Những giải pháp về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 61)

III. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào hoạt động marketing

2. Những giải pháp về phía Nhà nước

Thứ nhất, đổi mới chương trình và cơ cấu đào tạo trên cơ sở phân tích

nhu cầu của thị trường.

Loại bỏ kiểu đào tạo theo thị hiếu và tâm lý xã hội như hiện nay. Đào tạo phải đáp ứng được nhu cầu trực tiếp của thị trường do đó phải dự báo được xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế để có căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực. Thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng từ phía các nhà sử dụng, gắn trách nhiệm của nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng lao động. Hoàn thiện quy hoạch, tính toán lại năng lực sản xuất hiện tại và tiềm năng của mỗi loại ngành nghề làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động. Lấy thị trường làm căn cứ, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước để đưa ra quy hoạch phân bố, sử dụng và đào tạo nguồn lao động và đặc điểm cho từng loại ngành nghề

Thứ hai, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho công tác

đào tạo và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên. Khuyến khích các trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh mời các chuyên gia, các nghệ nhân trong và ngoài nước vào giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm.

Hỗ trợ về vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Khuyến khích cho vay vốn đổi mới máy móc phục vụ cho công tác giáng dạy, trích ngân sách đầu tư, bổ sung tay nghề cho chủ thợ

Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Đa dạng hoá loại hình đào tạo, phát triển mạnh hệ thống dạy nghề với đa cấp trình độ, chuyển từ dạy

nghể trình độ thấp sang trình độ cao theo 3 cấp ( sơ cấp, trung cấp và cao đẳng ), có liên thông giữa các cấp. Đào tạo lý thuyết kết hợp với ứng dụng thực hành, thưc tế

Thứ ba, quan tâm chăm sóc sức khoẻ, chất lượng dân số, cải thiện môi

trường sống cho người dân

Giảm tốc độ gia tăng dân số, hạ thấp tỷ lệ sinh nhằm giảm áp lực về việc làm trong tương lai.( Tuyên truyền, vận động người dân thưc hiện kế hoạch hoá gia đình đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa; Đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng, an toàn và thuận tiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản ). Tăng cường và đa dạng hoá nguồn vốn cho bảo vệ môi trường sống trước các nguy cơ ô nhiễm do tăng trưởng kinh tế mang lại

Thứ tư, cải cách hệ thống tiền lương, tiền công cho phù hợp với trình độ

phát triển của nền kinh tế và điều kiện sống của người lao động trong cơ chế thị trường. Tiền lương cơ bản phải đảm bảo đủ cho người lao động về chi phí nhà ở, đi lại, ăn mặc, học tập, chữa bệnh, các nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần khác, chăm sóc con cái…Đảm bảo tính hợp lý và công bằng

Thứ năm, phát triển đồng bộ hệ thống giao dịch trên thị trường lao động.

Có 3 hướng chính :

Quy hoạch và phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm ở các đia phương và cả nước; tập trung đầu tư hiện đại hoá 3 trung tâm ở 3 vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đạt tiêu chuẩn khu vực, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện giao dịch lành mạnh , hiệu quả và chuyên nghiệp; tổ chức tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động

Đa dạng hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động ( thông tin, quảng cáo, hội chợ việc làm…) tạo điều kiện giao dịch giữa người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng, trước hết là các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, bố trí các trạm quan sát thông tin thị trường lao động trên địa bàn cả nước để thu thập và phổ biến

thông tin thị trường lao động đầy đủ , kịp thời tới người lao động và người sủ dụng lao động

Thứ sáu, tạo hành lang pháp lý, bảo đảm bình đẳng hài hoà lợi ích giữa

người lao động, người sử dụng lao động và lợi ích chung. Hoàn thiện đồng bộ, kịp thời hệ thống pháp luật về thị trường lao động, các văn bản pháp quy như trình sửa đổi , bổ sung Luật tiền lương tối thiểu; Luật dạy nghề; Luật bảo hiểm xã hội; Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, sửa đổi bổ sung Bộ Luật lao động; phê chuẩn các công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế về việc làm và thị trường lao động; các thông lệ và cam kết quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Điều chỉnh pháp luật và chính sách về quan hệ lao động cho phù hợp với bối cảnh mới, hoàn thiện thiết chế về quan hệ lao động ba bên và hai bên phát huy hiệu quả trong việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, tăng cường năng lực đối thoại xã hội của các tổ chức đại diện cho các bên tham gia quan hệ lao động, nhất là ở cấp doanh nghiệp.

Điều chỉnh chính sách tiền lương trong hội nhập kinh tế. Điều chỉnh tiền lương phù hợp với nguyên tắc thị trường và không phân biệt đối xử, cụ thể là thực hiện đồng bộ 2nhiệm vụ sau: hoàn thiện cơ sở pháp luật và chính sách tiền lương cho phù hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường ( mức lương là kết quả thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng do sức lao động không phải là hàng hoá thông thường nên nó phải được thoả thuận thông qua thương lượng và thoả ước lao động tập thể ), và thứ nữa là, hoàn thiện cơ sở pháp luật, thể chế, năng lực cho việc tiến hành thương lượng và thoả ước lao động tập thể (phải xác định rõ vai trò của Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động).

