2.3.2.1 Các thành tựu đạt được :
Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng với đối tượng cho vay là doanh nghiệp lớn chiếm ưu thế đã thể hiện được khá tốt về mặt chất lượng cho vay : tỷ trọng Nợ quá hạn, nợ xấu khá thấp. Khách hàng doanh nghiệp lớn đã cộng tác khá tốt với Ngân hàng trong việc thực hiện trả nợ và gốc đúng hạn. Những khách hàng có phát sinh nợ gia hạn hoặc nợ quá hạn có nỗ lực trả nợ cho Ngân hàng, do vậy tỉ lệ dư nợ quá hạn và gia hạn của các doanh nghiệp này giảm dần.
Chi nhánh đã nhận thức được việc hướng tới các khách hàng tiềm năng, đó là các doanh nghiệp ngòai quốc doanh. Tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước giảm dần. Một xu hướng rõ rệt trong cho vay doanh nghiệp lớn của Ngân hàng là tăng dần tỷ lệ khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc
doanh-những doanh nghiệp có nhu cầu vốn cao và có định hướng, nỗ lực phát triển sản xuất kinh doanh mạnh mẽ.
Trong quá trình cho vay, Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ những quy định, thủ tục vay vốn theo các văn bản mà NHCT đề ra. Cán bộ tín dụng làm việc tương đối hiệu quả, năng động và nhiệt tình với khách hàng. Khách hàng lớn được theo dõi các khoản vay, và làm thủ tục trực tiếp với cán bộ tín dụng của mình về sử dụng các dịch vụ khác như: bao thanh tóan, mở L/C ..
Công tác quản lý nợ của Chi nhánh thực hiện khá tốt. Các bộ phận độc lập tham gia vào quá trình thẩm định sẽ giúp khoản vay minh bạch và khách quan hơn. Đồng thời, Chi nhánh áo dụng theo hệ thống INCAS tuân theo hướng dẫn nghiệp vụ trong Sổ tay tín dụng của NHCT Việt Nam nên công tác phân loại nợ, theo dõi các khoản vay của Chi nhánh được thực hiện khao học và có kết quả tốt hơn. Cụ thể, Chi nhánh đã tiến hành phân lọại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng theo Quy định 493 của Ngân hàng Nhà nước và công văn 4242 của NHCT VN.
Ngòai ra, hệ thống cảnh báo về các khỏan nợ có vấn đề của Chi nhánh được thiết lập tuân theo Sổ tay tín dụng của NHCT Việt Nam đưa ra các hướng dẫn và chuẩn mực cụ thể về các dấu hiệu của các khỏan vay có vấn đề. Việc tuân thủ nghiêm túc theo hướng dẫn này gi chi nhánh có được những cảnh báo đưa ra quyết định sớm nhất về các khỏan vay nghi ngờ từ đó nâng cao chất lượng cho vay.
2.4.2.2.Những mặt hạn chế
Quy mô dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn ở mức cao, thêm vào đó nhiều doanh nghiệp Nhà nước cho vay kém hiệu quả xảy ra tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn nhiều năm liền.
Tình hình xử lý nợ đọng và thu hồi nợ mặc dù đã có nhiều cố gắng để thu nợ của các cán bộ Ngân hàng. Tuy nhiên số tiền thu hồi được thấp, chỉ
bằng dưới một nửa kế hoạch được giao. Điều này gây ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn gây thất thoát cho Chi nhánh, làm gỉam uy tín và hiệu quả cho vay.
Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo của doanh nghiệp lớn ở Chi nhánh có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, trên 50%. Việc cho vay không có đảm bảo làm tăng rủi ro cho khỏan vay và có thể làm giảm hiệu quả cho vay.
