Nội dung phân tích tín dụng của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Vietinbank Chương Dương (Trang 29 - 37)

1.2.2.1Phân tích khách hàng vay vốn

Phân tích khách hàng vay vốn là việc phân tích các yếu tố trong quá khứ, hiện tại và triển vọng trong tương lai của khách hàng, nhằm đưa ra một nhận định bao quát về hiện trạng của khách hàng. Nhìn chung, để đánh giá về khách hàng xin vay vốn, Ngân hàng thường dựa trên năng lực pháp lý, uy tín, khả năng quản trị, tình hình sản xuất kinh doanh, tiềm năng phát triển và năng lực tài chính của khách hàng.

1.2.2.1.1 Đánh giá uy tín của khách hàng

Trong giao dịch tín dụng, khái niệm uy tín liên quan tới thái độ sẵn sàng trả nợ và ý thức thực hiện các điều khoản của hợp đồng tín dụng. Cho dù khách hàng có năng lực tài chính tốt, nhưng không sẵn sàng hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng thì Ngân hàng vẫn gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn. Do đó, Ngân hàng cần lựa chọn khách hàng có uy tín tín dụng tốt.

Với cá nhân, đối tượng có uy tín tín dụng thường là những người có thu nhập cao, ổn định, có tài sản đảm bảo chắc chắn hoặc đã có quan hệ lâu dài với Ngân hàng. Nếu là doanh nghiệp, ngoài phương án sản xuất – kinh doanh hiệu quả và độ rủi ro của lĩnh vực hoạt động, cần xét thêm cả uy tín của chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo cũng như những người có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Tất nhiên, việc đánh giá uy tín (đặc biệt là cá nhân) thường chủ yếu thông qua phán đoán, chứ hiếm khi được thể hiện qua các chỉ số định lượng.

1.2.2.1.2 Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng

Ngân hàng cần kiểm tra xem khách hàng có thuộc các đối tượng đặc biệt mà Ngân hàng không được phép cho vay, hoặc hạn chế cho vay, hoặc phải tuân theo các quy định riêng khác hay không. Nếu Ngân hàng không xác định được năng lực pháp lý của khách hàng, có thể dẫn đến việc hợp đồng tín dụng giữa hai bên bị vô hiệu hóa, gây rủi ro cho Ngân hàng.

1.2.2.1.3 Đánh giá khả năng quản trị điều hành của khách hàng

Nếu khách hàng là doanh nghiệp (hoặc cá nhân vay vốn với mục đích sản xuất – kinh doanh), Ngân hàng cần đánh giá khả năng quản trị điều hành của khách hàng. Bởi, khả năng quản trị điều hành có liên hệ mật thiết tới kết quả kinh doanh, lợi nhuận của khách hàng, qua đó tác động tới khả năng trả nợ Ngân hàng.

1.2.2.1.4 Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng

Mục tích của việc đánh giá năng lực tài chính là để phân tích xem khách hàng đang hoạt động tốt hay xấu, có hiệu quả hay không, có khả năng thực hiện các kế hoạch và đáp ứng các cam kết hay không. Đối với khách hàng doanh nghiệp, phân tích tài chính được thực hiện dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đối với cá nhân, phân tích tài chính là việc phân tích các khoản thu nhập và chi tiêu thường xuyên của khách hàng, qua đó rút ra kết luận về khả năng tích lũy của khách hàng để trả nợ Ngân hàng.

Do việc phân tích tài chính cá nhân tương đối đơn giản, sau đây sẽ diễn giải sâu hơn về phân tích năng lực tài chính với khách hàng doanh nghiệp. Để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, cần thu thập các dữ liệu đầu vào như sau:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính có thể được thực hiện theo các phương pháp sau:

+Phân tích tỷ số tài chính: Là phương pháp phân tích dựa trên một nhóm chỉ số, thường được dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua số liệu ở các báo cáo tài chính, phương pháp này đánh giá chiều sâu tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các nhóm chỉ số tài chính cơ bản gồm có:

- Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời - Nhóm chỉ số hoạt động

- Nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính (chỉ số nợ) - Nhóm chỉ số về khả năng thanh khoản

Phương pháp phân tích tỷ số tài chính có khá nhiều ưu điểm, nhưng nó cũng có một số hạn chế. Đầu tiên, phương pháp này dựa hoàn toàn vào số liệu trong các báo cáo tài chính, và nếu khách hàng cung cấp thông tin thiếu chính xác thì kết quả sẽ bị sai lệch. Tiếp theo, thường thì không có đầy đủ thông tin về các tỷ số bình quân của ngành để làm cơ sở so sánh.

Vì thế, cần áp dụng thêm những phân tích so sánh để làm rõ hơn tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

+Phân tích xu hướng: Là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính đã tính toán với kết quả tương tự của những kỳ trước, và các tỷ số bình quân ngành. Phương pháp này thường được dùng để đánh giá xu hướng biến động xung quanh khả năng sinh lời của doanh nghiệp, khả năng hoạt động, khả năng vay và trả nợ, tính thanh khoản….

