3. Nhận xét về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin.
1.2 Mô hình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội thông tin hiện đại.
Nhưng cần chú trọng đến khả năng liên thông của các chương trình. Mặt khác các trường đại học có đào lạo cán bộ TVTT cần sớm tiến hành đào tạo trình độ tiến sĩ. Đó là nhu cầu cấp bách đang được đặt ra và không thể trì hoãn.
Trong các chương trình đào tạo chuyên nghiệp gắn với từng trình độ cần chú trọng song hành các môn nghiệp vụ truyền thống với các môn về công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Cần có sự kế thừa, và tránh không lặp lại hoàn toàn những kiến thức cũ khi đào tạo ở trình độ cao hơn. Các chương trình đào tạo cần dược thiết kế để trang bị cho sinh viên và người học kiến thức, kỹ năng và công cụ. Dù đào tạo ở trình độ nào các cơ sở đào tạo cũng cần chú ý và xem xét và tuân thủ "Các nguyên tắc chỉ đạo chương trình giáo dục TVTT chuyên nghiệp của IFLA".
Đối với đào tạo bồi dưỡng cần tăng cường các lớp cập nhật kiến thức và tập trung vào những vấn đề mới. Công tác đào tạo bồi dưỡng cần phải được tiến hành thường xuyên và các cán bộ giảng dạy cũng cần phải tham dự trực tiếp vào các khoá học này.
1.2 Mô hình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội thông tin hiện đại. đại.
Dù muốn hay không Việt Nam cũng tất yếu phải bước vào xã hội thông tin với sự hình thành của nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, quản trị tri thức có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Và trên thực tế lúc ấy người cán bộ thư viện sẽ không chỉ là người quản lý tư liêu, quản lý thông tin mà còn là người quản lý tri thức. Nếu như trước đây nhiều người cho rằng thư viện là cơ quan thông tin hay các bộ phận thông tin tư liệu chi giữ vai trò trợ giúp, phụ trợ cho các cá nhân và cơ quan, tổ
chức không trực tiếp tham gia vào các hoạt động có tính chất thiết yếu của cơ quan tổ chức đó thì khi nền kinh tế tri thức đã hình thành người cán bộ TVTT sẽ đóng vai trò mới. quan trọng hơn.
Để đảm đương được các trọng trách của mình các cán bộ TVTT cần được trang bị các kiến thức cơ bản bên cạnh các kiến thức hiện đại cần thiết như: quản trị tri thức, thư viện điện tử, Internet, tạp chí điện tử, các khổ mẫu siêu dữ liệu (metadata), xuất bản điện tử, các kỹ năng biên tập, đàm phán…
Theo các nhà nghiên cứu để thực hiện tốt chuyên môn nghề nghiệp này, người cán bộ thư viện thông tin cần thực hiện bốn nhóm công việc chức năng tụ trong hàm ý bốn chữ cái "C" của tiếng Anh là:
Cl Kiến tạo các sản phẩm thông tin (creators): Kiến tạo ra được các dạng sản phẩm thông tin như các cơ sở dữ liệu (CSDL), các loại xuất bản phẩm thông tin, các báng tra, các danh mục (dtrectory) và các dịch vụ thông tin . . .Họ sẽ là những người cần phải có khả năng hiểu biết công nghệ để khai thác được hết tiềm năng của chúng một cách hiệu quả. Học cần phải có năng lực để xây dựng hệ thống thông tin thân thiện, dễ sử dụng với những dịch vụ đa dạng hữu ích.
C2 - Thu thập thông tin (collectors): thông qua quá trình bổ sung và tổ chức có thể kiểm soát và/ hoặc với tới một khối lượng nguồn tin cần và đủ cho một lĩnh vực hoạt động. Họ là những người có sứ mệnh thu thập, tổ chức và tạo ra những sưu tập thông tin sẵn sàng cho việc phục vụ. Mặc dù là công việc tưởng như truyền thống song với những phát triển mạnh mẽ của nguồn tin điện tử như Internet, tạp chí điện tử,... đòi hỏi ở họ những cách tiếp cận hoàn toàn mới, công cụ mới và những hiểu biết mới .
