Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ (Trang 65 - 67)

III Tổng nguồn vốn 3666,6 7211,5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ

3.2.2.1 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Các nghiệp vụ cụ thể của Công ty Tài chính nói riêng và các trung gian tài chính nói chung đều do Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ quy định bằng các văn bản quy định cụ thể. Bởi vậy, những quy định này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty Tài chính. Chính những hạn chế trong quy định đối với các nghiệp vụ của Công ty Tài chính đã làm giảm hiệu quả hoạt động và hạn chế sự phát triển của Công ty. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn, em xin có những kiến nghị sau:

Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ cần chỉnh sửa, hoàn thiện và ban hành đồng bộ các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động và môi trường kinh doanh thuận lợi cho Công ty Tài chính, nâng cao khả năng đápứng nhu cầu hội nhập. Hiện nay, Công ty đang chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng. trong khi đơn vị sở hữu Công ty Tài chính là Tổng Công ty Nhà nước Việt Nam lại chịu sự điều hành của Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù Nhà nước đã ban hành Nghị định 79/2002/NĐ_CP quy định về mô hình Công ty Tài chính nhưng hoạt động của Công ty Tài chính nói chung vẫn do các văn bản của Ngân hàng Nhà nước quy định. Do đó, cơ sở pháp lý về Công ty Tài chính trong Tổng Công ty vẫn cần hoàn thiện và thống nhất về cơ chế quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động. Đây là cơ sở nền tảng cho hoạt động kinh doanh để Công ty Tài chính có thể phát huy hết vai trò của mình.

Chính phủ cần sửa đổi về quy định đồng tài trợ trong đó cho phép Công ty Tài chính được làm tổ chức tín dụng đầu mối. Thực tế, qua việc tiếp xúc làm việc với Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ, nhiều tổ chức tín dụng đã bày tỏ sự quan tâm và sẵn sàng tham gia đồng tài trợ cho các dự án đầu tư của Tổng Công ty trong trường hợp Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đứng ra làm tổ chức tín dụng đầu mối vì điều đó sẽ tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin, đánh giá thẩm định dự án cho vay dễ dàng hơn.

Chính phủ nên quy định cụ thể hơn về việc cổ phần hoá các Công ty Tài chính, trong đó Tổng Công ty sẽ nắm cổ phần chi phối. Hiện nay, với mô hình Công ty Tài chính trong Tổng Công ty thì việc phê duyệt tăng vốn của Công ty phải kiến nghị lên Tổng Công ty và được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên chiến lược về vốn của Tổng Công ty lại được Nhà nước quyết định .Với việc cổ phần hoá Công ty thì vốn chủ của Công ty sẽ tăng lên một cách chủ động bằng việc phát hành cổ phiếu. Bên cạnh đó, nếu các Ngân hàng Thương mại là cổ đông của Công ty thì chất

lượng trong các hoạt động của Công ty sẽ đuợc tăng lên rất nhiều. Hơn nữa, sự hợp tác của Công ty Tài chính với các trung gian tài chính khác sẽ trở nên chặt chẽ hơn nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát của Tổng Công ty.

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước nên nới rộng hạn chế đối với hoạt động của Công ty Tài chính. Những hoạt động như hoạt động ngoại hối, bao thanh toán của Công ty Tài chính muốn thực hiện phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước nên có những quy định cụ thể về điều kiện đối với một số hoạt động thay về buộc Công ty phải chờ đợi ý kiến của Ngân hàng Nhà nước. Việc nới rộng những hạn chế này sẽ giúp Công ty Tài chính chủ động hơn trong việc thực hiện các nghiệp vụ, từ đó tăng thêm khả năng cạnh tranh, đa dạng hoá hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro.

Cần có những quy định và hướng dẫn và cơ chế rõ ràng cụ thể để các Công ty Tài chính có thể thực hiện được việc huy động trung, dài hạn tài trợ cho các dự án một cách kịp thời. Điều chỉnh quy định về tỷ lệ đầu tư của Công ty Tài chính vào các dự án để khuyến khích hoạt động đầu tư - một hoạt động chủ yếu của các Công ty Tài chính.

Cần có các biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh việc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp cho phép các Công ty Tài chính tham gia vào quá trình cổ phần hoá để cung cấp các dịch vụ tài chính và tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng cho hoạt động của mình.

Việc mở rộng môi trường hoạt động cho Công ty Tài chính trong thời điểm này là rất phù hợp, bởi vừa tạo điều kiện để Công ty Tài chính phát huy vai trò trên thị trường tài chính, đồng thời, vừa tạo môi trường thuận lợi cho cạnh tranh giữa Công ty Tài chính và các Ngân hàng Thương mại trong việc thu hút các nguồn vốn trên thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ (Trang 65 - 67)