Những đặc điểm của doanh nghiệp lớ n:

Một phần của tài liệu Định hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng (Trang 44)

Doanh nghiệp lớn tuy chiếm số lượng nhỏ trong nền kinh tế, nhưng lại có vai trò rất quan trọng và to lớn đối với nền kinh tế đất nước. Ở nước ta, các doanh nghiệp lớn chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước,còn các doanh nghiệp lớn ngoài quốc doanh tương đối ít, vì tỷ trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số vốn trên 10 tỷ đồng là thấp. Sở dĩ có đặc điểm như vậy là bởi nền kinh tế nước ta đi lên từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nguồn vốn lớn chủ yếu trong tay Nhà nước, các cá nhân đoàn thể khác chưa đủ lực huy động một nguồn vốn đủ lớn để trở thành một doanh nghiệp lớn.

Một đặc điểm khác nữa của doanh nghiệp lớn là do quy mô về vốn, lao động, doanh thu, đóng góp với nhà nước, tốc độ tăng trưởng lớn, nên đã tạo ra một sức cạnh tranh lớn trên thị trường, thậm chí trong một vài lĩnh vực, các doanh nghiệp lớn còn có thể giành vị trí độc quyền.

Ngoài ra, doanh nghiệp lớn còn có đặc điểm là hoạt động sản xuất kinh doanh rất đa dạng. Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh một ngành nghề chính, các doanh nghiệp lớn còn thường xuyên mở rộng đầu tư sản xuất sang các lĩnh vực liên quan, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn sản xuất đa ngành nghề, các ngành nghề không liên quan đến nhau.

Xét về nhu cầu vốn, doanh nghiệp lớn có đặc điểm là có nhu cầu thường xuyên với số lượng lớn do quy mô sản xuất lớn. Trong các giai đoạn sản xuất kinh doanh, việc mua nguyên vật liệu, trả lương nhân viên, dự trữ hàng hoá, vận hành máy móc, đều cần sự đầu tư vốn, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp dù lớn cũng cần có sự tài trợ từ các khoản vay ngân hàng để đáp ứng đủ và kịp thời. Hơn nữa, do lợi thế quy mô, các doanh nghiệp lớn có xu hướng mở rộng danh mục các dự án đầu tư, nên lại càng cần nhiều vốn.

Khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp với các ngân hàng là tương đối tốt. Đó là bởi yếu tố uy tín và thương hiệu của các doanh nghiệp lớn tạo ra trên thị trường. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp lớn thì bộ phận doanh nghiệp Nhà nước có được nguồn vay từ ngân hàng dễ hơn, theo thống kê thu được thì có trên 50% số tiền cho vay của Ngân hàng thương mại trên cả nước được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, song dường như các doanh nghiệp này chưa phát huy xứng tầm với sự đầu tư đó.

2.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp lớn :

Doanh nghiệp lớn có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, do nắm

giữ những ngành then chốt, thậm chí có thể là độc quyền. Do vậy, có những thay đổi trong chính sách kinh doanh của các doanh nghiệp này có thể có những tác động sâu rộng đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó, ở nước ta, phần lớn các doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp nhà nước nên Chính phủ có thể thông qua các doanh nghiệp này mà đưa ra các điều chỉnh đối với nền kinh tế.

Doanh nghiệp lớn đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội : Các doanh nghiệp

lớn, cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, đều hoạt động nhằm mục đích thu về lợi nhuận. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn đã tạo ra hầu hết của cải trong nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển.

Các doanh nghiệp lớn đã trở thành công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế,

nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội như đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết vấn đề việc làm và tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế sẽ góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi để hoà nhập với khu vực và thế giới, từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách so với các nước.

