Tất cả những điều ấy phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong hạn chế rủi ro tín dụng. Mặc dù năm 2008, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn duy trì được rủi ro tín dụng ở mức thấp, có thể chấp nhận được dưới 2%.

b. Nguyên nhân

Để đạt được thành công trên, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Xuân đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp.

Các biện pháp phòng ngừa

Ngân hàng thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng được ghi trong Luật các tổ chức tín dụng và các quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (mới đây là quyết định 18/2007/QĐ-NHNN). Đồng thời, ngân

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH XUÂN (Trang 36)