Điểm quan trọng là cần phải giải thích được nguyên nhân gây ra sự biến động giữa các thời kỳ, và ảnh hưởng của sự biến động đó đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

+Phân tích tỷ trọng: Là phương pháp thể hiện mỗi khoản mục của bảng cân đối kế toán dưới dạng tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản, hoặc mỗi khoản

mục của báo cáo kết quả kinh doanh dưới dạng tỷ lệ phần trăm của doanh thu thuần. Dựa vào phương pháp này, có thể thấy được đặc điểm kinh tế của các ngành khác nhau và các doanh nghiệp khác nhau trong cùng ngành, qua đó đánh giá được tính hợp lý trong việc quản lý tài sản, doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.

+Phân tích cơ cấu: Phương pháp này được dùng để đánh giá cơ cấu vốn của doanh nghiệp có phù hợp hay không, cần làm gì để cải thiện cơ cấu đó đồng thời phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn là những tài sản được duy trì trong thời gian dài, nên chúng cần được tài trợ bằng nguồn vốn có tính chất dài hạn, ổn định (vốn chủ sở hữu, các khoản vay dài hạn). Nguồn vốn dài hạn được coi là ổn định khi doanh nghiệp có thể tài trợ cho tài sản cố định & các khoản đầu tư dài hạn hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn. Nếu doanh nghiệp phải dùng một phần vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, có nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản. Tương tự, tài sản ngắn hạn cũng nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Nếu sử dụng vốn dài hạn đề đầu tư cho tài sản lưu động, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí vốn cao hơn nhiều.

+Phân tích lưu chuyển tiền tệ: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ (do khách hàng cung cấp hoặc Ngân hàng tự lập ra), Ngân hàng có thể xác định được nguồn gốc dòng tiền của doanh nghiệp, và số tiền này được dùng vào việc gì. Ngoài ra, Ngân hàng cũng có thể kiểm tra xem dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là âm hay dương, xem xét khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính thường xuyên (thuế, lãi vay) của doanh nghiệp, những yếu tố tác động đến dòng tiền…

+Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tương lai: Việc phân tích báo cáo tài chính trong quá khứ giúp Ngân hàng đánh giá được tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp. Nhưng khả năng trả nợ của khách hàng lại được xác định thông qua kết quả hoạt động kinh doanh trong tương

lai, nên việc dự báo tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp là rất quan trọng.

Phân tích báo cáo tài chính tương lai giúp Ngân hàng dự đoán trước tình hình tài chính, nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và có những phản ứng phù hợp. Để xây dựng báo cáo tài chính dự kiến, cần đưa ra giả định về các yếu tố trong tương lai như mức tăng trưởng doanh thu, thuế suất, các khoản phải thu….. Trên cơ sở đó tính toán số liệu dự báo cho các khoản mục trên báo cáo tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự chính xác của báo cáo dự kiến phụ thuộc vào độ tin cậy của các giả định.

*Để kết quả phân tích tín dụng toàn diện, hiệu quả và chính xác, nên kết hợp sử dụng nhiều phương pháp, và cần có sự so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Dù áp dụng phương pháp nào, cũng phải làm nổi bật và tập trung đánh giá được các vấn đề sau:

- Tài sản của khách hàng (tiền mặt, chứng khoán, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định…)

- Các khoản nợ của khách hàng

- Các luồng tiền trong hoạt động kinh doanh của khách hàng - Cơ cấu vốn và tình hình sử dụng vốn lưu động

- Khả năng sinh lời, quản lý chi phí, năng lực hoạt động, thanh khoản - Các điều kiện, biến động kinh tế vĩ mô

1.2.2.2 Phân tích phương án vay vốn/dự án đầu tư

Về mặt thời gian, “phương án vay vốn” thường dùng để chỉ những dự án có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, trong khi “dự án đầu tư” là phần còn lại.

1.2.2.2.1 Phân tích phương án vay vốn

+Đánh giá tính khả thi của phương án: Là việc đánh giá xem liệu phương án có thể thực hiện được trong thực tế hay không. Tính khả thi của phương án được đánh giá trên cơ sở các yếu tố sau:

- Cơ sở pháp lý của phương án

- Nguồn cung cấp, thị trường tiêu thụ của phương án - Nguồn lực để thực hiện phương án

+Đánh giá mức độ rủi ro của phương án: Dự báo các loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình doanh nghiệp thực hiện phương án kinh doanh, và các tác động của rủi ro đến khả năng hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng.

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án: Thẩm định lại các tính toán về doanh thu, chi phí của phương án do doanh nghiệp cung cấp, qua đó rút ra kết luận về lợi nhuận. Nếu phương án có lợi nhuân dương, và tỷ suất sinh lời lớn hơn lãi suất đi vay thì được coi là có hiệu quả.

+ Đánh giá khả năng trả nợ vay của phương án: Nguồn trả nợ vay của khách hàng xuất phát từ phương án kinh doanh. Do đó, Ngân hàng cần đánh giá kỹ lưỡng về thời gian vận hành của phương án, thời điểm thu hồi nợ, khả năng thanh toán của bên mua….