2.2.2 Khách hàng doanh nghiệp lớn của Chi nhánh Ngân hàng Côngthương khu vực Hai Bà Trưng : thương khu vực Hai Bà Trưng :

Như trên đã phân tích, các doanh nghiệp lớn luôn có nhu cầu vay vốn trong thời gian với số lượng lớn và trong khoảng thời gian dài. Các doanh nghiệp lớn ở nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy, các khách hàng doanh nghiệp lớn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng cũng không phải là ngoại lệ. Hầu hết các doanh nghiệp lớn vay vốn của Chi nhánh trước hết đều chủ yếu là ngân hàng nhà nước, sau đó là có cở sở sản xuất kinh doanh nằm trong khu vực Hai Bà Trưng. Các khách hàng doanh nghiệp lớn trong thời gian khoảng 3 năm vừa qua có thể kể đến của Chi nhánh, đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt 8-3; công ty cổ phần Formach ... Đây là các khách hàng trong vòng 3 năm từ 2006 đến 2008 đều nhận tiền vay từ Chi nhánh ngân hàng, vẫn có khả năng trả nợ và kinh doanh có lãi nên vẫn tiếp tục được cho vay.

2.3 Hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tạiChi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng : Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng :

2.3.1 Thực trạng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chinhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng : nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng :

2.3.1.1 Dư nợ cho vay tại phòng khách hàng doanh nghiệp lớn của Chinhánh : nhánh :

Bảng 3 : Tình hình dư nợ cho vay tại Phòng Khách hàng DNL

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ cho vay nền kinh tế, trong đó: 369 326,5 512,69 -VND -tỷ lệ phần trăm 146 39,56% 133 40,74% 206,23 40,23% -Ngoại tệ quy VNĐ -tỷ lệ phần trăm 223 60,44% 193,5 59,26% 306,46 59,77%

Nguồn Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khách hàng DNL năm 2006-2007-2008.

Từ bảng số liệu trên có thể thấy dư nợ cho vay nền kinh tế của phòng năm 2007 có giảm nhẹ hơn so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 lại tăng vượt bậc đáng kể. Điều này là do phòng khách hàng doanh nghiệp lớn đã tăng cường mở rộng được thêm các khách hàng để cho vay với các khoản vay có hiệu quả. Cũng có thể thấy tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ ở phòng là khá cao, nguyên nhân là do các khách hàng hoạt động thương mai quốc tế, xuất nhập khẩu, và sử dụng các dịch vụ Bao thanh tóan quốc tế, L/C với Ngân hàng.

2.3.1.2 Cơ cấu dư nợ :

Bảng 4 : Cơ cấu dư nợ theo thời gian của các khoản cho vay tại Phòng khách hàng DNL

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

-Ngắn hạn -Tỷ lệ phần trăm/ Tổng dư nợ 210,85 57,14% 159,89 48,97% 202 39,4% -Trung dài hạn -Tỷ lệ phần trăm/ Tổng dư nợ 158,15 42,86% 166,61 51,03% 310,69 60,6%

Nguồn Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh tại Phòng khách hàng DNL năm 2006-2007-2008.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, phòng cấp các khoản vay giữa ngắn hạn và trung dài hạn khá cân bằng, tuy nhiên tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng lên trong 3 năm qua. Cho vay trung và dài hạn có độ rủi ro cao hơn so với cho vay ngắn hạn, nhưng khả năng thu được lợi nhuận cao hơn đối với ngân hàng, do lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn. Cho vay trung và dài hạn nhiều hơn cũng là một biện pháp nhăm tăng doanh thu cho Chi nhánh, tuy rằng đi kèm với nó là việc rủi ro của khoản vay cũng tăng lên.

Cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo

Bảng 5: Cơ cấu dư nợ theo đảm bảo của các khoản cho vay tại Phòng khách hàng DNL

Đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

-Cho vay có đảm bảo

-Tỷ lệ phần trăm/ Tổng dư nợ 37,15 10% 115,9 35,65% 135,25 29,44% -Cho vay không đảm bảo

-Tỷ lệ phần trăm/Tổng dư nợ 334,26 90% 209,17 64,35% 324,23 70,56%

Nguồn Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khách hàng DNL năm 2006-2007-2008

Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo tại chi nhánh luôn cao và trong 3 năm qua đều tăng nhanh. Điều này phù hợp với cơ cấu cho vay của phòng

theo thời hạn là chủ yếu là cho vay Ngắn hạn. Các khỏan vay ngắn hạn thường không bắt buộc phải có tài sản đảm bảo như vay dài hạn. Tài sản đảm bảo của vay ngắn hạn có thể là chính hàng hóa được mua về hay sản xuất ra trong thời gian khoản vay.