2.4.2.3.Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Một là, chất lưọng thẩm định cho vay
Quy trình thẩm định cho vay tại Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn nói riêng và tại chi nhánh nói chung còn chưa đầy đủ, qua loa không đảm bảo tính chặt chẽ. Việc thẩm định cho vay nhiều khi chưa xét tới tính khả thi, hiệu quả của dự án, tính pháp lý của hồ sơ, tình hình tài chính và năng lực của khách hàng thậm chí còn thực hiện chiếu lệ hình thức. Các bước kĩ thuật phân tích thẩm định cho vay tuy đã được đề ra nhưng chưa thực sự cụ thể và việc thực hiện chưa được thực sự nghiêm túc. Hàm lượng phân tích trong việc thẩm định dự án còn thấp, cán bộ thực hiện thẩm định còn tình trạng theo cảm tính. Tính mềm dẻo, năng động, nhanh nhạy trong khâu thẩm định cho vay còn yếu do vậy chất lượng và hiểu quả thẩm định chưa cao. Nhiều dự án lớn, dự án trung và dài hạn thì khả năng thẩm định chính xác là chưa cao.
Trong nhiều trường hợp, việc thẩm định khoản vay quá chú trọng đến tài sản đảm bảo mà không chú ý đến hiệu quả dự án, hoặc cho vay bảo đảm bằng chính tài sản của dự án, nhưng khi dự án không hiệu quả thì tài sản thế chấp đó đem ra phát mại thì cũng khó có khả năng thu hồi vốn.
Trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với dự án mà mình thẩm định trong một thời gian dài chưa được quy định rõ, do vậy nhiều khỏan vay cán bộ cho vay không hiệu quả nhưng cũng không có hình thức xử lý gì. Điều này làm
giảm sút chất lượng thẩm định do không phân rõ được trách nhiệm của cán bộ tín dụng thẩm định cho vay.
Hai là, quy trình cho vay
Quy trình cho vay là xương sống của họat động cho vay. Việc xây dựng nên một quy trình cho vay hoàn chỉnh sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp và giảm rủi ro đối với công tác tín dụng tại ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng lại là ở quy trình cho vay. Quy trình cho vay chưa hòan thiện và đồng bộ đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc ra quyết định cho vay, dẫn đến nhiều khỏan vay không có hiệu quả.
Đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn tại chi nhánh chiếm tỷ phần rất lớn với dư nợ tín dụng thường xuyên ở mức cao. Do hoạt động của các doanh nghiệp quy mô lớn, đa dạng đặc biệt là các Tổng công ty do đó quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng rất đa dạng và phức tạp. Do vậy việc quản lý tập trung đối với những đối tượng khách hàng này là rất cần thiết để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên chi nhánh lại chưa có biện pháp và quy chế cụ thể nào để kiểm soát và quản lý các khỏan vay của đối tượng doanh nghiệp lớn.
Mặc dù đã có nhìều cải cách về cơ chế hoạt động của các phòng ban trong Chi nhánh để tăng tính liên kết, nhưng các phòng ban vẫn họat động thiếu gắn kết,nhất là hoạt động tín dụng. Phòng tài trợ thương mại phụ trách về các hoạt động thanh tóan quốc tế, mở L/C, các phòng khách hàng phụ trách cho vay và bảo lãnh. Sự thiếu liên kết trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng dẫn đến việc quản lý rủi ro đối với khách hàng lớn trở nên thiếu tập trung và kém hiệu quả. Đồng thời gây sự lãng phí về nguồn lực, khi đối với cùng một khách hàng khi có hoạt động tín dụng mỗi phòng lại phải phân tích riêng, dẫn đến thông tin thiếu chính xác và không đầy đủ.
Như vậy, sự thiếu gắn kết trong quy trình cho vay giữa các bộ phận trong chi nhánh gây ra sự lãng phí, thiếu chính xác và ảnh hưởng tới chất lượng cho vay tại chị nhánh, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp lớn với quan hệ tín dụng phức tạp.