Trên cơ sở phân tích các yếu tố kể trên, Ngân hàng lựa chọn cho vay với các phương án kinh doanh có tính khả thi, có hiệu quả. Đồng thời, Ngân hàng cũng xác định được thời gian cho vay, số tiền cho vay phù hợp và các điều khoản ràng buộc trong giải ngân, quản lý tín dụng…

1.2.2.2.2 Phân tích dự án đầu tư

Phân tích (thẩm định) dự án đầu tư là việc tiến hành nghiên cứu, phân tích một cách khách quan, toàn diện tất cả các nội dung kinh tế - kỹ thuật của dự án. Qua đó, Ngân hàng có thể nhận định một cách chính xác về khả năng sinh lợi và trả nợ của một dự án.

+ Thẩm định các thủ tục pháp lý của dự án: Phải đảm bảo rằng dự án được lập, triển khai thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật hiện hành.

+Thẩm định sự cần thiết của dự án: Dự án chỉ thực sự có hiệu quả khi nó mang lại lợi ích hay có những đóng góp nhất định cho chủ đầu tư, sự tăng

trưởng kinh tế của địa phương, ngành….. Về cơ bản, dự án đầu tư được coi là cần thiết nếu nó xuất phát từ cân đối cùng – cầu trên thị trường hoặc định hướng phát triển ngành, địa phương

+Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu: Doanh nghiệp tính toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận dựa trên những giả định về thị trường. Do vậy, độ chính xác trong ước lượng doanh thu phụ thuộc nhiều vào những thông số giả định này. Nói chung, cần thẩm định kỹ càng các giả định của doanh nghiệp về:

- Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế - Dự báo tỷ lệ lạm phát

- Dự báo tỷ giá hối đoái, kim ngạch xuất nhập khẩu - Dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm của dự án, - Dự báo về thị phần của doanh nghiệp

+Thẩm định tổng vốn đầu tư, phương án nguồn vốn: Tổng mức vốn đầu tư của dự án là toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và vận hành dự án. Có nhiều phương pháp xác định tổng vốn đầu tư, tuy nhiên Ngân hàng cần quan tâm xem liệu sau khi nhận tín dụng, khách hàng đã có đủ nguồn vốn cần thiết để đầu tư cho dự án hay chưa.

+Thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án: Hiệu quả tài chính của dự án được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về kinh tế - tài chính của dự án. Để xác định được các chỉ tiêu này, cần thực hiện những bước sau:

- Xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án, cơ cấu nguồn vốn - Xác định khả năng huy động công suất thiết kế của dự án

- Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng giai đoạn của dự án, xác định dòng tiền của dự án. Cần đặc biệt lưu ý tới dòng tiền, bởi lợi nhuận không phản ánh chính xác thời điểm thu và chi tiền của dự án, nên cũng không thể hiện chính xác tổng lợi ích của dự án theo thời giá tiền tệ.

của dự án, chi phí sản xuất dự kiến, nhu cầu vốn lưu động và lãi vay vốn lưu động. Dòng tiền của dự án có thể được xác định theo phương pháp gián tiếp hoặc trực tiếp.

- Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án, bao gồm giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), điểm hòa vốn và tỷ số khả năng trả nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Thẩm định độ nhạy của dự án: Đầu tư dự án là hoạt động dài hạn, nên khó có thể dự báo một cách chính xác tuyệt đối những yếu tố tác động đến kết quả dự án. Muốn đánh giá độ biến động của những kết quả ước lượng trước tác động của các yếu tố khách quan, người ta có thể thẩm định độ nhạy của dự án.

Dự án được đánh giá có độ an toàn cao, khi nó vẫn đạt hiệu quả dù những nhân tố tác động thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Chỉ tiêu đơn giản nhất để phân tích độ nhạy của dự án là độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên, theo đó độ lệch chuẩn (hoặc hệ số biến thiên) càng thấp thì dự án có độ nhạy càng thấp, khiến độ an toàn cao hơn.

1.2.2.3 Phân tích các bảo đảm tín dụng

Bảo đảm tín dụng là việc bên vay (hoặc bên bảo lãnh) dùng tài sản hoặc uy tín của mình để thế chấp/cầm cố cho Ngân hàng. Trong trường hợp bên đi vay không trả được nợ thì Ngân hàng có quyền thanh lý tài sản đó để thu hồi nợ, hoặc yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay. Tuy nhiên, để bảo đảm tín dụng phát huy hết vai trò là lá chắn cuối cùng chống đỡ rủi ro cho Ngân hàng, càn phải phân tích các bảo đảm tín dụng trước khi cho vay.

1.2.2.3.1 Với bảo đảm tín dụng là tài sản

Nếu tài sản được đem ra làm bảo đảm tín dụng, cần phân tích các nội dung sau:

- Tính pháp lý của tài sản bảo đảm (có thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên vay hay không, có được phép chuyển nhượng hay không….)

chưa…)

- Giá trị của tài sản (tài sản có còn giá trị sử dụng hay không, giá trị còn lại là bao nhiều…)

- Tính thanh khoản của tài sản (tài sản có bán được một cách dễ dàng hay không, chi phí tài chính để chuyển hóa thành tiền mặt cao hay thấp…)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Vietinbank Chương Dương (Trang 29 - 37)