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào hoạt động nghiên cứu triểnkhai công nghệ khai công nghệ

1. Những giải pháp về phía doanh nghiệp.

Nói đến doanh nghiệp thì có nhiều loại doanh nghiệp: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ... Thực tế qua khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp lớn đã bước đầu chú trọng đến vai trò của công nghệ thông tin trong công tác sản xuất kinh doanh, công tác quản lý cũng như trong bán hàng. Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do chưa thực sự thấy được lợi ích lớn lao của công nghệ thông tin, chưa làm quen được với hình thức kinh doanh trong môi trường thương mại điện tử, chưa có am hiểu về công nghệ thông tin với một tầm nhìn chiến lược nên chưa có sự quan tâm cần thiết. Các vấn đề khác có liên quan đến doanh nghiệp là họ thiếu kiến thức và thời gian để tiếp thu kiến thức, thiếu kỹ năng quản lý, sợ tăng trưởng và ưa những triển vọng ngắn hạn, ít hướng ra bên ngoài mà điều đó có nghĩa là họ không nhận thấy những tín hiệu của môi trường, cho đến khi nhận ra thì đã quá muộn; khả năng tài chính yếu nên đầu tư thấp và không có phương tiện đào tạo công nhân ở tại công ty. Hơn nữa, tại Việt Nam, môi trường công nghệ thông tin chưa thuận lợi để các doanh nghiệp có thể áp dụng, hạ tầng kỹ thuật cho phát triển công nghệ thông tin còn hạn chế.

Để khuyến khích phổ biến và áp dụng bất kỳ một đổi mới nào, điều đòi hỏi trước tiên là phải nâng cao nhận thức của doanh nghiệp.

Khía cạnh chiến lược: Giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu nhất định ở một giai đoạn cụ thể: nâng cao hiệu suất, nâng cao hiệu quả, cải thiện mối quan hệ giữa sản phẩm và thị trường; đổi mới quan hệ giữa sản phẩm và thị trường hoặc định hướng đi. Kế hoạch công nghệ thông tin: Kế hoạch này đưa ra một tầm nhìn chiến lược cho việc sử dụng công nghệ thông tin. Mức độ hoà hợp giữa kế hoạch

công nghệ thông tin và kế hoạch kinh doanh có thể chia thành các giai đoạn khác nhau.

Khía cạnh tổ chức: Việc thực thi công nghệ thông tin đưa lại những thay đổi tổ chức, cả trong nội bộ lẫn bên ngoài. Điều này có những tác động đối với các mối quan hệ giữa các quy trình kinh doanh, kèm theo đó là những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.

2. Những giải pháp về phía nhà nước.

Những biện pháp hỗ trợ vốn của Nhà nước cho DN đầu tư nghiên cứu KHCN. Do nguồn vốn hạn chế, các doanh ngiệp thường gặp khó khăn lớn để triển khai công tác nghiên cứu hoặc thực hiện ý đồ đổi mới sản phẩm hoặc quy trình công nghệ. Bởi vậy, nhà nước cần phải có những biện pháp và chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn này.

- Tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái

phiếu, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:

Ngoài việc tăng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển và đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ, để tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp, nhà nước cần tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu...

- Nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay từ ngân hàng và khuyến khích các

ngân hàng cho vay đổi mới công nghệ doanh nghiệp.

Nguồn vốn cho đầu tư phát triển dài hạn và đổi mới công nghệ của các ngân hàng còn lớn, song các ngân hàng lại bị giới hạn trong việc cho vạy tối đa đối với 1 khách hàng, 1 dự án. Chính vì vậy để doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn của ngân hàng trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, về phía Ngân hàng Nhà nước cần xem xét nâng mức giới hạn cho vay này. Đồng thời, cần có chính sách thu hút nguồn vốn để nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Khuyến khích liên doanh, hợp tác giữa các doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu triển khai.

Đổi mới công nghệ bằng hình thức liên doanh, hợp tác với các tổ chức

nghiên cứu triển khai trong nước là hướng đi cần được đẩy mạnh và khuyến khích thực hiện. Vì hoạt động liên doanh, hợp tác gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, thiết bị giữa các bên tham gia. Các bên tham gia có thể tiếp thu và học tập các kinh nghiệm từ đối tác liên doanh, hợp tác. Liên doanh, hợp tác ở đây bao hàm cả liên doanh giữa các đơn vị sản xuất với các đơn vị nghiên cứu triển khai và giữa các đơn vị sản xuất với nhau.

Trong tình hình thực tế hiện nay, khi các tổ chức, đơn vị nghiên cứu triển khai thiếu vốn để nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất, các doanh nghiệp không đủ vốn để mua những máy móc thiết bị của nước ngoài thì việc liên doanh, liên kết giữa 2 tổ chức này cần được phát triển. Phát triển hình thức nghiên cứu triển khai không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm vốn khi đổi mới công nghệ mà còn giúp phát triển nền khoa học nước nhà.

