Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 51)

Trước thực trạng và xu hướng phát triển nền kinh tế nước ta, nhà nước và các doanh nghiệp cần có những giải pháp, phương hướng đầu tư để sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý và có hiệu quả nhất.

1. Những giải pháp về phía doanh nghiệp

Thứ nhất, chú trọng hoạt động đào tạo và đào tạo lại trong doanh nghiệp.

Đào tạo và đào tạo lại cần được hiểu là sự đầu tư hợp lý chứ không phải là việc làm tốn chi phí của doanh nghiệp. Yếu tố con người trong doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong thương trường. Để có một đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp thì phải đào tạo liên tục để họ kịp thời cập nhập được thông tin và xu hướng công việc. Còn đối với nhân viên mới được tuyển dụng, họ chưa ngay tức thời đáp ứng được yêu cầu của công việc vì chưa thể hoà nhập với môi trường làm việc mới, và không tránh khỏi lúng túng khi tham gia vào các công đoạn sản xuất kinh doanh vốn được vận hành rất bài bản từ trước. Do đó cần đào tạo lại cho họ các thao tác kỹ thuật trong công việc và giảm bớt áp lực làm việc

Thứ hai, đó là cơ chế đãi ngộ đối với nhân viên.

Cơ chế đãi ngộ bao gồm: lương, thưởng, các chế độ phúc lợi hữu hình cũng như vô hình, mang tính vật chất hay phi vật chất, liên quan đến thể chất hoặc tinh thần của người lao động do doanh nghiệp cung cấp. Như vậy cơ chế đãi ngộ của doanh nghiệp bao gồm các hình thức cơ bản sau : lợi ích vật chất trực tiếp, lợi ích vật chất gián tiếp và sự hài lòng về mặt tâm lý

Việc thực hiện các chế độ đãi ngộ cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, hợp lý và minh bạch

Thứ ba, phân tích công việc phù hợp cho các vị trí trong công ty, đúng

người đúng việc, lập kế hoạch công việc và đánh giá hiệu qủa công việc của nhân viên một cách chính xác và khách quan nhất.

Thứ tư, xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Xây dựng môi trường làm việc

bình đẳng, lành mạnh, học hỏi lẫn nhau và phối hợp làm việc một cách có hiệu quả nhất

2. Những giải pháp về phía nhà nước

Thứ nhất, đổi mới chương trình và cơ cấu đào tạo trên cơ sở phân tích

nhu cầu của thị trường.

Loại bỏ kiểu đào tạo theo thị hiếu và tâm lý xã hội như hiện nay. Đào tạo phải đáp ứng được nhu cầu trực tiếp của thị trường do đó phải dự báo được xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế để có căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực. Thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng từ phía các nhà sử dụng, gắn trách nhiệm của nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng lao động. Hoàn thiện quy hoạch, tính toán lại năng lực sản xuất hiện tại và tiềm năng của mỗi loại ngành nghề làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động. Lấy thị trường làm căn cứ, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước để đưa ra quy hoạch phân bố, sử dụng và đào tạo nguồn lao động và đặc điểm cho từng loại ngành nghề

Thứ hai, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho công tác

đào tạo và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên. Khuyến khích các trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh mời các chuyên gia, các nghệ nhân trong và ngoài nước vào giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm.

Hỗ trợ về vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Khuyến khích cho vay vốn đổi mới máy móc phục vụ cho công tác giáng dạy, trích ngân sách đầu tư, bổ sung tay nghề cho chủ thợ

Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Đa dạng hoá loại hình đào tạo, phát triển mạnh hệ thống dạy nghề với đa cấp trình độ, chuyển từ dạy

nghể trình độ thấp sang trình độ cao theo 3 cấp ( sơ cấp, trung cấp và cao đẳng ), có liên thông giữa các cấp. Đào tạo lý thuyết kết hợp với ứng dụng thực hành, thưc tế

Thứ ba, quan tâm chăm sóc sức khoẻ, chất lượng dân số, cải thiện môi

trường sống cho người dân

Giảm tốc độ gia tăng dân số, hạ thấp tỷ lệ sinh nhằm giảm áp lực về việc làm trong tương lai.( Tuyên truyền, vận động người dân thưc hiện kế hoạch hoá gia đình đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa; Đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng, an toàn và thuận tiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản ). Tăng cường và đa dạng hoá nguồn vốn cho bảo vệ môi trường sống trước các nguy cơ ô nhiễm do tăng trưởng kinh tế mang lại

Thứ tư, cải cách hệ thống tiền lương, tiền công cho phù hợp với trình độ

phát triển của nền kinh tế và điều kiện sống của người lao động trong cơ chế thị trường. Tiền lương cơ bản phải đảm bảo đủ cho người lao động về chi phí nhà ở, đi lại, ăn mặc, học tập, chữa bệnh, các nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần khác, chăm sóc con cái…Đảm bảo tính hợp lý và công bằng

Thứ năm, phát triển đồng bộ hệ thống giao dịch trên thị trường lao động.

Có 3 hướng chính :

Quy hoạch và phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm ở các đia phương và cả nước; tập trung đầu tư hiện đại hoá 3 trung tâm ở 3 vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đạt tiêu chuẩn khu vực, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện giao dịch lành mạnh , hiệu quả và chuyên nghiệp; tổ chức tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động

Đa dạng hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động ( thông tin, quảng cáo, hội chợ việc làm…) tạo điều kiện giao dịch giữa người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng, trước hết là các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, bố trí các trạm quan sát thông tin thị trường lao động trên địa bàn cả nước để thu thập và phổ biến

thông tin thị trường lao động đầy đủ , kịp thời tới người lao động và người sủ dụng lao động

Thứ sáu, tạo hành lang pháp lý, bảo đảm bình đẳng hài hoà lợi ích giữa

người lao động, người sử dụng lao động và lợi ích chung. Hoàn thiện đồng bộ, kịp thời hệ thống pháp luật về thị trường lao động, các văn bản pháp quy như trình sửa đổi , bổ sung Luật tiền lương tối thiểu; Luật dạy nghề; Luật bảo hiểm xã hội; Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, sửa đổi bổ sung Bộ Luật lao động; phê chuẩn các công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế về việc làm và thị trường lao động; các thông lệ và cam kết quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Điều chỉnh pháp luật và chính sách về quan hệ lao động cho phù hợp với bối cảnh mới, hoàn thiện thiết chế về quan hệ lao động ba bên và hai bên phát huy hiệu quả trong việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, tăng cường năng lực đối thoại xã hội của các tổ chức đại diện cho các bên tham gia quan hệ lao động, nhất là ở cấp doanh nghiệp.

Điều chỉnh chính sách tiền lương trong hội nhập kinh tế. Điều chỉnh tiền lương phù hợp với nguyên tắc thị trường và không phân biệt đối xử, cụ thể là thực hiện đồng bộ 2nhiệm vụ sau: hoàn thiện cơ sở pháp luật và chính sách tiền lương cho phù hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường ( mức lương là kết quả thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng do sức lao động không phải là hàng hoá thông thường nên nó phải được thoả thuận thông qua thương lượng và thoả ước lao động tập thể ), và thứ nữa là, hoàn thiện cơ sở pháp luật, thể chế, năng lực cho việc tiến hành thương lượng và thoả ước lao động tập thể (phải xác định rõ vai trò của Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động).

Một phần của tài liệu Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w