giai đoạn 2001 – 2010
Xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước, định hướng hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong giai đoạn tới cần tập trung vào những ngành, những lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với phát triển năng lượng
Trong thời gian tới, phát triển năng lượng phải đi trước một bước, đảm bảo an toàn năng lượng để phát triển sản xuất và tiêu dùng dân cư. Nhưng đầu tư phát triển năng lượng đòi hỏi vốn rất lớn, thời gian thu hồi vốn chậm. Việc cho vay thương mại gặp nhiều khó khăn do huy động vốn trong nước thông thường là ngắn hạn. Vì vậy, cần phải có sự tham gia của cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với các dự án ĐTPT.
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với phát triển ngành cơ khí trọng điểm
Nếu so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngành cơ khí nước ta đang ở trình độ rất thấp, công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ và chưa được đầu tư ở mức thích đáng. Chính vì lẽ đó, đầu tư phát triển ngành cơ khí ở nước ta trong thời gian tới phải có trọng tâm, trọng điểm, phải có thứ tự ưu tiên, ưu đãi. Trong thời gian tới tín dụng ĐTPT của Nhà nước nên tập trung cho các dự án đầu tư thuộc những lĩnh vực trọng điểm sau:
- Phát triển ngành cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu biển; - Cơ khí phục vụ nông nghiệp;
- Chế tạo các dây chuyền thiết bị có trình độ tiên tiến của các thành phần kinh tế;
- Nội địa hóa phần lớn phụ tùng lắp ráp các loại.
Ngoài những định hướng cơ bản, trong từng thời kỳ cụ thể, tín dụng ĐTPT của Nhà nước sẽ hỗ trợ kịp thời cho ngành cơ khí phát triển. Đối với những ngành cơ khí cần có cơ chế đặc biệt ưu đãi, nhất là đối với những sản phẩm mang tính “cách mạng” trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với phát triển nông – lâm – ngư nghiệp và kinh tế trang trại
Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền nông nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái trên từng vùng, ngoài việc đầu tư của khu vực tư nhân để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế trang trại còn có sự đầu tư của Nhà nước. Trong thời gian tới, tín dụng ĐTPT của Nhà nước chỉ đầu tư đối với các dự án thuộc các ngành:
- Trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, cây công nghiệp, cây lâu năm, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu tập trung, chăn nuôi gia súc lớn.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với định hướng phát triển đất nước, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm giải phóng sức lao động trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Phát triển kinh tế trang trại.
- Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh. - Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.
- Xây dựng cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, xây dựng cơ sở làm muối, đặc biệt chú trọng chế biến hải sản, chế biến lương thực, thịt sữa, dầu thực vật.
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với phát triển các khu công nghiệp
Để khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thì cần phải mở rộng để cơ cấu
lại nền kinh tế. Vì vậy, tín dụng ĐTPT của Nhà nước ngoài việc hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cần tham gia đầu tư vào các công trình hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ngoài hàng rào như đường giao thông, điện, nước, và các dự án cơ sở hạ tầng khác.
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu
Để nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng nông sản, thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh thực hiện chiến lược sản xuất hướng vào xuất khẩu. Trong những năm tới, tín dụng ĐTPT của Nhà nước cần tập trung hỗ trợ đối với các dự án sản xuất chế biến, kinh doanh những nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Những mặt hàng này phải thực sự là những mặt hàng tiềm năng của đất nước và có thị trường tiêu thụ. Nếu có sự trợ giúp từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thì những mặt hàng này sẽ đem lại nguồn thu lớn hoặc kích thích sản xuất các mặt hàng phục vụ trong nước. Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước cần chú trọng hỗ trợ đối với các dự án đầu tư chế biến, nâng cao chất lượng gạo, cà phê, cao su, thủy sản, lâm sản; các dự án sản xuất, kinh doanh hàng dệt may, da giầy; các dự án sản xuất động lực, hàng điện tử và linh kiện điện tử, phần mềm máy tính xuất khẩu.
