Khách du lịch

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 45 - 48)

II. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG

1. Khách du lịch

1.1. Qui mô.

Khách du lịch là cơ sở cho sự phát triển ngành du lịch. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là trong những năm gần đây nhờ những thành tựu trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế có những bước phát triển khá nhanh, nhiều hoạt động văn hóa được quan tâm đáp ứng nhu cầu mọi mặt trong cuộc sống. Quan điểm hướng về cội nguồn, tìm lại những nét đẹp văn hóa giàu bản sắc dân tộc đang dần được khôi phục. Các di tích lịch sử danh thắng, phong tục lễ hội được phục hồi, làng nghề truyền thống đó là cơ sở để phát triển du lịch.

Hàng năm Hải Dương đón một lượng khách tương đối lớn, mà chủ yếu là khách tham quan, khách đi lễ hội, khách đi nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa đình, đền, chùa... khách đến Hải Dương tập trung đông nhất vẫn là vào mùa lễ hội (lễ hội Côn Sơn, hội đền Kiếp Bạc).

Qua nghiên cứu có thể thấy tuy số khách du lịch đến Hải Dương đông nhưng số khách đi du lịch thuần túy, lưu trú qua đêm ở Hải Dương theo thống

kê vẫn chưa được cao và tỷ lệ giữa khách lưu trú trên tổng lương khách du

lịch đến Hải Dương lại giảm xuống. Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh

doanh du lịch đến năm 2005 có 871.000 lượt khách du lịch tới tỉnh trong đó

có 280.000 khách lưu trú, chiếm 32,15%. Năm 2006, đón 1.100.000 lượt khách trong đó khách lưu trú là 303.000 lượt khách, chiếm 27,55%. Và năm

2007 theo Sở Thương Mại - Du lịch Hải Dương cho biết, hoạt động du lịch

của tỉnh đã thu hút khoảng 1.500.000 lượt khách trong đó khách lưu trú là

385.500 lượt khách, chiếm 25,67% và tăng 82.500 lượt khách so với năm

2006, nhưng chủ yếu là khách trong nước. Như vậy, tư năm 2005 đến 2007 lương khách du lịch đến Hải Dương và lượng khách lưu trú đều tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ giữa khách lưu trú trên tổng lượng khách đến lại giảm ( từ 32,5% xuống 25,67%), đều này chứng toả lượng khách lưu trú đã tăng chậm hơn so với tổng lương khách du lịch rất nhiều.

Bảng thể hiện lượng khách đến Hải Dương năm 2005 - 2007

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tổng Lượng khách du lịch ( Đv: lượt) 871.000 1.100.000 1.500.000

Lượng khách lưu trú (Đv: lượt) 280.000 303.000 385.000

Tỷ lệ lượng khách lưu trú/ tổng lượng

khách du lịch (%) 32,1 27,55 25,67

Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Hải Dương

Từ những số liệu trên có thể khẳng định năm 2007, du lịch Hải Dương đã có bước phát triển lớn số lượng khách tới Hải Dương đã tăng lên. Tuy nhiên, năm 2007 khách tới Hải Dương là 1.500.000 lượt khách, con số nay vẫn chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng mà Hải Dương đang có. Đặc biệt khách du lịch tới Hải Dương còn thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Năm 2007 khách du lịch tới Hải Dương là 1.500.000 lượt khách, trong khi đó năm 2007 Hà Nội đón 6.700.000 lượt khách, Hải Phòng đón 3.620.000 lượt khách và Quảng Ninh đón 3.600.000 lượt khách lớn hơn rất nhiều so với Hải Dương. Điều này là do sản phẩm du lịch Hải Dương vẫn chưa có sự nổi trội so với Hà nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Mặt khách Hải Dương vẫn đang ở trong giai đoạn khai thác các tiềm năng du lịch, du lịch Hải Dương vẫn đang còn mới mẻ và chưa thực sự có kinh nghiệm trong việc quản lý, khai thác, quảng bá về du lịch…Trong khi đó Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là 3 trung tâm du lịch lớn của miền Bắc nói riêng và của cả nước nói chung. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, là địa điểm chính thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đầu mối đón khách quốc tế bằng đường hàng không. Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, Di sản thiên nhiên Thế giới, có cửa khẩu biên giới đón khách quốc tế bằng đường biển, đường bộ. Thành phố biển Hải Phòng có khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, cùng với Di sản thiên nhiên Thế giới Hạ Long tạo thành quần thể biển đảo Hạ Long - Cát Bà.