Cơ cấu dư nợ đối tượng khách hàng

Bảng 6: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng của các khoản cho vay tại Phòng khách hàng DNL

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

DNNN -Tỷ lệ phần trăm/Tổng dư nợ 339,04 91,28% 215,67 66,35% 386 74,87% DN ngòai quốc doanh

-Tỷ lệ phần trăm/ Tổng dư nợ 32,37 8,72% 109,39 33,65% 129,56 25,13%

Nguồn Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khách hàng DNL năm 2006-2007-2008

Tỷ trọng cho vay đối với Doanh nghiệp nhà nước tại phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn là khá cao, trong 3 năm gần đây có xu hướng điều chỉnh giảm xuống. Việc một phần lớn của Ngân hàng cho các doanh nghiệp nhà nước vay thể hiện đối với doanh nghiệp nhà nước là rất quan trọng với phòng. Mặt khác nó cũng thể hiện sự phụ thuộc và tính bao cấp trong hoạt động. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã làm ăn không hểu quả ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của Phòng, do vậy Ngân hàng Công thương Việt Nam và chi nhánh có chủ trương giảm số dư cho vay đối với khối doanh nghiệp nhà nước.

2.3.1.3 Số dư nợ các nhóm :

Bảng 7 : tình hình các nhóm nợ phát sinh tại phòng khách hàng doanh nghiệp lớn năm 2006.

Chỉ tiêu VNĐ USD EUR

Tổng dư nợ theo nhóm ( quy VND) Nợ nhóm 1 - Chi tiết cụ thể doanh nghiệp 74.700162.512 11.545.131 885.958 ( XM Bỉm Sơn) 281.571.208.512 Nợ nhóm 2 - Chi tiết cụ thể doanh nghiệp 55.262.210.936 ( dệt 8-3) 1.182.224 ( dệt 8-3 ) 74.177.794.936 Nợ xấu ( nhóm 3-5) -Chi tiết cụ thể DN 16.063.190.417 ( Công ty cổ phần Formach) 16.063.190.417 Nợ gia hạn : 15.193.155.137 VNĐ Nợ điều chỉnh kỳ hạn nợ : 0 VNĐ Năm 2007 : Bảng 8 : Tình hình các nhóm nợ phát sinh tại phòng khách hàng doanh nghiệp lớn năm 2007

Chỉ tiêu VNĐ USD EUR

Tổng dư nợ theo nhóm ( quy VND) Nợ nhóm 1 - Chi tiết cụ thể doanh nghiệp 92.912.091.620 9.102.864 1.901.607 286.098.090.620 Nợ nhóm 2 - Chi tiết cụ thể doanh nghiệp 40.820.110.979 ( dệt 8-3) 40.820.110.979 Nợ xấu ( nhóm 3-5) -Chi tiết cụ thể DN 0 Năm 2008

Bảng 9 : Tình hình các nhóm nợ phát sinh tại phòng khách hàng doanh nghiệp lớn năm 2008

Chỉ tiêu VNĐ USD EUR

Tổng dư nợ theo nhóm ( quy VND) Nợ nhóm 1 - Chi tiết cụ thể doanh nghiệp 206.231.693.486 7.243.065 7622.747 51.268.940.840 Nợ nhóm 2 - Chi tiết cụ thể doanh nghiệp 26.267.465.948 ( dệt 8-3) 26.267.465.948 Nợ xấu ( nhóm 3-5) -Chi tiết cụ thể DN 0 Nợ gia hạn : 0

2.3.2 Đánh giá hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tạiChi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng : Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng :

2.3.2.1 Các thành tựu đạt được :

Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng với đối tượng cho vay là doanh nghiệp lớn chiếm ưu thế đã thể hiện được khá tốt về mặt chất lượng cho vay : tỷ trọng Nợ quá hạn, nợ xấu khá thấp. Khách hàng doanh nghiệp lớn đã cộng tác khá tốt với Ngân hàng trong việc thực hiện trả nợ và gốc đúng hạn. Những khách hàng có phát sinh nợ gia hạn hoặc nợ quá hạn có nỗ lực trả nợ cho Ngân hàng, do vậy tỉ lệ dư nợ quá hạn và gia hạn của các doanh nghiệp này giảm dần.

