Thực hiện tốt các tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNVVN tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì, Hà Nội (Trang 86 - 87)

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bảo toàn và phát triển vốn luôn là nhiệm vụ cơ bản, đợc đặt lên hàng đầu. Để bảo toàn vốn thì một biện pháp không thể thiếu trong hoạt động TD là việc bảo đảm tiền vay, đó là cơ sở pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ hai ngoài nguồn thu nợ thứ nhất. Có hai phơng thức đảm bảo chính là đảm bảo đối nhân và đảm bảo đối vật, điều đó phụ thuộc vào quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Cho nên vấn đề đặt ra đối với ngân hàng là phải tìm ra những hình thức bảo đảm tốt nhất cho từng khách hàng ở mỗi loại TD nhất định, nghĩa là sử dụng các phơng thức đảm bảo tiền vay vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt, không chỉ thực hiện kỹ lỡng và chính xác theo quy định pháp lý khi đặt ra bảo đảm mà trong đó cũng phải giám sát chi tiết các bảo đảm trong thời hạn TD. Muốn vậy trong quá trình lập hồ sơ và thẩm định yếu tố bảo đảm tiền vay cần thực hiện một cách chính xác, khách quan và trung thực nhằm giảm thiểu rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.

Đối với những bảo đảm bằng tài sản, cần có đầy đủ giấy tờ sở hữu hay hiện vật đảm bảo. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp có quan hệ TD với nhiều ngân hàng vì vậy cũng không loại trừ khả năng một tài sản của họ lại dùng để đảm bảo ở nhiều nơi và họ dùng bản sao công chứng để làm thủ tục vay vốn, do đó ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác của các giấy tờ này một cách cẩn trọng, thiết lập mối liên hệ thờng xuyên với phòng công chứng nhà nớc để có những thông tin chính xác về giấy tờ công chứng của các doanh nghiệp. Với những tài sản là động sản thì ngời vay phải giao nộp hiện vật hoặc hợp đồng thuê kho bảo đảm, có hợp đồng giữa hai bên về chế độ quản lý, bảo hiểm hàng hoá trong kho, đồng thời cán bộ TD cần giám sát chặt chẽ tài sản để nắm bắt đ- ợc thực trạng tài sản đó, với bất động sản là phơng tiện kinh doanh, ngân hàng cần kiểm tra, nắm giữ giấy tờ sở hữu đồng thời phải kiểm tra, giám sát thờng xuyên tình hình sử dụng các tài sản trên để có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra rủi ro đối với doanh nghiệp vay vốn.

Không chỉ nắm giữ giấy tờ hay hiện vật của tài sản đảm bảo mà trớc đó khi thẩm định giá trị của tài sản, ngân hàng cần đánh giá đúng mức, chuẩn xác, có tỷ lệ dự phòng giảm giá khi xác định mức độ cho vay và phải tuân thủ đúng theo chế độ quy định. Cán bộ TD cần nắm chắc đợc giá cả thị trờng, tránh gây

ra những tình trạng khi khách hàng không trả đợc nợ mới phát hiện giá trị thực thấp hơn giá trị đánh giá nhiều, điều đó sẽ gây thất thoát vốn của ngân hàng.

Tuy nhiên, ngân hàng không nên coi tài sản thế chấp là chỗ dựa cho số tiền vay, không nên tuyệt đối hoá vai trò của tài sản thế chấp cho dù tài sản thế chấp là cơ sở giúp ngân hàng có khả năng thu nợ vay khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Bởi vì mục đích của ngân hàng cho vay là giúp khách hàng có vốn duy trì hoạt động sản xuất, hơn nữa không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán đợc để thu nợ một cách kịp thời mà điều quan trọng để quyết định cho vay vẫn là uy tín, năng lực tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đối với các DNVVN, một khó khăn lớn nhất để họ có thể tiếp cận vốn TD ngân hàng là thiếu tài sản thế chấp trong khi uy tín của các doanh nghiệp này cũng không đủ điều kiện để vay vốn bằng tín chấp. Do đó, để mở rộng TD đối với khối TD này, cũng theo chủ trơng của NHNo & PTNT Việt Nam thì tài sản đảm bảo chỉ là một phần quyết định đến hoạt động cho vay mà cái chính vẫn là tính khả thi của dự án đầu t, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNVVN tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì, Hà Nội (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w