Chọn mẫu kiềm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán về tiền lương và các khoản trích trên tiền lương trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) chi nhánh tại Hà Nội thực hiện. (Trang 68 - 72)

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các

3. Chọn mẫu kiềm toán

Theo đoạn 23, VSA số 530 - Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọ khác: " Khi thiết kế các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử kiểm tra. Các phương pháp có thể được lựa chọn là:

- Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%); - Lựa chọn các phần tử đặc biệt; - Lấy mẫu kiểm toán. "

Cũng theo đoạn 43, VSA số 530: "kiểm toán viên phải lựa chọn các phần tử của mẫu sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu trong tổng thể đều có cơ hội được chọn …Mục đích lấy mẫu là để rút ra kết luận về tổng thể nên kiểm toán viên cần lựa chọn mẫu đại diện gồm các phần tử mang đặc điểm tiêu biểu của tổng thể, tránh thiên lệch chủ quan."

Trong quá trình thực hiện kiểm toán tại các khách hàng của mình, các nhân viên của Công ty A&C thường áp dụng chọn mẫu theo phương pháp thống kê hoặc theo xét đoán cá nhân trong quá trình kiểm toán. Chương trình của A&C có đưa ra một số phương pháp chọn mẫu áp dụng cho các phần hành kiểm toán khác nhau. Đối với các thử nghiệm cơ bản, số mẫu chọn thường áp dụng theo phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ. Với phương pháp này các phần tử có giá trị lớn sẽ được lựa chọn, các phần tử còn lại sẽ lấy ngẫu nhiên theo kinh nghiệm của kiểm toán viên. Theo cách này, mẫu được chọn mang tính chất đại diện cao do khả năng được lựa chọn của một

đơn vị tiền tệ là như nhau. Đồng thời số mẫu chọn chịu ảnh hưởng của chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết. Do đó, số mẫu chọn có thể giảm xuống trong trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ được cho là tốt và ngược lại. Muốn nâng cao hiệu quả của công tác chọn mấu, kiểm toán viên nên đa dạng hoá các phương pháp chọn mẫu sao cho mẫu chọn mang tính đại diện cao cho tổng thể. Bởi vì, mỗi phương pháp chọn mẫu đều có những mặt ưu điểm cũng như khuyết điểm. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà kiểm toán viên lựa chọn phương pháp nào đem lại hiệu quả nhất cho công việc của mình.

Khi tiến hành chọn mẫu cho các thử nghiệm kiểm soát đối với tiền lương và các khoản trích trên tiền lương, thực tế phát sinh là ngoài phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ: áp dụng đối với các khoản chi tiêu quỹ và các hợp đồng thuê nhân công >50 triệu… thì hầu hết các mẫu được chọn là theo phương pháp phi tiền tệ: kiểm tra danh sách lương khống, kiểm tra tính chính xác trong tính lương… Việc chọn mẫu này được tiến hành theo phương pháp bảng số ngẫu nhiên hoặc dựa trên việc chọn mẫu kiểm tra hệ thống. Kết quả kiểm tra hệ thống sẽ giúp cho kiểm toán viên quyết định có nên mở rộng hay không quy mô mẫu chọn để kiểm tra chi tiết. Cách chọn mẫu này mang lại tính khoa học do mẫu chọn có tính đại diện tương đối cao, các phần tử trong tổng thể đều có thể được chọn vào mẫu, do đó tiết kiệm được thời gian và chi phí, đảm bảo tính ngẫu nhiên, tránh được việc lặp lại theo thói quen cũ và giảm sai sót chủ quan từ phía kiểm toán viên trong quá trình chọn mẫu.

KẾT KUẬN

Có thể khẳng định rằng, việc hình thành và phát triển của ngành nghề kiểm toán là nhu cầu hoạt động tất yếu của nền kinh tế. Điều này càng được khẳng định rõ nét đối với một đất nước vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường như ở nước ta hiện nay. Yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng các thông tin đặc biệt là thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị và đó chính là động lực cho sự phát triển của công tác kiểm toán. Mặc dù kiểm toán mới áp dụng ở Việt Nam được trên 10 năm nhưng nó đã đóng góp một vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp gặt hái được những thành công.

Trong kiểm toán BCTC, kiểm toán tiền lương có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Do đó khi nghiên cứu quy trình kiểm toán tiền lương đòi hỏi chúng ta phải nắm vững kiến thức chuyên môn cũng như các văn bản pháp quy có liên quan. Trong phạm vi của chuyên đề, em đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản, đặc trưng về kiểm toán tiền lương trên góc độ lý thuyết cũng như tiến hành mô tả, phân tích và nhận xét về công tác kiểm toán phần hành này, từ đó đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán này tại Công ty A&C.

Tuy rất cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy cô cũng như các anh chị kiểm toán viên trong Công ty để báo cáo này của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty A&C đã quan tâm, hướng dẫn em trong thời gian thực tập. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ths.KTV Trần Mạnh Dũng đã chỉ bảo để em hoàn thành bài viết này.

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

PHẦN I...3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH TRÊN TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH...3

I. Lý luận chung về tiền lương và các khoản trích trên tiền lương ...3

1. Khái niệm ...3

2. Vai trò của tiền lương và các khoản trích trên tiền lương ...3

3. Các hình thức tiền lương và quỹ tiền lương ...4

3.1. Các hình thức tiền lương ...4

3.2. Quỹ tiền lương ...6

4. Tổ chức hạch toán tiền lương ...7

5. Tổ chức hạch toán các khoản trích trên tiền lương ...11

II. Quy trình kiểm toán về tiền lương và các khoản trích trên tiền lương trong kiểm toán tài chính ...13

1. Sự cần thiết của kiểm toán tiền lương và các khoản trích trên tiền lương ...13

2. Mục tiêu kiểm toán...14

3. Phương pháp kiểm toán ...15

4. Chương trình kiểm toán...20

PHẦN II...24

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH TRÊN TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN(A&C) CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN...24

I. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C)...24

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty...24

2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty và Chi nhánh Hà Nội ...27

2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty...27

2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Công ty tại Hà Nội ...29

3. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty...31

4. Thị trường hoạt động và các loại dịch vụ của Công ty...32

5. Chiến lược phát triền chung của Công ty...35

6. Quy trình kiểm toán chung trong kiểm toán tài chính tại Công ty A&C...36

II. Thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích trên tiền lương do Công ty A&C Chi nhánh tại Hà Nội thực hiện ...37

1. Mục tiêu kiểm toán ...37

2. Quy trình kiểm toán ...37

2.1. Lập kế hoạch kiểm toán ...37

3. Kết thúc kiểm toán...59

3.1. Soát xét các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên...59

3.2. Tổng hợp các bút toán điều chỉnh (nếu có) và kiến nghị về hệ thống kiểm soát nội bộ...60

3.3. Lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý...61

PHẦN III...62

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN...62

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH TRÊN TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN...62

I. Nhận xét về quá trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích trên tiền lương tại Công ty khách hàng do A&C thực hiện ...62

1. Lập kế hoạch kiểm toán ...62

2. Thực hiện kiểm toán ...63

3. Kết thúc kiểm toán...64

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích trên tiền lương do Công ty A&C thực hiện...64

1. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị khách hàng...64

2. Thực hiện thủ tục phân tích...67

3. Chọn mẫu kiềm toán...68

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán về tiền lương và các khoản trích trên tiền lương trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) chi nhánh tại Hà Nội thực hiện. (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w