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với phát triển khoa học công nghệ
Phát triển khoa học công nghệ, trong thời gian tới, cần phải có sự tham gia của tín dụng ĐTPT của Nhà nước để tạo bước đột phá mới, chuyển đổi cơ cấu công nghệ theo hướng hiện hóa từng khâu, từng ngành. Một mặt, tín dụng ĐTPT cần hướng cho vay vào những công nghệ cơ bản có vai trò quyết định đối với việc nâng cao trình độ công nghệ của nhiều thành phần kinh tế, phát huy lợi thế của đất nước về tài nguyên nông nghiệp nhiệt đới và lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn; mặt khác, tín dụng ĐTPT khi cho vay cần đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại, hàm lượng trí tuệ chất xám cao.
Để góp phần tạo đà cho sự phát triển khoa học, công nghệ trong thời gian tới, tín dụng ĐTPT của Nhà nước nên chỉ tập trung hỗ trợ đối với các dự án nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ vi sinh, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, bảo quản sau thu hoạch và chế biến nông sản, dịch vụ khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ.
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội các vùng có điều kiện khó khăn và thực hiện công bằng xã hội
Các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, có trình độ phát triển còn ở mức thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nghèo nàn, lạc hậu nên đã không thu hút được nguồn vốn đầu tư để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải quan tâm hỗ trợ những vùng đặc biệt này để đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng địa phương với nhau. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Nhà nước không nhất thiết phải tập trung đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn mà trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, chúng ta nên chú trọng đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực, khu vực kinh tế năng động làm “đầu tàu” lôi kéo các vùng kinh tế khác cùng phát triển cùng phát triển. Như vậy kết quả của quá trình phân phối lại vốn đầu tư có thể sẽ cao hơn rất nhiều so với quá trình phân phối lần đầu.
Tóm lại, những định hướng cơ bản hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong thời gian tới cần tập trung sức vào những ngành nghề, lĩnh vực mà nước ta có lợi thế so sánh và những dự án mang tính “bản lề” phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Thực hiện những định hướng đó và căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để có thứ tự ưu tiên, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả tối đa nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC
3.2.1. Giải pháp vĩ mô: hoàn thiện cơ chế cho vay đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Đối tượng cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ
So với Nghị định 106/2004/NĐ-CP thì đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư trong Nghị định 151/2006/NĐ-CP đã được mở rộng hơn. Tuy nhiên, Nghị định 106/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 151/2006/NĐ-CP lại thu hẹp đối tượng cho vay vốn. Điều này ít nhiều đã gây khó khăn cho chủ đầu tư, khi các dự án của họ không còn thuộc đối tượng ưu đãi.
Do vậy, đối tượng cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước trong thời gian tới cần tập trung mạnh vào các dự án:
- Thuộc ngành năng lượng; - Thuộc vùng kinh tế trọng điểm;
- Sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu; - Sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm;
- Phát triển kinh tế trang trại như: sản xuất hàng xuất khẩu, trồng rừng nguyên liệu tập trung, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi bò sữa, xây dựng hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trang trại, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh, chế tạo máy công cụ, máy động lực phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Sản xuất nông nghiệp khó thu hồi vốn nhanh như: cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
- Thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực, đối tượng ưu tiên vay vốn của Nhà nước cần ổn định trong thời gian dài hạn (khoảng 3 – 5 năm). Đây là một vấn đề quan trọng nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn, bởi khi có sự định hướng ưu đãi vay vốn rõ ràng, dự án sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn. Mặt khác, việc ổn định các đối tượng cho vay vốn sẽ tạo thuận lợi cho chủ đầu tư trong khi hoạch định kế hoạch kinh doanh của mình, Nhà nước cũng sẽ thuận lợi hơn trong quá trình kiểm tra, giám sát, đảm bảo sự nhất quán.
Mức vốn vay hợp lý
Mức vốn vay phải phù hợp với đặc thù nền kinh tế nói chung và từng loại dự án nói riêng.
Theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó (không bao gồm vốn lưu động).
