Kết quả đợt phỏng vấn, xin ý kiến về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin.

Một phần của tài liệu td961 (Trang 37 - 53)

3. Nhận xét về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin.

3.1Kết quả đợt phỏng vấn, xin ý kiến về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin.

3.1 Kết quả đợt phỏng vấn, xin ý kiến về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin. viện thông tin.

Trong quá trình thực hiện đề tài, để tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, những người tham gia thường xuyên và quá trình đào tạo cán bộ thông tin thư viện, chúng tôi đã tiến hành nhiều cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp.

Sau đây chúng tôi xin hệ thống lại những ý kiến của những người đã tham gia vào các cuộc điều tra phỏng vấn đó.

•Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng vụ Thư viện đã tập trung nhận xét về chất lượng cán bộ thư viện trong hệ thống thư viện công cộng do trường Đại học Văn hoá đào tạo. Hiện nay, ở nước ta đã hình thành hệ thống thư viện công cộng bao gồm Thư viện Quốc gia Việt nam và 64 thư viện tỉnh, thành phố; 574 thư viện cấp huyện và một mạng lưới thư viện, tủ sách phòng đọc sách cơ sở trải rộng khắp từ TW đến địa phương với một đội ngũ cán bộ thư viện gần 2000 người. Ngoại trừ thư viện Quốc gia và thư viện KHTH thành phố Hồ Chí Minh có 102 cán bộ, hầu hết thư viện cấp tỉnh có từ là đến 25 cán bộ, thư viện cấp huyện có từ 1 đến 2 cán bộ. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ tốt nghiệp đại học Văn hoá Hà Nội được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm công tác; đặc biệt có lòng yêu nghề, say mê với nghề nghiệp. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ thư viện của hệ thống thư viện công cộng trước yêu

cầu phát triển mới đã bộc lộ một số hạn chế mà sự yếu kém lớn nhất là thiếu và chưa được trang bị kịp thời những kiến thức mới và công nghệ thông tin và các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cũng như khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, khai thác mạng...trong hoạt động thư viện. Về trình độ ngoại ngữ: mặc dù đã được đưa vào thành môn học chính thức, nhưng thực tế khả năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tốt, nhất là với việc đọc hiểu tài liệu, do đó hạn chế việc tiếp thu những kiến thức mới về lĩnh vực thư viện của các nước trên thế giới. Mặt khác, hơn 80 % số cán bộ thư viện được đào tạo chuyên nghiệp ngành thư viện chỉ được trang bị chủ yếu những kiến thức về các môn khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức tổ chức và hoạt động của thư viện truyền thống. Trong đó việc yêu cầu xử lý thông tin trong các lĩnh vực khoa học công nghệ nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương thì các thư viện công cộng chưa đáp ứng được do trình độ đội ngũ cán bộ công chức hạn chế. Hầu hết các sinh viên ra trường đều chịu ảnh hưởng khá nặng nề của những kiến thức mang tính lối mòn được thu nạp trong trường do đó khả năng sáng tạo, độc lập suy nghĩ và tính thích ứng với môi trường mới.

• Theo ý kiến của ông Phạm Thế Khang, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam:

Mọi ngành, mọi nghề phát triển được, ngoài sự nỗ lực của bản thân đòi hỏi phải nắm được thời cơ, vận hội của mình. Thời cơ trong lĩnh vực văn hoá nói chung và công tác đào tạo cán bộ thư viện nói riêng cần phải tận dụng và nắm bắt được là sự đầu tư và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến lĩnh vực này.

Trong chương trình hành động nhằm “phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" Đảng cũng đã vạch ra kế hoạch và định hướng phát triển công tác thư viện. Nhờ vậy các thư viện đã được đầu tư kinh phí.

phổ thông được xây dựng hệ thống thư viện giáo dục không ngừng được phát triển. Tháng 9 năm 1997 cả nước chỉ có 13.000 trường phổ thông có thư viện đến nay số lượng thư viện trường học đã lên tới 17.000.

