Thách thức hôị nhập:

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 48 - 52)

I. Cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu gạoViệt Nam trong qúa trình hội nhập wto

2.Thách thức hôị nhập:

Khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam nói chung là quá thấp, lại thêm những quy định của WTO đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn. Chắc chắn sẽ đem lại cho gạo Việt Nam những thách thức lớn.

Thứ nhất, mặc dù Việt Nam với t cách là một nớc đang phát triển nghèo, đợc

miễn trừ cắt giảm trợ giá xuất khẩu cũng nh giảm mức hỗ trợ cho nông dân trong nớc, nhng đổi lại Việt Nam sẽ phải cam kết nhợng bộ cho các đối tác nớc ngoài ví dụ nh giảm thuế nhập khẩu, tăng hạn ngạch nhập khẩu, cho phép các DNTN và n- ớc ngoài vào thị trờng trong nớc. Điều đó, có nghĩa là trên thị trờng trong nớc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tham gia cạnh tranh thực sự với các doanh nghiệp

nớc ngoài trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. Mà nh chúng ta đã biết gạo Việt Nam hiện nay mặc dù ngày càng đợc cải thiện về chất lợng nhng so với gạo Thái Lan Mỹ, Pakistan vẫn thua kém cả về chất lợng lẫn sự đa dạng về chủng loại (Bảng 3.1)

Bảng 3.1: Biểu thuế và mức cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu với WTO đối với một số mặt hàng nhập khẩu Việt Nam

Đơn vị: %

Nhóm mặt hàng Thuế suất nhập khẩu hiện hành

Cam kết với WTO

- Chè, cà phê - Nông lâm sản thô - Cao su sơ chế - Thóc gạo - Thuỷ hải sản - Phân bón - Hoá chất - Dợc phẩm - Rau quả 20 5 3 30 30 0 3 5 25 10 10 10 20 20 20 20 20 30 Nguồn: Bộ Tài chính

Hơn thế nữa, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ có ảnh hởng trực tiếp đến nguồn thu của ngân sách nhà nớc. Bởi vì sau khi giảm thuế nhập khẩu, ngân sách nhà nớc mất một nguồn thu nhập từ thuế nhập khẩu. Đây là tác động trực tiếp của thuế quan mà giảm thu ngân sách nhà nớc. Không những thế, tác động của việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu còn làm giảm đáng kể sự tăng trởng của một số ngành, cụ thể: đối với nông nghiệp nói chung và gạo nói riêng tác động của cắt giảm thuế nhập khẩu làm giảm sự tăng trởng của ngành này là 3,3%.

Bảng 3.2: Tác động của thực hiện các cam kết hội nhập đối với một số ngành sản xuất (mức thay đổi %)

Đơn vị: %

Tên ngành AFTA APEC WTO

Nông nghiệp 0,2 -2,6 -3,3 Thực phẩm -10,2 -18,6 -23,2 Khai khoáng 0,1 -0,1 -0,3 Dệt -2,7 3,6 6,4 May -1,4 20 28,0 Các ngành công nghiệp nhẹ khác -2,6 -6,5 -7,4

Nguồn: Thời báo Sài Gòn, Trung tâm kinh tế Châu á - Thái Bình Dơng, 2005 Thứ hai, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh

gạo còn thấp. Đa số nhà máy chế biến quy mô nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu hơn nhiều so với trình độ công nghệ của các nớc trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, áp lực của việc mở cửa thị trờng sẽ là thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Bên cạnh đó, ngay sau khi gia nhập WTO hàng rào bảo hộ sẽ phải loại bỏ dần, mức độ trợ cấp sẽ phải giảm bớt trong vòng từ 1 đến 3 năm, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản, đây sẽ là đòn giáng mạnh vào việc xuất khẩu gạo Việt Nam. Bởi vì hiện nay, Chính phủ vẫn tiến hành trợ cấp xuất khẩu cho các DNNN khi họ xuất khẩu gạo ra nớc ngoài. Chẳng hạn, hàng năm Chính phủ thờng tìm kiếm giúp thị trờng thông qua việc ký kết Hiệp định với nớc ngoài, tổ chức các hội trợ triển lãm ở nớc ngoài giúp cho các doanh nghiệp trong nứơc có điều kiện giới thiệu gạo của Việt Nam với khách hàng thế giới. Kể từ năm 2001, để khuyến khích xuất khẩu nông sản nói chung và gạo nói riêng, chúng ta đã thực hiện thởng theo kim ngạch xuất khẩu cho nhiều mặt hàng trong đó mức thởng đối với gạo là 180 đồng/USD. Ngoài ra còn áp dụng mức giá sàn để tránh tình trạng bị ép giá, gây thiệt hại cho ngời sản xuất, khi thị trờng thế giới có biến động bất lợi cho xuất khẩu gạo.