Chi nhánh đã nhận thức được việc hướng tới các khách hàng tiềm năng, đó là các doanh nghiệp ngòai quốc doanh. Tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước giảm dần. Một xu hướng rõ rệt trong cho vay doanh nghiệp lớn của Ngân hàng là tăng dần tỷ lệ khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc

doanh-những doanh nghiệp có nhu cầu vốn cao và có định hướng, nỗ lực phát triển sản xuất kinh doanh mạnh mẽ.

Trong quá trình cho vay, Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ những quy định, thủ tục vay vốn theo các văn bản mà NHCT đề ra. Cán bộ tín dụng làm việc tương đối hiệu quả, năng động và nhiệt tình với khách hàng. Khách hàng lớn được theo dõi các khoản vay, và làm thủ tục trực tiếp với cán bộ tín dụng của mình về sử dụng các dịch vụ khác như: bao thanh tóan, mở L/C ..

Công tác quản lý nợ của Chi nhánh thực hiện khá tốt. Các bộ phận độc lập tham gia vào quá trình thẩm định sẽ giúp khoản vay minh bạch và khách quan hơn. Đồng thời, Chi nhánh áo dụng theo hệ thống INCAS tuân theo hướng dẫn nghiệp vụ trong Sổ tay tín dụng của NHCT Việt Nam nên công tác phân loại nợ, theo dõi các khoản vay của Chi nhánh được thực hiện khao học và có kết quả tốt hơn. Cụ thể, Chi nhánh đã tiến hành phân lọại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng theo Quy định 493 của Ngân hàng Nhà nước và công văn 4242 của NHCT VN.

Ngòai ra, hệ thống cảnh báo về các khỏan nợ có vấn đề của Chi nhánh được thiết lập tuân theo Sổ tay tín dụng của NHCT Việt Nam đưa ra các hướng dẫn và chuẩn mực cụ thể về các dấu hiệu của các khỏan vay có vấn đề. Việc tuân thủ nghiêm túc theo hướng dẫn này gi chi nhánh có được những cảnh báo đưa ra quyết định sớm nhất về các khỏan vay nghi ngờ từ đó nâng cao chất lượng cho vay.

2.4.2.2.Những mặt hạn chế

Quy mô dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn ở mức cao, thêm vào đó nhiều doanh nghiệp Nhà nước cho vay kém hiệu quả xảy ra tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn nhiều năm liền.

Tình hình xử lý nợ đọng và thu hồi nợ mặc dù đã có nhiều cố gắng để thu nợ của các cán bộ Ngân hàng. Tuy nhiên số tiền thu hồi được thấp, chỉ

bằng dưới một nửa kế hoạch được giao. Điều này gây ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn gây thất thoát cho Chi nhánh, làm gỉam uy tín và hiệu quả cho vay.

Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo của doanh nghiệp lớn ở Chi nhánh có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, trên 50%. Việc cho vay không có đảm bảo làm tăng rủi ro cho khỏan vay và có thể làm giảm hiệu quả cho vay.

2.4.2.3.Nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một là, chất lưọng thẩm định cho vay

Quy trình thẩm định cho vay tại Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn nói riêng và tại chi nhánh nói chung còn chưa đầy đủ, qua loa không đảm bảo tính chặt chẽ. Việc thẩm định cho vay nhiều khi chưa xét tới tính khả thi, hiệu quả của dự án, tính pháp lý của hồ sơ, tình hình tài chính và năng lực của khách hàng thậm chí còn thực hiện chiếu lệ hình thức. Các bước kĩ thuật phân tích thẩm định cho vay tuy đã được đề ra nhưng chưa thực sự cụ thể và việc thực hiện chưa được thực sự nghiêm túc. Hàm lượng phân tích trong việc thẩm định dự án còn thấp, cán bộ thực hiện thẩm định còn tình trạng theo cảm tính. Tính mềm dẻo, năng động, nhanh nhạy trong khâu thẩm định cho vay còn yếu do vậy chất lượng và hiểu quả thẩm định chưa cao. Nhiều dự án lớn, dự án trung và dài hạn thì khả năng thẩm định chính xác là chưa cao.

Trong nhiều trường hợp, việc thẩm định khoản vay quá chú trọng đến tài

Một phần của tài liệu Định hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w