1.2. Cơ cấu.

a). Khách du lịch quốc tế.

Hải Dương là tỉnh có không nhiều các điểm du lịch nổi tiếng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vì vậy lượng khách du lịch quốc tế hàng năm đến Hải Dương không nhiều, Năm 2005 tỉnh thu hút được 50.000 lượt khách quốc tế, Năm 2006 khách quốc tế đến tỉnh là 60.000 lượt chiếm 19,8 % trong tổng khách và năm 2007 có trên 82.500 khách quốc tế chiếm 21.4% trong tổng khách, tăng 22.500 khách so với năm 2006. Đối tượng khách chủ yếu là:

+ Khách khảo sát, thực hiện một số dự án đầu tư tại Hải Dương (thăm dò, khảo sát, đầu tư công nghiệp...).

+ Khách của các tổ chức phi chính phủ làm từ thiện (hội chữ thập đỏ, chương trình môi trường, nước sạch Phần Lan...).

+ Nguồn khách là người Hải Dương sinh sống nước ngoài về thăm thân. Nói chung nguồn khách quốc tế tới Hải Dương từ năm 2005 - 2007 còn ít chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng khác du lịch tới Hải Dương. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm du lịch của Hải Dương chưa hấp dẫn khách quốc tế, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, yếu, ngày lưu trú của khách du lịch cũng thấp, trung bình 1, 6 ngày, vị trí địa lý gần kề Hà Nội cũng là nguyên nhân khiến cho khách du lịch có thời gian lưu trú ngắn vì khách chỉ thường ghé qua Hải Dương rồi về Hà Nội nghỉ.

b). Khách du lịch nội địa.

Số lượng khách du lịch nội địa lưu trú đã tăng lên: Năm 2005 : 230.000 lượt người

Năm 2006 : 243.000 lượt người Năm 2007 : 302.500 lượt người

Khách du lịch đến Hải Dương chủ yếu bằng đường bộ từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh... qua đường 5, theo đường 18 tới.

Khách du lịch nội địa đến Hải Dương hàng năm tập trung chủ yếu vào mùa lễ hội, vào các tháng giêng, hai và tháng tám. Thành phần, đối tượng khách nội địa

chủ yếu là khách đi dự các lễ hội, thăm các di tích lịch sử văn hóa, thăm thân, du lịch sinh thái cảnh quan, đi với mục đích công tác, học sinh, sinh viên dã ngoại... Chính vì mục đích như trên dẫn đến số ngày lưu trú của khách thấp, trung bình 1, 58 ngày. Nguyên nhân khác khiến cho ngày lưu trú thấp là do du lịch của tỉnh chưa được đầu tư tương xứng, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cơ sở lưu trú thiếu tiện nghi, chưa có nhiều cơ sở vui chơi giải trí.

Bảng thể hiện số ngày khách lưu trú tại Hải Dương

Năm Số ngày khách quốc tế

lưu trú

Số ngày khách nội địa lưu trú 2001 1,5 1,8 2002 1,7 1,6 2003 1,5 1,3 2004 1,8 1,6 2005 1,6 1,5 2006 1,7 1,6 2007 1,8 1,7

Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Hải Dương

Một dạng đối tượng khách du lịch không thể không nói đến là khách du lịch dừng chân và tham quan đi, về trong ngày. Không có số liệu thống kê cụ thể nhưng với vị trí nằm giữa tam giác tăng trưởng kinh tế động lực phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với khoảng cách phù hợp cho các điểm dừng chân thì rõ ràng lượng khách này tương đối lớn và đóng góp không nhỏ cho thu nhập du lịch của tỉnh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w