Thứ ba, một thách thức khác là hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hệ thống quản lý còn nhiều bất cập so với yêu cầu của hội nhập. Hạ tầng dịch vụ thơng mại phục vụ xuất khẩu gạo còn thiếu nhiều: thiếu cảng chuyên dụng, chi phí bốc xếp chờ đợi cao. Các chi phí tại cảng cho mỗi tấn gạo của Việt Nam cao gấp 2 lần của Thái Lan. Theo đánh giá của các chuyên gia thì chi phí tại cảng Sài Gòn bao gồm chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí liên quan khác là khoảng 400.000 USD/tàu với công suất 10.000 tấn, chiếm tới 1,6% giá xuất khẩu gạo, trong khi đó chi phí này tại Băng Cốc Thái Lan chỉ bằng 1/2 so với Việt Nam. Ngoài chi phí cảng, tốc độ bốc dỡ rất chậm, so với Băng Cốc, Việt Nam chậm hơn 6 lần, nghĩa là tại Sài Gòn bốc đợc 1.000 tấn/ ngày thì ở Băng Cốc đã bốc đợc 6.000 tấn/ ngày.

Thứ t, hệ thống tiêu chuẩn và quản lý chất lợng gạo trên thế giới, nhất là ở các thị trờng lớn, đòi hỏi cao và khắt khe đối với gạo của Việt Nam thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, ngoài ra, các thành viên WTO yêu cầu Việt Nam thực hiện Hiệp định SPS ngay khi gia nhập. Trong khi đó, khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, thiếu đồng bộ điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam khi thâm nhập vào các thị trờng lớn. Thêm vào đó, việc gia nhập vào WTO càng về sau càng phải chấp nhận những cam kết lớn hơn, mức thuế thấp hơn, và điều kiện cũng khắt khe hơn. Ngợc lại, vì còn ở trình độ phát triển thấp, hiện tại Việt Nam hầu nh cha sử dụng các hàng rào kỹ thuật nhằm bảo hộ sản xuất trong nớc. Mặc dù, theo một chuyên gia, hệ thống các tiêu chuẩn hiện có của Việt Nam về kiểm dịch động thực vật khá phù hợp với các quy định của WTO về nội dung và tính minh bạch của các quy định này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực thi các quy định còn kém hiệu quả cả trên phơng diện bảo vệ sức khoẻ con ngời và tạo hàng rào bảo hộ cho sản xuất trong nớc.

Thứ năm, mặc dù vòng đàm phán Urugoay đã có nhợng bộ chút ít về nông nghiệp, song hỗ trợ nông nghiệp của các nớc phát triển hiện vẫn rất cao, theo số liệu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD thì tổng số trợ cấp cho nông nghiệp đã đạt tới 361 tỷ USD/năm, gấp khoảng 2 lần tổng kim ngạch xuất khẩu

của các nớc đang phát triển, trong đó Mỹ và EU chiếm khoảng 80% tổng số đó. Các nớc này sẽ lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp và các rào cản kỹ thuật hết sức khắt khe nhằm bảo hộ sản xuất trong nớc của họ (chẳng hạn, d lợng kháng sinh, điều kiện về vệ sinh và kiểm dịch thực vật) để gây khó dễ cho một số nông sản có hàm lợng lao động cao nh gạo Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trờng các nớc này.

Thứ sáu, hoạt động đầu t của các doanh nghiệp Việt Nam vào các mặt hàng gạo sẽ gặp khó khăn hơn khi phải cạnh tranh với các nhà đầu t nớc ngoài đợc h- ởng quyền tơng tự mình: xoá bỏ cơ chế hai giá, xác lập cơ chế một giá, quyền tự do đầu t nhiều hơn..

Thứ bảy, một số doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất quyền sử dụng phát minh, sáng chế, công thức chế tạo, thơng hiệu...của nớc ngoài bất hợp pháp. Họ phải tự xác lập thơng hiệu cho gạo, nghiên cứu giống lúa, hoặc mua các giống lúa của n- ớc ngoài năng suất cao do đó chi phí sản xuất sẽ tăng hơn, khả năng cạnh tranh về giá sẽ giảm.

Nh vậy, gia nhập WTO với nền kinh tế Việt Nam vừa là cơ hội, vừa là thách thức, vừa là sức ép vừa là sức đẩy, vừa có ảnh hởng tích cực vừa có ảnh hởng tiêu cực. Vấn đề là làm thế nào biến thách thức thành cơ hội, chuyển sức ép thành sức đẩy, biến những ảnh hởng bất lợi thành có lợi, tìm ra đối sách để đa nông nghiệp tiến lên thành một ngành kinh tế hiện đại có sức cạnh tranh cao trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 48 - 52)