Nhiệm vụ, chức năng

Một phần của tài liệu Định hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng (Trang 39)

Theo quyết định của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn được tổ chức với các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là phòng xem xét và đưa ra các quyết định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn. Phòng có các nhiệm vụ và chức năng cơ bản sau:

Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với các chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.

-Khai thác nguồn vón bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng doanh nghiệp lớn.

-Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh tóan xuất nhậo khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử….; Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương VN đến các khách hàng là doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là doanh nghiệp lớn.

-Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo qui định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

-Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:

Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; thẩm dịnh khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của Ngân hàng Công thương VN;

Đưa ra các đề xuất chấp thuận,từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định;

Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khỏan tín dụng. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí;

Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản vay này.

-Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Công thương VN.

-Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.

-Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin khách hàng cho Phòng tổ quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo qui định của chi nhánh và Ngân hàng Công thương VN.

-Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.

-Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.

-Phản ứng kịp thời những vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những ván đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết.

-Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành. -Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng. -Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.

2.1.4.2.Vai trò của Phòng khách hàng Doanh nghiệp lớn trong Chi nhánh :

Phòng khách hàng Doanh nghiệp lớn tại chị nhánh là phòng có số dư cho vay chủ yếu trong cả Chi nhánh, đồng thời cũng tạo ra doanh thu chủ yếu. Tình hình sử dụng vốn của phòng quyết định lợi nhuận và rủi ro của Chi nhánh.

Có thể đưa ra 1 vài dẫn chứng cụ thể như sau: dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm lần lượt 53,79%; 47,67%, 60,49% trong các năm 2006, 2007 và 2008. Như vậy, doanh thu và lợi nhuận của Chi nhánh cũng như tính an toàn của các khoản vay được quyết định tới hơn 50% là tại Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn.

Thêm vào đó, đối tác trong các hợp đồng tín dụng của Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn là những đối tác doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều dịch vụ Ngân hàng tại Chi nhánh, từ đó sẽ tăng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, đồng thời tăng thêm nguồn vốn huy động tiền gửi từ các doanh nghiệp lớn này.

Như vậy, hoạt động của Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn là hoạt động khá quan trọng, chiếm hơn một nửa doanh thu của cả Chi nhánh.

2.1.4.3.Quy trình cho vay tại Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn :

Theo các quy định trong “Sổ tay tín dụng năm 2004 Ngân hàng Công thương”, quy trình cho vay tại phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn gồm các bước như sau :

Tiếp nhận và hứng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Thầm định các điều kiện vay vốn

Xác định phương thức cho vay

Xem xét khả năng nguồi vốn, điều kiện thực tế và xác định lãi cho vay Lập tờ trình thẩm định cho vay

Tái thẩm định khỏan vay Trình duyệt khỏan vay

Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo

Giải ngân

Kiểm tra, giám sát khoản vay

Thu nợ lãi và gốc và xử lý các khỏan phát sinh

Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay Giải chấp tài sản đảm bảo

Đối với mỗi món vay, nhân viên tín dụng trong phòng sẽ làm việc với khách hàng và thẩm định các điều kiện. Sau đó, nhân viên tín dụng viết tờ trình rồi trình lên trưởng phòng và phó phòng phụ trách quyết định có cho vay hay không. Sau khi được sự đồng ý của người có thẩm quyền, nhân biên tín dụng sẽ tiếp tục làm các bước tiếp theo trong quy trình cho vay trên. Khoản vay sẽ được nhân viên tín dụng theo dõi và báo cáo lên cán bộ phụ trách trong phòng. Mỗi nhân viên tín dụng thường được phụ trách phân công theo dõi một số khách hàng với tất cả các khỏan vay của họ tại chi nhánh, trừ trường hợp khách hàng lớn hoặc khoản vay lớn có thể nhiều nhân viên tín dụng cùng theo dõi.