Ba là, chính sách cho vay
Chính sách cho vay - một bộ phận của chính sách tín dụng được NHCT VN quy định và hướng dẫn thực hiện trong Sổ tay Tín dụng và phổ biến cho tòan hệ thống. Chính sách cho vay đã quy định khá đầy đủ về hoạt động cho vay của ngân hàng, tuy nhiên chính sách cho vay vẫn thiếu tính định hướng cụ thể. Một số thiếu sót có thể kể đến nhu sau:
Chính sách khách hàng: chưa đề cập một cách chi tiết về định hướng của NHCT VN đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề cụ thể. Các chi nhánh thiếu sự hướng dẫn ở tầm vĩ mô, và hậu quả là việc chuyển dịch cơ cấu khách hàng và cơ cấu nganh nghề còn gặp nhiều khó khăn, kết quả đạt được không cao. Điều này có thể nhận thấy rõ từ danh mục cho vay của chi nhánh trong thời gian qua: đối tượng khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và nhóm ngành xây dựng cơ bản và công trình giao thông chiếm tỷ trọng cao. Khi cơ cấu ngành nghề không đa dạng, biến động kinh tế hoặc chính sách tác động tới Ngân hàng sẽ có thể cao hơn.
Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: hoạt động kiểm soát quy mô và giới hạn tín dụng của Ngân hàng còn nhiều khó khăn và không hiệu quả ảnh hưởng lớn đến chất lượng cho vay, đặc biệt là tới các đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn có hoạt động tín dụng lớn và phức tạp. Nguyên nhân là do chưa xây dựng được giới hạn tín dụng cho từng nhóm đối tượng khách hàng, từng nhóm ngành nghề cho những thời kì cụ thể. Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng của NHCT VN chưa được xây dựng một cách khoa học, theo một quy trình cụ thể, chưa mang tính cập nhật cao.
Chính sách đảm bảo: những yêu cầu về đảm bảo mà cụ thể là tài sản đảm bảo vẫn chỉ được hướng dẫn một cách chung, chưa mang tính cụ thể và thực tiễn để góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Đặc biệt NHCT VN là một ngân hàng thương mại quốc doanh, đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước và thường là khách hàng lớn, việc chưa xây dựng được một chính sách đảm bảo hợp lý và cụ thể với từng đối tượng dẫn đến nhiều bất cập và khó khăn trong họat động. Cụ thể, ở chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng, tỷ lệ cho vay không đảm bảo luôn ở mức cao, trên 50% và tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp Nhà nước, trong khi các doanh nghiệp này làm ăn thiếu hiệu quả. Nhiều vướng mắc trong vấn đề tài sản đảm bảo đã làm bỏ sót nhiều dự án và khách hàng tiềm năng lớn. Đồng thời cũng có thể làm gia tăng các dự án không hiệu quả nhưng nguồn tài sản đảm bảo lại chủ yếu từ tài sản của nhà nước… (đất đai, nhà xưởng trị giá cao nhưgn đầu tư dàn trải, không hiệu quả).
Chính sách xử lý các khỏan nợ có vấn đề: mặc dù NHCT VN đã đưa ra các quy định hướng dẫn về những dấu hiệu cảnh báo đối với những khách hàng và khỏan vay có vấn đề. Tuy nhiên về việc xử lý các khỏan vay có vấn đề, các khỏan nợ quá hạn, nợ xấu lại chưa được cụ thể hóa. Điều này gây lúng túng cho cán bộ tín dụng đối với việc xử lý, làm cho công tác thu nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro không hiệu quả
Bốn là, chất lượng đội ngũ cán bộ
Trình độ cán bộ: đội ngũ cán bộ của NHCT Hai Bà Trưng có chuyên
môn khá tốt, 90% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. Tuy nhiên, số lượng cán bộ tính nhụê, chuyên sâu lại còn thiếu. Trong nền kinh tế hội nhập đầy cạnh tranh và thách thức, một ngân hàng thương mại có thể đứng vững được cần có những cán bộ chuyên sâu, tinh nhuệ hoạt động trong một hoặc một nhóm bộ phận chuyên môn của Ngân hàng.
Mặt khác, công tác tuyển dụng và đãi ngộ nhân viên còn chưa thực sự thuyết phục. Việc thi tuyển chưa hòan tòan diễn ra công khai và minh bạch, tạo nhiều kẽ hở cho “người nhà” của Ngân hàng. Những nhân viên, cán bộ ngân hàng thực sự có tài chưa được đãi ngộ đúng mức.