Mạng lưới các thư viện trường Đại học, Cao đẳng cũng phất triển, hoạt động có chất lượng. . . Đó chính là những điều kiện thuận lợi mà công tác Đào tạo cán bộ thư viện cần phải nắm bắt được. Vấn đề đặt ra là trường nên tính đến một mô hình đào tạo để có sản phẩm là các cán bộ thư viện năng động. Mặt khác cũng nên biết kết hợp với các ngành các cấp để mở rộng đối tượng và các hình thức đào tạo nghề thư viện, thông tin đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Tiếp nhận cán bộ tốt nghiệp từ nhiều cơ sở đào tạo khác nhau tôi có một số nhận xét cụ thể sau: Trình độ ngoại ngữ của các nhóm sinh viên tăng theo thời gian đào tạo. Chất lượng ngoại ngữ các khoá gần đây khá hơn trước nhiều. Trình độ tin học của các nhóm cũng tăng theo thời gian đào tạo như trình độ ngoại ngữ . Các cán bộ được đào tạo tại Trường Đại học Văn hoá, nhìn chung làm việc rất cần cù, tận tuỵ với bạn đọc, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ thư viện vững vàng. Trong khi đó, cán bộ được đào tạo từ Đại học Quốc gia có phần thua kém phàn này nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng tin học lại có phần khá hơn.

Theo ý kiến của TS Nguyễn Thế Đức, nguyên Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam:

Nhìn chung chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nói chung và của Trường Đại học Văn hoá Hà Nội nói riêng trong mấy năm gần đây có tiến bộ rõ rệt. Học sinh tốt nghiệp có khả năng thích nghi với công việc hơn trước. Nhưng qua thực tế tham dự các hội đồng chấm luận văn tôi nhận thấy các cơ sở đào tạo ở Việt Nam nói chung chưa quan tâm dẫn việc đào tạo khả năng làm việc độc lập cho học sinh. Cần phải đào tạo và làm thế nào đó đế học sinh có khả năng am hiểu công việc và cách thức tổ chức công việc hơn nữa.

Trên thực tế việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ còn tiến triển nhanh hơn chúng ta dự kiến. Nhiều thư viện huyện rồi cũng sẽ được trang bị máy tính. Mục tiêu cần tính đến chính là người đọc, người sử dụng. Việc tính toán và đáp ứng được các nhu cầu của người đọc chính là một trong những định hướng chiến lược. Làm thế nào để thư viện góp phần vào sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn ? Đó là những vấn đề thư viện cần giải quyết. Người nông dân không có nhiều thời gian để đọc sách. Họ chỉ cần người cán bộ thư viện trả lời những câu hỏi về các thông tin cụ thể liên quan đến vấn đề mà họ quan tâm. Người cán bộ thư viện không đáp ứng được diều đó thì nghề thư viện sẽ chết. Nêu ra vấn đề này, tôi muốn các cơ sở đào tạo nghề thư viện phải chú trọng hơn nữa đến việc trang bị các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại kết hợp với kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.

Về việc phân chuyên ngành, không nên chú trọng đến loại hình thư viện. Chì nên thành lập các các Chuyên đề không bắt buộc để cho các học sinh quan tâm đến chuyên đề nào thì học chuyên đề đó. Vấn đề cơ bản đặt ra là phải đào tạo cho học sinh khả năng năng động trong công tác.

Về phương thức đào tạo, có thể tham khảo thêm phương thức đào tạo trong ngành y- có nghĩa là phải chú trọng đến việc thực hành và thực tập. Không rèn luyện các kỹ năng thực hành thì lý thuyết sẽ không có sức sống.

Ý kiến của bà Hà Thu Cúc PTS, nguyên Phó Giám đốc thư viện Quốc gia Việt Nam:

Về phương thức đào tạo, nhà trường nên chú trọng thực hành hơn nữa. Tránh tình trạng nặng về lí luận lý thuyết, nhẹ về thực hành. Nhưng cũng không nên chỉ chú trọng vào thực hành như các nước tư bản, đặc biệt là Mỹ. Không nên chàng màng, phải xác định đúng mục tiêu đào tạo là đào đào tạo cán bộ TVTT bậc đại học. Nếu chỉ dừng lại ở kỹ năng thực hành thì đó là đào tạo các cán bộ trung cấp.

