Các tiêu chí để đánh giá chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Vietinbank Chương Dương (Trang 37 - 40)

hàng thương mại

1.2.3.1Khái niệm về chất lượng phân tích tín dụng

Hoạt động phân tích tín dụng của Ngân hàng thương mại được coi là đảm bảo chất lượng khi nó đáp ứng được mục tiêu của phân tích tín dụng, tức là xác định chính xác khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra để từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa hợp lý. Nói cách khác, chất lượng phân tích tín dụng được thể hiện thông qua kết quả hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nếu một Ngân hàng thành công trong các khoản tín dụng, cũng có nghĩa là chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng đó rất tốt (nhưng điều ngược lại chưa hẳn đúng, vì chất lượng phân tích tín dụng chỉ là một trong nhiều yếu tố cấu thành sự thành công trong hoạt động tín dụng).

1.2.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng phân tích tín dụng 1.2.3.2.1 Cơ sở để cấp tín dụng

Để đưa ra quyết định cho vay, Ngân hàng cần tìm hiểu kỹ lưỡng mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, đánh giá hiệu quả của phương án vay vốn. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất, để từ đó Ngân hàng quyết định xem có cấp tín dụng hay không.

Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng sẽ giúp cải thiện mức độ chính xác của các đánh giá đó, tạo điều kiện để Ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay có mức độ tin cậy cao, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng có thể tư vấn thêm cho khách hàng, giúp họ nhận thức rõ hơn về các vấn đề xung quanh dự án, đem lại hiệu quả cao hơn nữa trong việc sử dụng vốn vay.

1.2.3.2.2 Giảm thiểu rủi ro

Đương nhiên, mục tiêu của hoạt động phân tích tín dụng không phải là để “bới móc”, tìm ra những điểm yếu của khách hàng. Theo quan điểm ngân hàng hiện đại thì rủi ro tín dụng là khách quan, là không tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ có thể hạn chế, ngăn ngừa và làm giảm bớt tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Phân tích tín dụng là công cụ then chốt để hạn chế, quản lý rủi ro tín dụng.

1.2.3.2.3 Vì sự phát triển bền vững

Những quyết định cấp tín dụng đúng đắn giúp Ngân hàng không bỏ lỡ cơ hội phát triển và hợp tác với những khách hàng tiềm năng, đồng thời cũng không khiến Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Chất lượng phân tích tín dụng cao sẽ giúp Ngân hàng cấp tín dụng đúng người, đúng việc, góp phần kích thích nền kinh tế phát triển thông qua sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Từ góc nhìn vĩ mô, “sức khỏe” của nền kinh tế và hệ thống tài chính sẽ ổn định hơn nếu như không xảy ra hiện tượng bong bóng tín dụng. Điều này có thể đạt được nếu có chất lượng phân tích tín dụng tốt.

1.2.3.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng 1.2.3.3.1 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng

Chất lượng tín dụng của Ngân hàng là kết quả sau một loạt các khâu trong quy trình tín dụng, từ lập hồ sơ vay vốn, phân tích tín dụng cho đến giải ngân, thu nợ. Do đó, chất lượng tín dụng chính là thước đo để đánh giá hiệu quả của các khâu trong quy trình tín dụng, trong đó có chất lượng phân tích

tín dụng.

Chất lượng tín dụng thường được đo lường dựa trên những chỉ tiêu về nợ xấu, nợ quá hạn.

+Nhóm chỉ tiêu về nợ xấu: Nợ xấu là những khoản nợ có dấu hiệu hoặc bằng chứng rõ ràng cho thấy khách hàng không có khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo cam kết.

Theo quy định tại điều 2 – QĐ 493/2005 của Ngân hàng Nhà nước,” nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.”

Dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng, phân tích tín dụng của Ngân hàng càng kém.

+Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn: Là những khoản nợ mà khách hàng không có khả năng thanh toán gốc hoặc lãi đúng hạn. Khoản vay bị quá hạn chứng tỏ Ngân hàng đã đánh giá sai về khả năng trả nợ của khách hàng, hoặc dự báo sai về thời điểm khách hàng nhân được luồng tiền. Như vậy, thể hiện chất lượng phân tích tín dụng thấp.

Dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng, phân tích tín dụng của Ngân hàng càng kém.

1.2.3.3.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng thể hiện mức độ mở rộng qui mô cho vay của Ngân hàng. Nếu phân tích tín dụng được thực hiện tốt, chính xác thì sẽ giúp Ngân hàng mở rộng các khoản cho vay và ngược lại.

Tất nhiên, cũng phải xét đến trường hợp Ngân hàng làm sai quy trình, vẫn cấp tín dụng cho dù chưa hoàn thành quá trình phân tích tín dụng.

1.2.3.3.3 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Lợi nhuận từ tín dụng sẽ tăng khi Ngân hàng mở rộng tín dụng với các khách hàng tốt, có khả năng hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn cho Ngân

hàng. Cơ sở để Ngân hàng lựa chọn khách hàng tốt chính là chất lượng phân tích tín dụng, do đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cũng phản ánh chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng.

1.2.3.3.4 Dự phòng rủi ro tín dụng

Dựa trên mức độ rủi ro của từng khoản nợ mà Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro. Độ rủi ro của các khoản tín dụng tỷ lệ thuận với số tiền dự phòng rủi ro mà Ngân hàng phải trích, vì vậy nếu số dự phòng phải trích thấp thì cũng có nghĩa là các khoản tín dụng của Ngân hàng có độ rủi ro thấp. Nói cách khác, chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng là đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Vietinbank Chương Dương (Trang 37 - 40)