Đối với tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 73 - 74)

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG

2. Một số kiến nghị

2.2. Đối với tỉnh Hải Dương

Tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về vị trí, vai trò của các giá trị di sản văn hoá đối với mọi người dân, nhằm nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong việc xây dựng và bảo vệ các di sản văn hoá; tăng cường nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm

công tác văn hoá; hoàn thiện hệ thống thiết chế bảo tồn di sản văn hoá, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong việc bảo vệ các di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh Hải Dương; xác định rõ lộ trình và cơ cấu nguồn kinh phí để thực hiện việc nâng cấp, bảo tồn các di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh, tập trung trước hết vào các công trình mang tính trọng điểm và chống xuống cấp các di sản văn hoá hiện có, đồng thời gắn việc xây dựng, bảo tồn các di sản văn hoá với phát triển du lịch và giáo dục truyền thống.

Bên cạnh đó tỉnh Hải Dương cũng cần có các chính sách ưu đãi để thu hút được nguồn vốn đầu tư vào tỉnh. Cần phải có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch như: thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục vay vốn…Cần phải tạo cơ chế thoáng đối với tư nhân trong việc đầu tư xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng…Đồng thời trong những năm tới tỉnh cần phải có sự già soát, đánh giá về thực trạng ngành du lịch của tỉnh để có thể phân bổ nguồn vốn một cách có hiệu quả hơn; Tỉnh cần phải có những quy hoạch cụ thể đối với việc trồng rừng, cây ăn quả, trồng hoa để tạo cảnh quan và bảo vệ hệ thống thảm thực và động vật của tỉnh. Đồng thời việc xây dựng quy hoạch phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Trung ương và chính quyền địa phương, giữa các ngành có liên quan. Chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ lập quy hoạch.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w