Công tác đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn cho người lao dộng

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty SX-KD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà (Trang 61 - 64)

Đây là công tác nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện tiên quyết để tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhập những tri thức mới, công nghệ mới cho người lao động. Ngay từ những thời kỳ đầu ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm, chú trọng và thực hiện tốt công tác này.

Năm 1968, khi còn là Xí nghiệp nước chấm, Công ty đã mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên. Gửi cán bộ đào tạo tại chức tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… Sau đó, tập hợp các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư thành lập Tổ

Nghiên cứu khoa học. Tổ Nghiên cứu đã nghiên cứu, thiết kế, cải tạo lại toàn bộ dây chuyền sản xuất nước chấm thủ công, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.

Năm 1986, đất nước đổi mới, từ cơ chế hành chính, bao cấp sang cơ chế thị trường cạnh tranh, mở cửa và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Xí nghiệp nước chấm chuyển đổi thành Nhà máy thực phẩm Hà Nội với những nhiệm vụ và kế hoạch mới. Vì vậy, Công ty đã cử cán bộ đi nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, đào tạo lại CBCNV để phù hợp với những mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh mới. Kết quả, Công ty đã nâng cao được chất lượng và số lượng sản phẩm, có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước với 34 sản phẩm các loại,…

Tiếp đó, khi gặp khó khăn trong việc sản xuất các mặt hàng thực phẩm do thị trường Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Công ty đã chủ động vay vốn, thay đổi toàn bộ hệ thống thiết bị, nhà xưởng, đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ sản xuất bia hộp Halida và bia hơi Việt Hà. Vận dụng chính sách đầu tư nước ngoài, Công ty thành lập Liên doanh Bia Đông Nam Á....

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, Công ty đã chuyển đổi Tập đoàn hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con hoạt động đa sở hữu, đa ngành nghề, quản lý và điều hành nhiều loại hình doanh nghiệp.

Do đó, Công ty rất chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi bằng cách cử đi đào tạo nươc ngoài, phối hợp với các viện, trường trong nước. Cán bộ, công nhân viên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Cụ thể:

Đối tượng được đào tạo đầu tiên là những nhân viên mới vào làm tại Công ty, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc.Công ty áp dụng hình thức đào tạo trong công việc, những nhân viên mới sẽ được làm việc dưới sự kèm cặp và chỉ dẫn của cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong một thời gian ngắn cho đến khi thành thạo cơ bản công việc.

Bên cạnh đó Công ty còn áp dụng phương pháp đào tạo ngoài công việc. Công ty mở các lớp tập huấn chuyên môn, phổ biến các chính sách mới,.. rồi mời những chuyên

gia, giảng viên có uy tín về giảng dạy. Hoặc cử cán bộ, nhân viên đi học tại các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn hoặc dài hạn tại các trung tâm, các trường đại học, cao đẳng,… Sau đó chính các cán bộ, kỹ sư đó sẽ huấn luyện, giảng dạy cho các nhân viên, các công nhân trong Công ty.

Thông thường, nội dung của các khóa huấn luyện, đào tạo và đào tạo lại là về ATVSTP, AT-VSLĐ, PCCC, công nghệ sản xuất, vận hành các thiết bị quan trọng như: lò hơi, máy nén lạnh, trạm nước,…), nấu ăn, kho, bán hàng, marketing, đào tạo chuyên môn các phòng,…

Theo số liệu của Phòng Tổ chức – Nhân sự, thì số lượng lượt lao động được huấn luyện, đào tạo và đào tạo lại là:

Năm 2006: 639 lượt người

Năm 2007: 690 lượt người.

Số lượng lượt lao động đã tăng lên đáng kể, so với năm 2006 thì năm 2007 tăng 51 lượt người, tương ứng tăng 7.98%.

Về chi phí đào tạo, đối với các lớp tập huấn và các lớp nghiệp vụ ngắn hạn, thường thì Công ty lo 100% kinh phí. Đối với người lao động có nhu cầu học các lớp dài hạn như là đại học tại chức, sau đại học, học các chứng chỉ kế toán, chứng khoán,… theo yêu cầu của Công ty đều được Công ty hỗ trợ 30-70% học phí để khuyến khích, đông viện họ trong quá trình học tập và công tác. Ngoài ra, người lao động còn được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các lớp học đầy đủ, Công ty bố trí thời gian làm việc linh hoạt CBCNV thuận tiện cho việc học tập. Cũng theo số liệu của Phòng Tổ chức – Nhân sự thì chi phí đào tạo của Công ty thông thường mỗi năm là khoảng 40-50 triệu đồng.

Từ đó, có thể khẳng định sự quan tâm và tạo mọi điều kiện để người lao động nâng cao kiến thức, trình độ của mình. Thỏa mãn nhu cầu học tập, học hỏi và nâng cao kiến thức của bản thân. Do đó, người lao động làm việc tích cực, sáng tạo và với hiệu quả, chất lượng cao hơn.

Dựa vào kết quả điều tra của bản thân về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, thì:

Bảng 2.8: Ý kiến của người lao động về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động của Công ty:

Phương án trả lời Số phiếu trả lời % trả lời

Tốt 21 52.5%

Bình thường 14 35%

Chưa tốt 5 12.5%

Tổng 40 100%

Có đến 12,5% cán bộ, công nhân viên thấy rằng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động là chưa tốt, cảm thấy chưa hài lòng. Trong quá trình tìm hiểu,được biết các chương chính đào tạo chưa được xây dựng một cách có kế hoạch từ trước mà chỉ khi công việc phát sinh yêu cầu thì mới đào tạo (nhất là đào tạo đối với công nhân). Mặt khác, chất lượng của các khóa đào tạo chưa cao, chưa mang lại hiệu quả nhiều. Cán bộ, công nhân viên chưa biết rõ, hiểu rõ các khóa đào tạo đó nhiều. Chưa có những biện pháp để thúc đẩy, khuyến khích công nhân viên học tập, lắng nghe các buổi học một cách tập trung, hiệu quả hơn. Cần có các biện pháp để tăng cường sự hiệu quả cũng như chất lượng của các khóa đào tạo.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty SX-KD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà (Trang 61 - 64)