Và một yếu tố không kém phần quan trọng là phải có đầy đủ sách giáo khoa, giáo trình cho học sinh học tập tham khảo. tính đến nay, hệ thống sách giáo khoa, giáo trình của Khoa Thư viện Thông tin Trường Đại học Văn hoá Hà Nội nói riêng và của các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam nói chung còn chưa thật đầy đủ. Nếu không có đủ sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo thì khó có thể nói tới dạy tốt và học tốt.

Nếu không có đủ sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo thì khó có thể nói tới dạy tốt và học tốt.

Về chương trình đào tạo, do có một số lần được tham gia vào việc xây dựng góp ý cho chương trình đào tạo của trường chúng tôi thấy: nhà trường nên nghiên cứu để xây dựng được một chương trình đào tạo hợp lý hơn, tránh tình trạng vừa thiếu vừa trùng lặp.

Riêng về các môn Thông tin, nên quan tâm hơn nữa đến việc cập nhật kiến thức mới. Chương trình đào tạo chuyên ngành thông tin thư viện cần phải tính đến việc đón đầu được các yêu cầu của thực tế, nhất là trong bối cảnh các thư viện và cơ quan thông tin đang đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin như hiện nay.

Để soạn thảo ra chương trình đào tạo phù hợp và để nâng cao chất lượng bài giảng, cán bộ giảng viên cần chú trọng hơn đến vấn đề tham khảo tài liệu, nhất là các tài liệu của nước ngoài.

Ngoài ra trong chương trình đào tạo chuyên ngành cũng nên đưa vào những vấn đề thời sự, những vấn đề mà ngành quan tâm. Về mô hình đào tạo có thể tham khảo thêm cách đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài: Các học viên tết nghiệp đại học một ngành khác có thể nhận bằng thạc sĩ thư viện sau khi học thêm một năm chuyên ngành thư viện. Điều này sẽ tạo khả năng mở rộng ngành nghề, thu hút thêm nhiều đối tượng có nhu cầu.

Qua thực tế quản lý những năm qua chúng tôi thấy nhìn chung các cán bộ thư viện được đào tạo từ trường Đại học Văn hoá Hà Nội nói riêng và

các trường khác nói chung còn thụ động, chưa năng động đáp ứng được yêu cầu của thư viện.

Khi biên soạn các chương trình đào tạo và giảng dạy, khoa và trường Đại học Văn hoả nên chú trọng hơn đến các kinh nghiệm và thành tựu cũng như tài liệu tham khảo về lĩnh vực thông tin - thư viện của các nước trong khu vực và các nước ngoài khác, đặc biệt là của Mỹ, Anh, Úc, Nga . . .

Vấn đề đào tạo thạc sĩ, chúng tôi thấy mình có thể tham khảo thêm về mô hình đào tạo của nước ngoài: chú trọng đào tạo thạc sĩ cho người có nhu cầu, đặc biệt là những người tốt nghiệp 1 đại học khác. Có thể kết hợp học thêm 1 năm rưỡi về nghề sau đó đào tạo thạc sĩ.

Và một điều nhà trường cũng không nên bỏ qua là vấn đề Marketing. Cần phải làm cho xã hội quan tâm và hiểu hơn về nghề thư viện có như vậy mới khuyến khích và thu hút được nhiều người hơn theo học ngành nghề này.

Ngoài ra điểm cuối cùng chúng tôi muốn nói tới là vấn đề cập nhật kiến thức mới. Trong thực tế, các thư viện đang tiến dần đến tự động hoá các hoạt động của mình,vì thế công tác đào tạo cán bộ TVTT cần phải đón đầu được các yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, tránh tình trạng thực tiễn đã có nhiều biến động, thay đổi, mà lý luận lại tụt hậu phía sau.

