Lộ trình hoàn thành chiến lược

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 52 - 53)

3.1.1.3.1. Giai đoạn 1 (2006-2017)

Tiếp tục rà soát hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành tổ chức để bổ sung và hoàn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế huy động vốn, cơ chế tín dụng và cơ chế tài chính. Phấn đấu đến năm 2010, toàn bộ các chi phí quản lý ngành (trừ chi phí lãi suất huy động vốn) được bù đắp bằng nguồn thu lãi cho vay và các dịch vụ NH, giảm cấp bù cho NSNN, tiến tới tự chủ về tài chính.

Mục tiêu tiếp theo của NHCSXH là đạt được khả năng tự bù đắp chi phí hoạt động vào năm 2017, tức là NH có tỷ suất tự chủ chi phí hoạt động lớn hơn hoặc bằng 1.

Thu nhập Tỷ suất tự chủ chi phí hoạt động =

Chi phí hoạt động

3.1.1.3.2. Giai đoạn 2 (2017-2025)

Mục tiêu của NHCSXH là hướng đến khả năng tự bảo toàn và bổ sung vốn điều lệ vào năm 2025. Tức là NH sẽ có tỷ suất tự chủ tài chính lớn hơn hoặc bằng 1.

Thu nhập Tỷ suất tự chủ tài chính =

Chi phí vốn + chi phí hoạt động +

dự phòng tổn thất cho vay+ bổ sung vốn điều lệ Căn cứ vào tiến độ và lộ trình trên, các chiến lược chính tương đương với 4 khía cạnh cơ bản trong hoạt động của NHCSXH cần thực hiện trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc:

- Về cơ bản, NHCSXH phải chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và các quy định hiện hành của ngành Ngân hàng Việt Nam.

- Dần dần áp dụng các tài khoản theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với các cam kết hội nhập của ngành ngân hàng.

- Tuân thủ các hình thức kiểm toán theo quy định của pháp luật: Kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán trong khuôn khổ các dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w