Thực trạng công tác quản lý cho vay đối với các dự án vay vốn tín

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC (Trang 36 - 43)

vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008

2.2.2.1. Về quy định, quy chế, quy định

Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2004, Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006, Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 nhằm điều chỉnh tín dụng đầu tư của Nhà nước nói chung. Riêng đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã điều chỉnh các nội dung về cho vay tín dụng đầu tư.

a, Đối tượng vay vốn

Đối tượng áp dụng cho vay là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp có thu có dự án thuộc diện vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển (bao gồm Hội sở chính, các Sở Giao dịch và các Chi nhánh) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc chủ yếu sau:

- Có hiệu quả kinh tế-xã hội; - Sử dụng vốn vay đúng mục đích;

- Hoàn trả nợ vay (gốc và lãi) đầy đủ, đúng hạn.

b, Điều kiện cho vay

Đối với dự án:

- Thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước nhưng chưa được bảo lãnh tín dụng đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư.

- Được lập và trình duyệt theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng. Hồ sơ dự án đảm bảo đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, chính xác và trung thực.

- Có hiệu quả về tài chính, có khả năng hoàn trả nợ vay trong thời hạn vay vốn của dự án; được Ngân hàng Phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và quyết định cho vay.

- Trường hợp dự án đã được quyết định đầu tư, hoặc dự án đang thực hiện đầu tư bằng các nguồn vốn khác; nếu có nhu cầu vay vốn tín dụng đầu tư thì Ngân

hàng Phát triển có thể xem xét cho vay nếu dự án và Chủ đầu tư đảm bảo điều kiện vay vốn theo quy định.

Đối với chủ đầu tư:

- Được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; - Có khả năng tài chính để thực hiện đầu tư và vận hành dự án;

Ngoài mức vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được Ngân hàng Phát triển cho vay theo quy định, chủ đầu tư phải sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác như: vốn chủ sở hữu, vốn vay các tổ chức, cá nhân; vốn huy động khác để đầu tư dự án; trong đó, mức vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án (vốn tự có) tối thiểu bằng 15% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của dự án. Các nguồn vốn này phải bảo đảm tính khả thi và được xác định cụ thể.

- Mở tài khoản và thanh toán trực tiếp qua Ngân hàng Phát triển;

- Có bộ máy quản lý đủ năng lực và trình độ chuyên môn để điều hành hoạt động của dự án.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực của dự án hoặc lĩnh vực liên quan đến dự án.

- Chủ đầu tư; Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư; cổ đông sáng lập của doanh nghiệp (đối với công ty cổ phần); thành viên góp vốn (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn); chủ sở hữu doanh nghiệp (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) có uy tín trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng Phát triển.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay và bảo hiểm tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Ngân hàng Phát triển.

c, Thời hạn cho vay

- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian từ khi rút vốn lần đầu đến khi trả hết nợ vay (gốc và lãi) theo hợp đồng tín dụng đã ký. Thời hạn cho vay xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án, khả năng trả nợ của chủ đầu tư, nhưng tối đa không quá 144 tháng.

- Một số dự án đặc thù (dự án nhóm A, trồng cây thông, cây cao su) cần có thời hạn vay vốn trên 144 tháng mới đủ điều kiện thực hiện thì thời hạn cho vay tối đa là 180 tháng.

c, Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay trong từng thời kỳ thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

đồng tín dụng lần đầu và được giữ nguyên trong suốt thời hạn vay vốn của dự án trừ trường hợp được điều chỉnh theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng, được tính trên số nợ gốc và lãi chậm trả.

d, Nội dung thẩm định

Thẩm định hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư:

- Kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, nhất quán về nội dung, số liệu trong các văn bản, tài liệu về dự án và chủ đầu tư;

- Nhận xét, đánh giá trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành các loại văn bản, tài liệu liên quan đến dự án theo quy định.

Thẩm định chủ đầu tư:

- Năng lực, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của chủ đầu tư;

- Năng lực tài chính của chủ đầu tư;

- Uy tín của chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng Phát triển và các tổ chức cho vay khác;

Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay:

- Nhận xét, đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của dự án;

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tính toán hiệu quả kinh tế tài chính của dự án:

+ Địa điểm đầu tư, quy mô, công suất thiết kế- sản lượng, công nghệ thiết bị và hình thức đầu tư;

+ Tổng mức đầu tư, tiến độ sử dụng vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư;

+ Tính khả thi của các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án; + Thu chi tài chính của dự án.