2.2 Giới thiệu về khách hàng doanh nghiệp lớn :

2.2.1 Tổng quan về doanh nghiệp lớn :

2.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp lớn :

Theo điều 3 - Luật doanh nghiệp năm 2000 : “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh “. Doanh nghiệp lại được phân loại theo những tiêu chí khác nhau như : quy mô, ngành nghề, loại hình sở hữu... Tuy nhiên, khi nói đến doanh nghiệp lớn, phải hiểu rằng đây là cách phân loại doanh nghiệp dựa trên quy mô. Khi đó, doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có quy mô lớn về nguồn vốn, lao động và doanh thu cũng như tài sản, tốc độ tăng trưởng...Song ở mỗi quốc gia,cũng như mỗi thời điểm trong các giai đoạn phát triển kinh tế lại có các tiêu chí khác nhau,với mức độ khác nhau để phân loại. Do đó, khái niệm doanh nghiệp lớn cũng chỉ mang tính tương đối.

Ở một số nước trên thế giới có khái niệm về doanh nghiệp lớn như sau : Tại Malaysia, doanh nghiệp lớn có nhiều hơn 75 công nhân viên, không kể

những người làm việc bán thời gian hoặc có vốn cổ phần lớn hơn 1 triệu USD. Tại Indonexia, Doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có lao động trên 100 người, tổng vốn hoặc giá trị tài sản khoảng trên 0.6 tỷ Rubi, tổng doanh thu lớn hơn 2 tỷ Rubi; còn tại Thái Lan là doanh thu lớn hơn 200 triệu Bath. Tại Nhật Bản, việc phân loại được thực hiện tỉ mỉ hơn : với khu vực sản xuất, khai thác, chế biến, doanh nghiệp lớn phải có số lượng lao động trên 300 người, với số vốn cổ phần nhiều hơn 100 triệu Yên; với các ngành bán buôn, phải có số lao động trên 100 người, số vốn lớn hơn 30 triệu Yên; với ngành bán lẻ và dịch vụ, phải có hơn 50 lao động và vốn hơn 10 triệu Yên.

Theo quy định chế độ hiện hành ở Việt Nam, doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có số vốn đăng kí từ 10 tỷ đồng trở lên và số lao động trung bình hằng năm trên 300 người. Các doanh nghiệp lớn ở nước ta đều là các doanh nghiệp có uy tín, có thế mạnh riêng của mình và có đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước.

2.2.1.2 Những đặc điểm của doanh nghiệp lớn :

Doanh nghiệp lớn tuy chiếm số lượng nhỏ trong nền kinh tế, nhưng lại có vai trò rất quan trọng và to lớn đối với nền kinh tế đất nước. Ở nước ta, các doanh nghiệp lớn chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước,còn các doanh nghiệp lớn ngoài quốc doanh tương đối ít, vì tỷ trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số vốn trên 10 tỷ đồng là thấp. Sở dĩ có đặc điểm như vậy là bởi nền kinh tế nước ta đi lên từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nguồn vốn lớn chủ yếu trong tay Nhà nước, các cá nhân đoàn thể khác chưa đủ lực huy động một nguồn vốn đủ lớn để trở thành một doanh nghiệp lớn.

Một đặc điểm khác nữa của doanh nghiệp lớn là do quy mô về vốn, lao động, doanh thu, đóng góp với nhà nước, tốc độ tăng trưởng lớn, nên đã tạo ra một sức cạnh tranh lớn trên thị trường, thậm chí trong một vài lĩnh vực, các doanh nghiệp lớn còn có thể giành vị trí độc quyền.

Ngoài ra, doanh nghiệp lớn còn có đặc điểm là hoạt động sản xuất kinh doanh rất đa dạng. Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh một ngành nghề chính, các doanh nghiệp lớn còn thường xuyên mở rộng đầu tư sản xuất sang các lĩnh vực liên quan, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn sản xuất đa ngành nghề, các ngành nghề không liên quan đến nhau.

Xét về nhu cầu vốn, doanh nghiệp lớn có đặc điểm là có nhu cầu thường xuyên với số lượng lớn do quy mô sản xuất lớn. Trong các giai đoạn sản xuất kinh doanh, việc mua nguyên vật liệu, trả lương nhân viên, dự trữ hàng hoá, vận hành máy móc, đều cần sự đầu tư vốn, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp dù lớn cũng cần có sự tài trợ từ các khoản vay ngân hàng để đáp ứng đủ và kịp thời. Hơn nữa, do lợi thế quy mô, các doanh nghiệp lớn có xu hướng mở rộng danh mục các dự án đầu tư, nên lại càng cần nhiều vốn.

Khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp với các ngân hàng là tương đối tốt. Đó là bởi yếu tố uy tín và thương hiệu của các doanh nghiệp lớn tạo ra trên thị trường. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp lớn thì bộ phận doanh nghiệp Nhà nước có được nguồn vay từ ngân hàng dễ hơn, theo thống kê thu được thì có trên 50% số tiền cho vay của Ngân hàng thương mại trên cả nước được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, song dường như các doanh nghiệp này chưa phát huy xứng tầm với sự đầu tư đó.

2.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp lớn :

Doanh nghiệp lớn có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, do nắm

giữ những ngành then chốt, thậm chí có thể là độc quyền. Do vậy, có những thay đổi trong chính sách kinh doanh của các doanh nghiệp này có thể có những tác động sâu rộng đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó, ở nước ta, phần lớn các doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp nhà nước nên Chính phủ có thể thông qua các doanh nghiệp này mà đưa ra các điều chỉnh đối với nền kinh tế.

Doanh nghiệp lớn đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội : Các doanh nghiệp

lớn, cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, đều hoạt động nhằm mục đích thu về lợi nhuận. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn đã tạo ra hầu hết của cải trong nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển.

Các doanh nghiệp lớn đã trở thành công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế,

nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội như đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết vấn đề việc làm và tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế sẽ góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi để hoà nhập với khu vực và thế giới, từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách so với các nước.

2.2.2 Khách hàng doanh nghiệp lớn của Chi nhánh Ngân hàng Côngthương khu vực Hai Bà Trưng : thương khu vực Hai Bà Trưng :

Như trên đã phân tích, các doanh nghiệp lớn luôn có nhu cầu vay vốn trong thời gian với số lượng lớn và trong khoảng thời gian dài. Các doanh nghiệp lớn ở nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy, các khách hàng doanh nghiệp lớn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng cũng không phải là ngoại lệ. Hầu hết các doanh nghiệp lớn vay vốn của Chi nhánh trước hết đều chủ yếu là ngân hàng nhà nước, sau đó là có cở sở sản xuất kinh doanh nằm trong khu vực Hai Bà Trưng. Các khách hàng doanh nghiệp lớn trong thời gian khoảng 3 năm vừa qua có thể kể đến của Chi nhánh, đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt 8-3; công ty cổ phần Formach ... Đây là các khách hàng trong vòng 3 năm từ 2006 đến 2008 đều nhận tiền vay từ Chi nhánh ngân hàng, vẫn có khả năng trả nợ và kinh doanh có lãi nên vẫn tiếp tục được cho vay.

2.3 Hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tạiChi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng : Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng :

2.3.1 Thực trạng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chinhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng : nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng :

2.3.1.1 Dư nợ cho vay tại phòng khách hàng doanh nghiệp lớn của Chinhánh : nhánh :

Bảng 3 : Tình hình dư nợ cho vay tại Phòng Khách hàng DNL

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ cho vay nền kinh tế, trong đó: 369 326,5 512,69 -VND -tỷ lệ phần trăm 146 39,56% 133 40,74% 206,23 40,23% -Ngoại tệ quy VNĐ -tỷ lệ phần trăm 223 60,44% 193,5 59,26% 306,46 59,77%

Nguồn Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khách hàng DNL năm 2006-2007-2008.

Từ bảng số liệu trên có thể thấy dư nợ cho vay nền kinh tế của phòng năm 2007 có giảm nhẹ hơn so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 lại tăng vượt bậc đáng kể. Điều này là do phòng khách hàng doanh nghiệp lớn đã tăng cường mở rộng được thêm các khách hàng để cho vay với các khoản vay có hiệu quả. Cũng có thể thấy tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ ở phòng là khá cao, nguyên nhân là do các khách hàng hoạt động thương mai quốc tế, xuất nhập khẩu, và sử dụng các dịch vụ Bao thanh tóan quốc tế, L/C với Ngân hàng.

2.3.1.2 Cơ cấu dư nợ :

Bảng 4 : Cơ cấu dư nợ theo thời gian của các khoản cho vay tại Phòng khách hàng DNL

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

-Ngắn hạn -Tỷ lệ phần trăm/ Tổng dư nợ 210,85 57,14% 159,89 48,97% 202 39,4% -Trung dài hạn -Tỷ lệ phần trăm/ Tổng dư nợ 158,15 42,86%

Một phần của tài liệu Định hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w