Mô hình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu td961 (Trang 64 - 67)

3. Nhận xét về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin.

l.1. Mô hình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế Việt Nam hiện nay.

thông tin hiện đại trong tương lai.

l.1. Mô hình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế Việt Nam hiện nay. nay.

Công tác thư viện trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc so với Việt Nam. Ngay từ năm 2001, Hội nghị IFLA lần thứ 67 đã đưa ra định hướng "Ngành thông tin thông tin cần ứng dụng triệt để thành tựu của công nghệ thông tin đê tiên dần đến quản lý tri thức". Trên thực tế hiện nay ở một số nước phát triển trên thế giới người ta đã nói tới sự chuyển dịch từ kỷ nguyên thông tin sang kỷ nguyên tri thức thì Việt Nam mới đang trong quá trình chuẩn bị để bước vào kỷ nguyên thông tin. Nếu như ở trên thế giới vấn đề tự động hoá công tác thư viện được triển khai vào thập kỷ 70, các thư viện được nối mạng vào thập kỷ 80 thì ở Việt Nam công tác tự

mạng thì hiện vẫn đang triển khai, số lượng các thư viện được nối mạng chưa nhiều nếu tính trong tổng số các thư viện ở Việt Nam. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX vấn đề xây dựng thư viện điện tử, thư viện số đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nước phát triển. Hàng trăm cuộc hội thảo trên thế giới đã đề cập đến vấn đề này. Nhiều dự án số hoá đã được tiến hành. Thư viện Quốc hội Mỹ đã tiến hành một dự án với quy mô lớn nhằm số hoá vốn tài liệu của họ, Nhật bản đã thực hiện dự án Thư viện điện tử với kinh phí 6,5 tỷ yên Nhật (tương đương 60.000.000 USD), Cộng hoà Liên bang Đức đã đầu tư 35.000.000 USD cho dự án số Global Infor, Quỹ khoa học quốc gia Mỹ đưa ra sáng kiến số vốn tư liệu truyền thống đối với 6 thư viện trường đại học với kinh phí 24.000.000 USD...Trước thực tế đó, khái niệm về thư viện điện tử, thư viện số, thư viện ảo đã trở nên hết sức quen thuộc với cộng đồng thư viện thế giới. Và trong những năm đầu thế kỷ XXI thư viện thế giới đã tồn tại dưới dạng thư viện hỗn hợp và thư viện ảo.

Ở Việt Nam các thư viện và trung tâm thông tin mới chỉ đang hướng tới việc hiện đại hoá công tác thư viện. Một số dự án thư viện số, thư viện điện tử cũng đã được triển khai nhưng thực chất các thư viện và cơ quan thông tin ở Việt Nam mới đang từng bước triển khai áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động. Số tài liệu giấy, kho đóng và hoạt động theo phương thức thủ công vẫn còn tồn tại trong phần lớn các thư viện. Vì thế theo nhận định của các nhà lãnh đạo và các chuyên gia trong ngành thư viện thông tin kể từ nay cho tới năm 2010 các thư viện của Việt Nam vẫn tiếp tục ở trong thời kỳ hiện đại hoá. Trong vòng năm, sáu năm tới tài liệu dưới dạng giấy vẫn sẽ là loại tài liệu chiếm ưu thế mặc dù số lượng các tài liệu điện tử được nhập vào các thư viện và cơ quan thông tin có thể sẽ tăng lên nhiều. Ở Việt Nam công tác biên mục tại nguồn chưa đưa tiến hành. Mặc dù Thư viện Quốc gia Việt Nam có đảm trách việc biên mục tập trung nhưng vì nhiều lý do khác nhau rất ít thư viện sử dụng sản phẩm biên mục

này. Do đó những nghiệp vụ phân loại, biên mục, đánh chỉ số vẫn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong các chương trình đào tạo của mọi trình độ.

Tuy nhiên do tác động của công nghệ thông tin nguồn tin điện tử xuất hiện ngày càng nhiều với các dịch vụ cung cấp linh hoạt, kinh tế Sự chuyển dịch hoạt động từ thư viện được tổ chức, quản lý và cung cấp thông tin truyền thống với các vật mang tin bằng giấy, các thư viện và cơ quan thông tin đã dần dần chuyển sang sử dụng mạng và các công nghệ mới để tổ chức, quản lý và đáp ứng các nhu cầu tin khác nhau. Điều này đòi hỏi người cán bộ thư viện phải nắm bắt được công nghệ, có khả năng tổ chức, đánh giá, khai thác các nguồn tin số hoá, hiểu biết về quản lý và các khía cạnh pháp lý, kinh tế và chính trị của thông tin.

Để đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra khi xác định mô hình đào tạo cần phải chú trọng đến đặc điểm: đào tạo cán bộ thư viện dựa vào công nghệ thông tin. Trong các chương trình đào tạo cần mạnh dạn loại bỏ những phần học nặng về lý thuyết không thực sự cần thiết. Trong các chương trình đào tạo chuyên ngành TVTT cần tương thời lượng cho các môn học về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin chiếm 40% tổng số các đơn vị học trình. Trong các môn học thời gian giành cho thực hành cũng phái nâng lên chiếm 50%. Khi xây dựng mục tiêu đào tạo các chương trình đào tạo không nên chỉ dừng lại xác định là: đào tạo sinh viên có trình độ lý luận và nghiệp vụ về tổ chức các thư viện hoặc cơ quan thông tin tư liệu ở trung ương và địa phương. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc trong một thư viện hoặc trung tâm thông tin. Cần xác định được những mục tiêu cụ thể đồng thời có tầm chiến lược hơn. Để mở rộng đối tượng tiếp nhận đầu ra chúng ta có thể cần tính đến các doanh nghiệp, các loại cơ quan tổ chức khác có thể sử dụng cán bộ TVTT phụ trách một khâu công tác thông tin tài liệu, không nên chỉ khuôn định trong các thư viện và cơ quan thông tin.

Mô hình tối ưu cho đào tao cán bộ TVTT trong thời gian hiện tại và đến năm 2010 vẫn phải dựa trên nền tảng sẵn có hiện nay.

Đối với đào tạo chuyên nghiệp: tiếp tục duy trì các cấp, các trình độ

Một phần của tài liệu td961 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w