- Các yếu tố liên quan khác ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư, quản lý và khai thác dự án;

- Xác định các chỉ tiêu hiệu quả và phương án trả nợ vốn vay của dự án: + Tính toán các chỉ tiêu chủ yếu về hiệu quả kinh tế tài chính của dự án (NPV, IRR, B/C; thời gian hoàn vốn có chiết khấu);

+ Khả năng thu hồi vốn đầu tư;

(từ dự án, từ các nguồn thu nhập khác của chủ đầu tư, từ hỗ trợ của Nhà nước...), cân đối với yêu cầu trả nợ của từng nguồn vốn vay, tính khả thi của kế hoạch trả nợ;

+ Nhận xét, đánh giá về hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án;

- Phân tích những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tính khả thi của phương án tính toán;

- Phân tích độ nhạy của dự án;

Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay: thực hiện theo Quy chế bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Phát triển.

e,Thẩm quyền quyết định cho vay

Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển quyết định hoặc phân cấp cho Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển quyết định cho vay các dự án đủ điều kiện vay vốn theo quy định.

f, Tổ chức thực hiện công tác thẩm định

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện công tác thẩm định; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của đơn vị chủ trì thẩm định, đơn vị tham gia phối hợp và thời hạn thẩm định dự án.

g, Thu nợ và lãi vay

- Đến kỳ hạn trả nợ (gốc và lãi) quy định trong hợp đồng tín dụng (hoặc phụ lục hợp đồng) đã ký, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ động trả đủ nợ cho Ngân hàng Phát triển.

Nguồn trả nợ bao gồm khấu hao hoặc nguồn thu phí sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay, lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác của chủ đầu tư.

Nếu chủ đầu tư không trả nợ thì Ngân hàng Phát triển chuyển số nợ gốc và lãi đến hạn trả nhưng chưa trả sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn quy định. Trường hợp chủ đầu tư trả nợ trong vòng 10 ngày làm việc sau khi đến hạn trả nợ thì số nợ gốc và lãi đến hạn trả đã trả không phải chịu lãi suất phạt quá hạn.

- Trường hợp dự án được đầu tư đồng thời bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển và các tổ chức cho vay khác mà gặp khó khăn trong việc trả nợ, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện trả nợ cho Ngân hàng Phát triển tối thiểu theo tỷ trọng dư nợ của Ngân hàng Phát triển tại thời điểm trả nợ.

- Ngân hàng Phát triển khuyến khích chủ đầu tư trả nợ trước hạn.

- Trường hợp liên tiếp trong 6 tháng chủ đầu tư không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng (hoặc phụ lục hợp đồng-nếu đã được gia hạn nợ); sau khi đã áp dụng các biện pháp tận thu, Ngân hàng Phát triển được xem xét xử lý tài sản bảo đảm tiền vay (bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay; tài sản thế chấp, cầm cố của chủ đầu tư; tài sản thế chấp, cầm cố của Bên thứ ba) để thu hồi nợ.

Trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định tại Quy chế bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Phát triển.

Số dư nợ gốc và lãi còn lại sau khi đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, chủ đầu tư tiếp tục có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng Phát triển.

2.2.2.2. Về tổ chức phối hợp giữa các Ban nghiệp vụ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Khi cho vay một dự án đầu tư mới, các phòng ban nghiệp vụ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam cùng phối hợp xem xét đánh giá dự án cũng như đánh giá về khách hàng nhằm đưa ra được quyết định cho vay đúng đắn nhất.

Tổ chức hoạt động cho vay đầu tư tại Ngân hàng Phát triển

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức hoạt động cho vay đầu tư tại Ngân hàng Phát triển

Hoạt động cho vay đầu tư bắt đầu từ khi khách hàng đến làm việc với các phòng liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc Sở giao dịch, Chi nhánh tỉnh thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Các phòng này sẽ hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ xin vay vốn và xem xét hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, sau đó trình lên lãnh đạo Sở giao dịch, Chi nhánh để xem xét lần nữa. Tiếp đó, hồ sơ sẽ được chuyển lên các Ban liên quan đến hoạt động tín dụng tại Hội sở. Phó Tổng giám đốc phụ trách tín dụng và Phó Tổng giám đốc phụ trách thẩm định sẽ xem xét và chuyển

