Thu nhập du lịch

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 48 - 50)

II. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG

2.Thu nhập du lịch

2.1. Đóng góp của du lịch về mặt kinh tế

Theo thống kê của Sở Thương mại - Du lịch Hải Dương giai đoạn 2005 đến năm 2007 thu nhập du lịch của tỉnh đều đạt năm sau cao hơn năm trước và ở mức tăng trưởng cao (trung bình 24,5%/năm). Năm 2005 thu nhập du lịch của ngành đạt 297 tỷ đồng, năm 2006 thu nhập du lịch đạt 360 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2005, năm 2007 theo Sở Thương mại và Du lịch Hải Dương cho biết Tổng doanh thu về du lịch đạt trên 465 tỷ đồng, tăng 29,2%

so với năm 2006. Năm 2007 là năm hoạt động du lịch tỉnh Hải Dương đạt hiệu quả cao nhất từ trước đến nay.

Trong thu nhập du lịch thì nguồn thu từ khách nội địa là chủ yếu, do khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách du lịch tỉnh.

Thu nhập của du lịch Hải Dương như vậy là tương đối khiêm tốn so với các tỉnh bạn và so với tiềm năng du lịch của tỉnh (Năm 2007 doanh thu du lịch của Hải Dương là 465 tỷ đồng trong đó Hải Phòng là 980 tỷ đồng và Quảng Ninh đạt tới 1.993 tỷ đồng ). Nguyên nhân do lượng khách ít, thời gian lưu trú không dài, điều kiện vật chất, vui chơi giải trí còn thấp, bên cạnh đó hoạt động kinh doanh còn bị ảnh hưởng nhiều của tính thời vụ du lịch. Việc tổ chức quản lý du lịch gặp nhiều khó khăn, thu nhập du lịch của tỉnh mới chỉ tính được phần thu của các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị có đăng ký kinh doanh, trong khi còn nhiều cơ sở kinh doanh du lịch dưới nhiều hình thức mà không đăng ký, khai báo thu nhập và làm nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước.

Việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu của khách cho hợp lý là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh du lịch. Trong những năm tới cần thu hút và tạo điều kiện cho khách chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sám hàng lưu niệm (thế mạnh của Hải Dương) vào vận chuyển du lịch và sử dụng các dịch vụ bổ sung khác. Muốn như vậy cần đầu tư các cơ sở sản xuất và bán hàng lưu niệm, các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ khác phong phú với chất lượng cao để đáp ứng một cách tốt nhất mọi nhu cầu của khác và lưu giữ khách dài ngày hơn.

2.2. Đóng góp của du lịch đối với xã hội.

Trong những năm qua ngành du lich hải dương đã có sự thay đổi cả về qui mô và chất lượng, lượng khách du lịch tới hải dương ngày càng tăng lên, đã đóng góp không nhỏ vào GDP của tỉnh. Đồng thời góp phần trong việc xoá đói giảm nghèo làm giảm tỉ lệ đói nghèo trong tỉnh năm 2007 tỷ lệ nghèo đói giảm xuống còn 4% (tuy nhiên tỷ lệ này không phải chỉ riêng ngành du lịch

mà còn co sự đóng góp của nhiều ngành khác), tạo công ăn việc lam cho rất nhiều lao động như năm 2007 tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch và rất nhiều lao động khác (lao động gián tiếp phục vụ du lịch), đặc biệt là những hộ gia đình thuộc các khu du lịch của tỉnh (nguồn lao động gián tiếp phục vụ du lịch này chưa có số liệu thống kê). Đã bảo tồn và tái tạo được các khu di tích lịch sử cách mạng, khơi dậy được nét văn hoá đậm dà bản sắc dân tộc của tỉnh như: các lễ hội Côn sơn (Chí Linh), hội đền Kiếp Bạc (Hưng Đạo- Chí Linh)…Giử gìn được rất nhiều làng nghề truyền thống như: Làng nghề bánh đậu xanh, Nghề thêu ren (Tứ Kỳ), Nghề chạm khắc đá ở Kình Chủ (Kinh Môn) v.v…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 48 - 50)