Kiến nghị đốivới Nhà nước

Một phần của tài liệu sử dụng Marketing nhằm nâng cao tính cạnh tranh của NHNo & PTNTHN (Trang 94 - 96)

- Tiếp tục xu hướng giảm lãi suất

3.4.1. Kiến nghị đốivới Nhà nước

3.4.1.1. Nhà nước cần có chính sách riêng để quản lý cạnh tranh trong hoạt động Ngân Hàng

Xuất phát từ thực tế, môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa thật sự bình đẳng, Nhà nước đã dành quá nhiều ưu đãi với các ngân hàng thương mại quốc doanh so với các ngân hàng thương mại cổ phần. Sự đối xử này cần được xoá bỏ để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng. Chỉ có như vậy, Việt Nam mới có được một hàng ngũ các ngân hàng thương mại vững mạnh, làm nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

Hiện nay, chưa có một chính sách thống nhất để quản lý có hiệu quả hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng. Do chưa có luật cạnh tranh nên cũn thiếu cơ chế để cụ thể hóa thành chính sách quản lý cạnh tranh. Bên cạnh đó còn do đây là một vấn

đề mới, nhiều nội dung và hình thức biểu hiện cũng như tác động nhiều mặt của cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng chưa được nghiên cứu đầy đủ và làm rõ nên phải có thời gian mới có thể xây dựng hoàn chỉnh chianh sách này.

- Xây dựng hoàn chỉnh chianh sách quản lý cạnh tranh sẽ giúp các NHTM hợp tác vỡ lợi ích chung, hạn chế các hính thức cạnh tranh không lành mạnh giảm năng lực cạnh tranh của cả hệ thống NHTM Việt Nam

- Góp phần cho các NHTM chuẩn bị những điều kiện cần thiết để các NHTM Việt Nam hội nhập và cạnh tranh quốc tế một cách chủ động, có hiệu quả.

- Đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh và bính đẳng về các cơ hội và trách nhiệm trong kinh doanh của các NH và quyền lựa chọn sử dụng các dịch vụ Ngân Hàng của khách hàng.

3.4.1.2. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ hơn cho hoạt động tín dụng Ngân hàng

Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng chịu rất nhiều rủi ro, ngoài các rủi ro xuất phát từ nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, ngoài ra còn có một số rủi ro liên quan đến môi trường vĩ mô. Chẳng hạn như: việc thay đổi chính sách kinh tế, các qui định trong ngành ngân hàng thay đổi…sẽ có thể gây tổn thất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chính vì vậy, Chính phủ phải tạo dựng được môi trường vĩ mô ổn định để giảm thiểu tối đa rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngân hàng từ phía môi trường vĩ mô.

Về mặt pháp lý, trong thời gian qua, vướng mắc lớn nhất trong quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn là vấn đề tài sản thế chấp. Theo quy định

của Chính Phủ thì những tài sản nào có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng ( nếu là đất đai) thì mới đủ điều kiện làm tài sản thế chấp, nhưng trong thực tế việc tổ chức đăng ký sở hữu tài sản của các Doanh Nghiệp còn nhiều bất cập.

Một vấn đề nữa mà NHNo & PTNT Hà Nội vẫn thường gặp phải trong thời gian qua đó là tình trạng số liệu do doanh nghiệp đưa ra không chính xác, gây khó khăn cho NH trong việc thẩm định dự án, đánh giá khách hàng. Để giải quyết vấn đề này Chính Phủ cần ban hành những quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ kế toán phải được cơ quan kiếm toán khẳng định tính trung thực nhằm giúp NH có căn cứ đánh giá chính xác, xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp thông tin giả, sử dụng đông thời hai loại bảng cân đối kế để lừa NH.

3.4.1.3. Tạo môi trường thuận lợi kinh doanh thuận lợi cho các Ngân hàng Thương mại

Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Điều này không chỉ đưa ra lời nói mà cần có các biện pháp tích cực củ thể như: có thể giảm thuế đối với các ngân hàng ứng dụng công nghệ hiện đại, tạo ra khung pháp lý để các ngân hàng thương mại có thể đưa ra dịch vụ mới như dịch vụ ngân hàng điện tử... Làm được điều này, nhà nước đã tạo ra một “sân chơi” mới cho các ngân hàng thương mại Việt Nam luôn hướng tới các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu sử dụng Marketing nhằm nâng cao tính cạnh tranh của NHNo & PTNTHN (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w