Hội đồng quản lý

Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tín dụng và Phó Tổng Giám đốc phụ trách

thẩm định

Các Ban liên quan đến hoạt động tín dụng

Lãnh đạo Sở giao dịch, Chi nhánh tỉnh thành phố trực thuộc TW

Các Phòng liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc Sở giao dịch, Chi nhánh

tỉnh thành phố trực thuộc TW

lên Tổng Giám đốc. Việc quyết định vay vốn cuối cùng là thuộc về Hội đồng quản lý.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, để xem xét ra quyết định cho vay đối với một dự án, quy trình thẩm định cho vay tại Ngân hàng Phát triển phải trải qua rất nhiều bước. Điều này một mặt làm tăng tính đúng đắn cho quyết định vay vốn, nhưng mặt khác cũng làm giảm tính chủ động của các phòng ban. Hơn nữa, quy trình cho vay vốn quá phức tạp sẽ gây nhiều phiền toái cho khách hàng vì mất nhiều thời gian và công sức.

Quy trình cho vay đầu tư

Bước 1: Makerting/ Tiếp thị Khách hàng

Căn cứ vào đối tượng vay vốn tín dụng ĐTPT trong từng thời kỳ, trên cơ sở tình hình đầu tư thực tế trên từng địa bàn, Hội sở chính Ngân hàng Phát triển và các Chi nhánh Ngân hàng Phát triển xác định nhiệm vụ phát triển tín dụng hàng năm của đơn vị (dự kiến lĩnh vực, Khách hàng vay vốn tiềm năng; dự kiến tổng mức vốn cho vay;...), giao các Ban, Phòng chức năng tổ chức triển khai và phân chia trách nhiệm thực hiện chỉ tiêu phát triển tín dụng đến từng Cán bộ nghiệp vụ.

Cán bộ nghiệp vụ phải thông thạo các quy định hiện hành chi phối hoạt động cho vay vốn tín dụng ĐTPT, nhạy bén trong việc nắm bắt tình hình đầu tư và nhu cầu vay vốn của các Khách hàng có triển vọng trên và ngoài địa bàn hoạt động để tiếp cận và tư vấn cho Khách hàng về nguồn vốn tín dụng ĐTPT, về thủ tục, trình tự vay vốn; góp phần thực hiện định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước nói chung và hoàn thành nhiệm vụ phát triển tín dụng của Ngân hàng Phát triển nói riêng.

Định kỳ hàng năm, các Chi nhánh Ngân hàng Phát triển, Hội sở chính Ngân hàng Phát triển tổ chức Hội nghị Khách hàng (đối tượng Khách hàng bao gồm: Khách hàng đang vay vốn và Khách hàng tiềm năng) để tổng kết tình hình hợp tác thực hiện các hoạt động tín dụng trong năm; thông báo về những nét mới trong chính sách tín dụng ĐTPT và định hướng hoạt động tín dụng ĐTPT trong thời gian tới; trao đổi về những vấn đề vướng mắc và phương hướng khắc phục tồn tại trong thời gian hợp tác hoạt động tiếp theo.

Bước 2: Tiếp nhận Hồ sơ vay vốn

Hội sở chính Ngân hàng Phát triển tiếp nhận Hồ sơ vay vốn do Chủ đầu tư gửi đối với các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền, của Chủ đầu tư và trên cơ sở quyết định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển.

Hội sở chính Ngân hàng Phát triển tiếp nhận Hồ sơ vay vốn do Chi nhánh Ngân hàng Phát triển gửi đối với các dự án thuộc diện không phân cấp thẩm định cho Chi nhánh Ngân hàng Phát triển đồng thời không thuộc diện Hội sở chính Ngân hàng Phát triển trực tiếp tiếp nhận Hồ sơ vay vốn do Chủ đầu tư gửi nêu trên.

Bước 3: Thẩm định và quyết định cho vay

Trong bước này, các phòng ban có liên quan sẽ tiến hành thẩm định và trình lên lãnh đạo để xem xét. Đây là một bước rất quan trọng trong quy trình cho vay đầu tư đối với các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước.

Bước 4: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay

Đối với dự án đã được Lãnh đạo Ngân hàng Phát triển hoặc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển chấp thuận cho vay theo Thông báo cho vay vốn tín dụng ĐTPT, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển phối hợp với Chủ đầu tư thực hiện các công việc cần thiết để ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w