Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ (Trang 52 - 55)

III Tổng nguồn vốn 3666,6 7211,5

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Cơ chế chính sách chưa phù hợp

Những quy định hiện nay của pháp luật làm hạn chế hoạt động của các Công ty Tài chính. Theo quy định tại Nghị định 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính thì Công ty Tài chính chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, không được nhận tiền gửi thanh toán. Chính quy định này đã làm hạn chế hoạt động nhận tiền gửi một cách đáng kể. Việc chỉ được gửi tiền dài hạn đã làm giảm tính hấp dẫn của hoạt động gửi tiền tại Công ty. Theo Quyết định 296/1999/QĐ-NHNN đối với hoạt động tín dụng

của Công ty Tài chính thì tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có. Trong khi nhu cầu vay vốn đối với một khách hàng hay một dự án trong ngành đặc biệt là những dự án đóng tàu lớn để xuất khẩu nhiều khi lên tới vài chục tỷ hay vài trăm tỷ đồng. Công ty buộc phải tìm kiếm nguồn tài trợ vừa để thoả mãn nhu cầu vốn của khách hàng, vừa không vi phạm quy định, đây chính là lý do vì sao nguồn nhận uỷ thác lại chiếm một tỷ trọng lớn như vậy. Chính điều này đã làm tăng chi phí vốn của Công ty, vừa hạn chế huy động vốn từ nguồn khác, làm giảm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Công ty.

Các quy định của pháp luật chưa đồng bộ và nhất quán

Cơ sở pháp lý cho loại hình hoạt động Công ty Tài chính chưa đồng bộ, nhất quán. Nhà nước hầu như chưa nghiên cứu đầy đủ về mô hình hoạt động của các Công ty này. Hiện nay, quan điểm và chủ trương đối với các Công ty Tài chính trong Tổng Công ty nhà nước có nhiều bất đồng, các văn bản hướng dẫn luật chưa đầy đủ và rõ ràng khiến cho các Công ty Tài chính không thể triển khai các nghiệp vụ mới mặc dù đã được phép. Điều này đã dẫn tính kém hiệu quả trong việc phát huy vai trò của các Công ty Tài chính trong Tổng Công ty.

Ngân hàng Nhà nước chưa thực sự tạo điều kiện tốt nhất để loại hình các Công ty Tài chính phát triển, đồng thời quản lý nó bằng một cơ chế chặt chẽ đòi hỏi các Công ty Tài chính phải tuân thủ nghiêm các điều kiện an toàn trong hoạt động huy động, cho vay và đầu tư. Vai trò và nhiệm vụ của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ chưa được xác định rõ ràng, cụ thể: khi cần hoạt động phục vụ cho Tổng Công ty thì coi Công ty Tài chính là một tổ chức độc lập, khi cần hoạt động với vai trò của tổ chức tín dụng thì lại coi đó là một doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty và giới hạn hoạt động của các Công ty Tài chính chủ yếu trong phạm vi một Tổng Công ty.

Môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng

Môi trường kinh doanh giữa các tổ chức tài chính chưa thực sự bình đẳng. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị chững lại do bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành lãi suất thoả thuận, cung đồng nội tệ của các tổ chức tài chính giảm sút. Các Ngân hàng Thương mại cạnh tranh khốc liệt bằng cách tăng lãi suất huy động và hạ lãi suất cho vay, lợi thế thuộc về các Ngân hàng. Trong điều kiện như vậy, các Công ty Tài chính rất khó cạnh tranh được với các Ngân hàng Thương mại nhất là các Ngân hàng quốc doanh hiện đang được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước.

Chịu sự quản lý ràng buộc của Tổng Công ty

Một nguyên nhân khác là từ cơ chế chính sách của Tổng Công ty. Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ phải chịu sự quản lý của Tổng Công ty về chiến lược phát triển, tổ chức nhân sự. Tổng Công ty can thiệp qua sau vào hoạt động điều hành của Công ty. Tổng Công ty chưa xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của Công ty Tài chính. Các dự án lớn trong ngành vẫn do Ban tài chính - Kế toán của Tổng Công ty trực tiếp thực hiện. Trong hoạt động đồng tài trợ các dự án lớn của Tổng Công ty, Công ty Tài chính chưa được đứng ra làm tổ chức tín dụng đầu mối trong khi Công ty là bên dễ dàng thu thập thông tin, đánh giá và thẩm định dự án. Điều này làm giảm doanh thu của Công ty, đồng thời đánh mất đi cơ hội tạo uy tín và danh tiếng của Công ty trên thị trường tài chính - tín dụng.

Trong khi các Công ty Tài chính trong Tập đoàn trên Thế giới thường sử dụng các khoản vay Công ty mẹ làm vốn hoạt động thì sự hỗ trợ về vốn của Tổng Công ty đối với Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ là chưa nhiều.

Mặt khác Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ cũng gặp nhiều khó khăn do sự không tách bạch giữa quản lý và kinh doanh về tài chính. Tuy danh nghĩa là Công ty hạch toán độc lập nhưng Công ty Tài chính Công

nghiệp Tàu thuỷ không tránh khỏi sự can thiệp sâu của Tổng Công ty về tổ chức cũng như hoạt động.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ (Trang 52 - 55)