* Ý kiến của TS Nguyễn Thu Thảo - Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia: Trong những năm gần đây chương trình đào tạo được củng cố và đổi mới.Tuy nhiên các cơ sở đào tạo cần phải xác định được những mục tiêu mong muốn vươn tới bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu tổng quát: Làm cho sinh viên hiểu thư viện như một thiết chế văn hoá, lạo cho sinh viên khả năng vận hành các thao tác kỹ thuật trong thư viện và cơ quan thông tin chuyên nghiệp hiện đại, cũng như thao tác vận hành các quá trình thông tin trong các cơ quan, tổ chức không chuyên về thông tin - thư viện.

Khuyến nghị này mong muốn tạo một bản sắc riêng của Đại học Văn hoá Hà Nội, khác với các trường khác có đào tạo lĩnh vực liên quan (Đại học Quốc gia, Đại học dân lập Đông Đô). Sinh viên ở đây sau khi tốt nghiệp không nhất thiết phải trở thành những người nghiên cứu hoặc quản lý, chỉ đạo vĩ mô, mà trước tiên phải là người biết vận hành kỹ thuật thư viện và thông tin trong môi trường xã hội Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể: đảm bảo cho sinh viên:

Hiểu rõ bản chất của hoạt động thư viện - thông tin, trả lời được hai câu hỏi: Tại sao lại có những việc như vậy trong thư viện và cơ quan thông tin, và phải làm những công việc đó như thế nào.

Có khả năng hoà nhập với hoạt động thư viện - thông tin thực tế tại Việt Nam và nước ngoài. Có kỹ năng thực hiện các qui trình thông tin - thư viện.

Có khả năng hoà nhập với cộng đồng khoa học: có khả năng giao lưu với các nhà khoa học, và kỹ năng tìm hiểu nhu cầu sử dụng thông tin - thư viện của họ.

Có khả năng tiếp tục nâng cao trình độ của bản thân, ở trong nước cũng như nước ngoài.

Về cơ cấu thời gian, nếu quy ước chia nội dung của vốn kiến thức cần trang bị cho sinh viên làm 3 loại:

- Cung cấp lý luận - Cung cấp thông tin - Cung cấp kỹ năng

Cần phải xem xét căn cứ vào những ràng buộc của thực tế hiện nay: Trình độ học sinh đầu vào còn thấp, điều kiện máy móc thiết bị hạn chế, những bất cập từ phía giảng viên: thiếu về số lượng, không được thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ, tài liệu tham khảo chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, chưa được dịch sang tiếng Việt.

Trước thực tế đó khi xây dựng chương trình các cơ sở đào tạo cần phân định ro ràng sự khác nhau giữa chương trình đào tạo ngành thông tin - thư viện của Đại học KHXH & NVQG với chương trình đào tạo ngành thư viện - thông tin của Đại học Văn hoá: Đại học văn hoá thiên về hoạt động, kỹ năng. Đại học KHXH & NVQG thiên về nghiên cứu.

Cần phân định rõ sự khác nhau về mục tiêu đào tạo ngành Thư viện - thông tin với các ngành khác trong phạm vi Đại học Văn hoá: Ngành Thư viện - Thông tin có mục tiêu chính là vận hành các thao tác kỹ thuật, thiên về hướng của các ngành khoa học công nghệ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

* Ý kiến của TS Mạc Văn Trọng, nguyên Giám đốc thư viện Quân đội.

Việc đào tạo cán bộ thư viện tại trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã có một bề dày đáng khích lệ. Là người được đào tạo tại khoá 1 và liên tục làm công tác quản lý thư viện trong nhiều năm qua chúng tôi có một số suy nghĩ sau:

Về thực chương trình và phương thức đào tạo, thực chất trường đã có nhiều thay đổi và đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Thực chất khoá 1 : Trong giai đoạn này thực chất trường đã tiến hành thử nghiệm chương trình đào tạo cán bộ thư viện Khoá 2: Trường đã gửi học sinh đi học các môn khoa học cơ bản ở trường đại học, sau đó đến năm cuối mới đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thư viện tại trường. Khoá 3: thực hiện đào tạo tại trường. Khoá 4, khoá 5: Gửi học sinh đi một số trường sau đó quay lại trường để học nghiệp vụ vào năm cuối. Từ khoá 6 trở đi, nhà

Một phần của tài liệu td961 (Trang 37 - 53)