Đạo đức: Các cán bộ tín dụng đa số đều có đạo đức tốt, những trường hợp lợi dụng chức quyền hay cố ý làm sai quy định không xảy ra. Mặc dù vậy, tình trạng thiếu nghiêm túc trong tác nghiệp dẫn đến không tuân thủ các kỉ luật của Ngân hang; hoặc cán bộ không tuân thủ đầy đủ quy trình cho vay của ngân hang vẫn xảy ra. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả cho vay của Chi nhánh.
Chất lượng và năng suất lao động của cán bộ tín dụng chưa thực sự cao. Nhiều cán bộ tín dụng thiếu tính năng động trong công tác tìm hiểu khách hang, tìm hiểu thị trường dẫn đến không có nguồn thong tin chính xác, phần lớn chỉ dựa vào thong tin khách hang cấp.
Năm là, chất lượng thong tin
-Chất lượng thong tin nói chung và chất lượng thong tin tín dụng nói riêng của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin trong thời đại nền kinh tế tri thức hiện nay.
-Hiện nay, chúng ta mới chỉ có Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước CIC, cung cấp thông tin về các tổ chức tài chính, các tổng công ty. Thông tin là vấn đề bất cập lớn trong hoạt động của các ngân hàng.
-Trong hoàn cảnh hiện nay khi mà Ngân hàng đang thực hiện chủ trương đa dạng hoá đối với khách hàng, giảm thiểu nhóm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước, việc có được một hệ thống thông tin đa dạng, đầy đủ và chính xác có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay Ngân hàng Công thương Trung ương vẫn chưa xây dựng được một hệ thống thông tin chuẩn của Ngân hàng. Các nguồn thông tin chủ
yếu vẫn do phòng cung cấp thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước CIC cung cấp. Mà hiện nay thông tin tín dụng của CIC vẫn chưa toàn diện và đầy đủ.
-Trong điều kiện đó, các cán bộ tín dụng buộc phải dựa vào nguồn thông tin thu thập chủ yếu qua các kênh như: từ chính doanh nghiệp, cơ quan thuế, chính quyền địa phương, các phương tiện thông tin đại chúng mà phổ biến là qua Internet. Những nguồn thông tin này về độ chính xác, tính tập trung không cao, các cán bộ tín dụng buộc phải sàng lọc khá nhiều.
-Thêm vào đó, hiện nay chúng ta chưa có hệ thống chỉ số trung bình của ngành làm cơ sở để đánh giá, nên việc thẩm định khách hàng hoàn toàn thiếu cơ sở. Ngân hang cũng chưa có được hệ thống dự báo phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, phân tích ngành đề làm cơ sở cho các quyết định chiến lược.
Thông tin ngày càng đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động kinh tế nói chung và tài chính nói riêng. Chất lượng thông tin thể hiện ở độ chính xác, tính kịp thời, trung thực là cơ sở cho sự thành công của nhiều dự án đầu tư. Do vây, yếu tố thông tin cần phải được quan tâm và phát triển để phù hợp với quy mô phát triển của các hoạt động kinh tế nói chung và hoạ động tín dụng nói riêng.
Nguyên nhân từ môi trường quản lý
Việt Nam là một đất nước với nền kinh tế đang phát triển do vậy hành lang pháp lý về kinh tế đang trong quá trình hoàn thiện; những bất cập về quy định của pháp luật trong một số điều luật là không thể tránh khỏi. Tuy vậy, ảnh hưởng của môi trường pháp lý tời hoạt động của Ngân hàng mang lại nhiều khó khăn. Cụ thể:
-Các văn bản có liên quan đến qui định về phá sản doanh nghiệp, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, cơ chế chuyển nhượng, phát mại tài sản, các
nguyên tắc định giá, đấu giá .. còn có nhiều bất cập gây ảnh hưởng tới tiến độ xử lý nợ đọng rất nhiều.
-Nhiều điều luật không quy định rõ được trách nhiệm, quyền lợi thuộc về ai, gây ra việc xử lý tài sản phức tạp không hiệu quả.
-Trong quy định, hướng dẫn về hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng thương mại còn nhiều kẽ hở, khiến cho nhiều cán bộ tín dụng về tổ chức tín dụng lợi dụng. Ví dụ, việc cán bộ Ngân hàng cấu kết với khách hàng đảo nợ,