Việc liên doanh, liên kết trong nước đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, nó khai thác được những lợi thế của các bên tham gia, tạo nền tảng cho việc xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh.

Nâng cao hiệu quả đánh giá công nghệ. Trong thời đại ngày nay, hiểu biết về công nghệ đóng một vai trò ngày càng quan trọng không những đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh mà còn đối với các hoạt động của từng cá nhân cũng như của toàn xã hội. Công nghệ là cơ sở của mọi hoạt động sản xuất vật chất. Công nghệ cũng rất cần thiết đối với các quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin. Trong việc áp dụng các công nghệ mới, hiểu biết sâu sắc về công nghệ sẽ giúp chúng ta hạn chế được những sai sót khi đưa ra những quyết định quan trọng.

Vì vậy, việc đánh giá công nghệ gắn liền với các biện pháp quản lý công nghệ, với những phương pháp tiếp cận trên quan điểm hệ thống nhằm dự báo một cách toàn diện những hệ quả diễn ra khi áp dụng một công nghệ cụ thể.

Khi ứng dụng một công nghệ, doanh nghiệp cần thường xuyên quan tâm đến khả năng nâng cấp công nghệ đó. Nói cách khác, không những cần chú ý đến việc giải quyết những vấn đề của ngày hôm nay mà doanh nghiệp còn phải xây dựng cơ sở cho quá trình phát triển của công nghệ trong tương lai. Vấn đề này thuộc phạm vi dự báo công nghệ mà doanh nghiệp cần nghiên cứu đồng thời với việc đánh giá công nghệ.

Nhà nước hỗ trợ cho các DN về hình thức hỗ trợ tư vấn: Để giúp cho các doanh nghiệp tránh được sai lầm khi chọn lựa công nghệ cũng như giúp cho doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng thiếu các chuyên viên kỹ thuật về công nghệ thì nhà nước cần phải tuyển chọn và hình thành mạng lưới các chuyên gia tư vấn kỹ thuật. Với đội ngũ này các DNV&N có thể nhận được các lời khuyên cụ thể, cả về công nghệ và kinh doanh đề giải quyết những khó khăn của cơ sở. Phần chi phí trả công cho các chuyên gia tư vấn kỹ thuật sẽ được lấy từ Quỹ hỗ trợ tư vấn dành riêng cho các DNV&N. Đội ngũ chuyên gia tư vấn phải được tuyển chọn khá chặt chẽ theo các ngành nghề chuyên môn nhất định phù hợp với cơ cấu ngành nghề được sắp xếp vào loại ưu tiên hỗ trợ trong từng giai đoạn của mỗi doanh nghiệp khác nhau.

III. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào hoạt động marketing1. Những giải pháp về phía doanh nghiệp. 1. Những giải pháp về phía doanh nghiệp.

Việc Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội vô cùng lớn cho các doanh nghiệp, các thương hiệu Việt Nam hấp thụ tinh hoa thế giới để phục vụ mục tiêu phát triển nhưng đồng thời cũng chứa ẩn nhiều thách thức. Có thể nói rằng cạnh tranh trên thị trường thương hiệu là vấn đề sống còn và là phương thức duy nhất để các nước kém phát triển như Việt Nam thu hep khoảng cách và bắt kịp với các nước phát triển.

Lựa chọn mô hình thương hiệu hợp lý và hình thành chiến lược tổng thể cho xây dựng và phát triển thương hiệu. Trước hết các doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một mô hình thương hiệu hợp lý, phù hợp với chủng loại hàng hoá kinh doanh và điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp về tài chính, nhân lực và thị trường. Từ đó xây dựng chiến lược tổng thể về xây dựng và phát triển thương hiệu. Với từng doanh nghiệp cụ thể sẽ cần những chiến lược cụ thể phù hợp khác nhau tuỳ theo lĩnh vực hoạt động cũng như bối cảnh cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên:

-Với các doanh nghiệp có khả năng và quy mô tài chính lớn hoặc các Tông công ty, chiến lược thương hiệu cần tập trung vào khai thác lợi thế về quy mô doanh nghiêp, khả năng chiếm lĩnh thị trường , tích cực tham gia các sự kiện và tận dụng triệt để các phương tiện truyền thông để quang bá hình ảnh.

- Với các doanh nghiệp nhỏ, hạn chế nhiều về tài chính và nhân lực thì chiến lược về thương hiệu cần tập trung khai thác thị trường ngách. Nên khai thác các phương tiện quảng bá với chi phí thấp như quảng bá trên báo, tạp chí hoặc internet…

Tiến hành đăng kí ngay cả nhãn hiệu trong nước và quốc tế. Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, trong số những người cùng nộp đơn cho một nhãn hiệu , quyền bảo hộ được dành cho người nộp đơn sớm

Một phần của tài liệu Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w