Quy định như trên nhằm tăng tính trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định đầu tư để đảm bảo hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư cho dự án, đồng thời đòi hỏi chủ đầu tư phải huy động tối đa nguồn vốn tự có để tham gia đầu tư. Tuy nhiên, với mức vốn vay tối đa bằng 70% tổng số vốn của dự án thì nếu dự án đầu tư tại vùng khó khăn thì sẽ rất khó thực hiện. Vì đối với những dự án này, khả năng thu hồi vốn là khó khăn nên động lực để nhà đầu tư huy động được 30% tổng vốn đầu tư từ vốn tự có là không lớn.
Do vậy, để nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư trong quá trình đầu tư cũng như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và để phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta hiện nay, mức vốn cho vay đối với tất cả các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư có thể thực hiện theo hướng sau:
Thứ nhất, mức vốn cho vay đối với từng dự án chỉ là một phần của tổng số vốn đầu tư của dự án, hay nói cách khác, thực hiện nguyên tắc vay phải có vốn tự có. Mức vốn cho vay được xác đinh theo công thức sau:
Mức vốn cho vay = Tổng số vốn đầu tư của dự án – Vốn tự có
Thứ hai, phân loại dự án cho vay căn cứ vào vai trò, vị trí của dự án đối với ngành, lĩnh vực và đối với vùng kinh tế theo thứ tự ưu tiên để xác định tỷ lệ mức vốn cho vay đối với nhóm dự án và từng loại dự án. Tuy nhiên, chủ đầu tư phải có vốn tự có ít nhất 10% tổng số vốn đầu tư của dự án.
Thứ ba, đối với những dự án có tầm quan trọng đặc biệt Chính phủ có thể quyết định cho vay 100% tổng số vốn đầu tư của dự án.
Lãi suất cho vay hợp lý
Chính sách lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước có thể hoàn thiện theo hướng sau:
Một là, không nên quy định một mức lãi suất áp dụng đều cho tất cả các dự án trong danh mục kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Việc quy định chế độ lãi suất cho vay nên theo chủ trương cần khuyến khích mạnh hay nhẹ đối với từng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư và vùng đầu tư trong từng thời kỳ. Mức lãi suất nên có hai loại: lãi suất ưu đãi thông thường và lãi suất ưu đãi đặc biệt.
Như vậy, đối với những ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích nhẹ, lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 1%/năm như theo quy định hiện hành. Đối với ngành nghề, lĩnh vực, vùng địa phương cần khuyến khích đặc biệt, mức lãi suất cho vay phải nhỏ hơn mức lãi suất cho vay đối với những ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích nhẹ.
Mặt khác, Nhà nước không nên quy định một mức lãi suất cố định. Điều này dễ dẫn đến tình trạng máy móc khi cho vay đối với các dự án. Nhà nước chỉ nên quy định một mức lãi suất nằm trong một khoảng, trong đó có mức lãi suất trần và lãi suất sàn.
Hai là, hàng năm trên cơ sở mức lãi suất cho vay của tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo quy định tỷ lệ % mức lãi suất cơ bản như trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần chủ động xác định mức lãi suất cho vay đối với nhóm dự án, loại dự án cần khuyến khích mạnh, nhẹ và ưu tiên đặc biệt theo quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Thời hạn cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải hợp lý
nhận khoản vay đầu tiên đến thời điểm trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng. Thời hạn vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải đảm bảo cho dự án đầu tư có đủ thời gian để phát huy hiệu quả, chủ đầu tư có đủ thời gian thu hồi được vốn để trả nợ.
Thời hạn cho vay trung và dài hạn của tín dụng ĐTPT của Nhà nước được xác định như sau:
Thời hạn cho vay = Thời hạn ân hạn + Thời hạn trả nợ
- Thời hạn ân hạn là khoảng thời gian chưa phải trả nợ gốc, kể từ khi rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi chủ đầu tư bắt đầu trả nợ. Thời hạn ân hạn bao gồm ân hạn trong thời hạn giải ngân và ân hạn khi rút xong vốn đến khi bắt đầu trả nợ.
Đối với dự án cho vay thành lập doanh nghiệp mới thì thời hạn ân hạn bao gồm thời hạn thi công xây dựng công trình và thời gian sản xuất thử (nếu có).
Đối với dự án cho vay đổi mới thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất thì thời