C3 - Tinh chế và biến đổi thông tin (consolidators): sử dụng các phép biến đổi, xử lý nội dung ngữ nghĩa để tăng phần giá trị về nội dung thông tin. Họ là những người xử lý, phân tích thông tin, hỗ trợ các nhà quản lý,
tin, nghiên cứu phân tích và bao gói thông tin. Nhờ có chức năng này, người dùng tin trong xã hội sẽ có thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị tăng cao (Value - added services).
C4 - Lưu thông thông tin (communicators). Họ sẽ là những người đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ, là cầu nối giữa nguồn tin, người cung cấp tin và người sử dụng thông tin. Mặc dù xu thế đưa thông tin trực tiếp đến người sử dụng đầu cuối ngày càng tăng, song việc sử dụng thông tin ngày càng phức tạp đòi hỏi những cán bộ thông tin thư viện phải là những chuyên gia đủ năng lực giúp đỡ người dùng tin hoặc tạo ra những sản phẩm được thiết kế riêng theo nhu cầu.
Định đề của C. Mooers - người sáng lập ra lý thuyết tìm tin, cho rằng
"thông tin chỉ có giá trị khi bản thân nó (thông tin) có giá trị và được sử dụng", do đó đòi hỏi người cán bộ TVTT phải tích cực đưa thông tin, dữ liệu, tư liệu đến người sử dụng, chứ không phải chỉ đặt chúng trong kho bảo quản cực an toàn. Giao tiếp một cách chủ động và tích cực với người sử dụng thị trường, đẩy mạnh các mối tương tác giữa các cơ quan thông tin làm cho văn thông tin được quay vòng nhanh trong thực tiễn trở thành điều có ý nghĩa “cốt t” của hoạt động thông tin trong thời kỳ kinh tế vận hành theo định hướng thị trường.
Để hình thành đội ngũ cán bộ thư viện có những năng lực kể trên đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải xây dựng được mô hình đào tạo thích ứng với các chương trình đào tạo hiện đại vừa đảm bảo tính chuyên môn hoá và thích ứng với các đặc thù của loại hình thư viện và cơ quan thông tin các học viên có nguyện vọng muốn tìm hiểu sâu. Điều quan trọng là khi xây đựng chương trình một mặt các trường phải tuân thủ các môn học cốt lõi của IFLA, một mặt vừa tạo ra nhiều môn tự chọn để sinh viên có thể lựa chọn các chuyên môn sâu. Khi xây dựng mô hình này có thể tham khảo thêm phương thức đào tạo cán bộ TVTT của các nước tiên tiến trên thế
giới. Điều đó có nghĩa là nên đào tạo cử nhân và thạc sĩ thư viện học với nhiều hình thức và chương trình khác nhau:
Đối với trình độ đại học có thể đào tạo cho các học sinh có nguyện vọng học với tư cách là ngành thứ nhất. Đối với các học viên đã tốt nghiệp một bằng đại học khác, đào tạo thêm về mặt nghiệp vụ và thời gian nên tập trung từ 1 đến 2 năm.
Đối với trình độ cao học, đào tạo thạc sĩ cho cả hai đối tượng: những người đã tốt nghiệp đại học thư viện hoặc quản trị thông tin và những người tết nghiệp các đại học khác có nhu cầu công tác trong lĩnh vực thư viện. Đào tạo thạc sĩ thư viện học có thể chia thành 2 loại: thạc sĩ và thạc sĩ nghiên cứu. Để khẳng định vị thế của một ngành nghề và các trường đào tạo cán bộ TVTT chuyên nghiệp thiết yếu phải đào tạo trình độ tiến sĩ. Có thể tham khảo thêm mô hình của một số nước tiên tiến trên thế giới chỉ đào tạo sau đào tạo và khoá học sau đại học được tổ chức tập trung từ 1 đến 2 năm.