Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNDD

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp dân doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa (Trang 28 - 30)

1.3.1.Đáp ứng nhu cầu vốn để quá trình sản xuất kinh doanh của các DNDD đợc liên tục và phát triển

Có thể nói yếu điểm đầu tiên của các DNDD chính là vốn. Nguồn vốn hạn hẹp của doanh nghiệp phần lớn đã tập trung cho việc đầu t ban đầu vào máy móc, thiết bị, nhà xởng và giá trị quyền sử dụng đất. Do đó phần vốn dành cho vốn lu động để luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nh tái sản xuất mở rộng là rất hạn chế. Trong khi đó hoạt động chiếm dụng vốn của nhau thông qua hình thức mua bán trả chậm của các doanh nghiệp là một việc rất phổ biến. Và điều này đã gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn lu động nhỏ bé nh các DNDD. Mặt khác khi thiếu vốn, DNDD cũng không thể thực hiện đợc hoạt động tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở rộng chính là tiền đề cho sự tăng trởng và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các DNDD nói riêng. Một doanh nghiệp chỉ có thể khẳng định đợc vị trí của mình trên thị trờng thông qua hoạt động tái sản xuất mở rộng của mình. Với các DNDD việc tái sản xuất mở rộng còn có ý nghĩa quan trọng hơn thế, đó chính là sự khẳng định đúng đắn của việc phát triển cả một thành phần kinh tế mà trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp cha đợc xem trọng. Tuy nhiên có thể thấy công việc này cũng có khá nhiều khó khăn mà phải kể đến đầu tiên là nguồn vốn để đầu t chiều rộng cũng nh chiều sâu vào các máy móc thiết bị vốn dĩ là lạc hậu của doanh nghiệp mà nguồn kinh phí để đầu t vào một dây chuyền sản xuất hay các máy hiện đại là không nhỏ.

Tháo gỡ cho các khó khăn trên, tín dụng ngân hàng đã giúp đỡ cho DNDD trong việc hỗ trợ vốn lu động và đầu t mở rộng sản xuất. Với các hình thức cho vay hỗ trợ vốn lu động nh cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển hay chiết khấu các thơng phiếu... DNDD có thêm kịp thời đồng vốn để chớp lấy các cơ hội kinh doanh, tăng tốc độ luân chuyển của vốn lu động, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đợc liên tục. Trên

cơ sở các dự án khả thi của DNDD về việc đầu t mở rộng sản xuất kinh doanh, ngân hàng sẽ xem xét việc cấp tín dụng tài trợ cho dự án. Hình thức tài trợ này chính là một sản phẩm tín dụng của ngân hàng: Cho vay dự án trung dài hạn. Với sự giúp đỡ về nguồn vốn trung dài hạn này sẽ giúp cho DNDD có đợc một số vốn lớn ngay từ ban đầu để đầu t vào máy móc và tiến hành trả nợ dần theo các kỳ hạn trong các năm tiếp theo với nguồn trả nợ chính từ nguồn thu từ dự án và một số nguồn phụ trợ khác. Sự tài trợ này sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và hiện đại hoá công nghệ của chính mình. Nh vậy, tín dụng ngân hàng là nguồn hỗ trợ vốn duy nhất đối với các DNDD mà có các hình thức tín dụng đa dạng, quy mô lớn, thời gian linh hoạt và phù hợp nh trên, có thể đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của DNDD.

1.3.2.Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNDD

Một trong những nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng chính là doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay ban đầu cùng với một khoản chênh lệch cho chi phí cơ hội để đợc sử dụng vốn gọi là lãi vay, hay nh Mác nói là thặng d tín dụng sau một khoảng thời gian nhất định. Chính nguyên tắc này đã thúc đẩy các doanh nghiệp nói chung và DNDD nói riêng khi vay vốn phải nâng cao tối đa hiệu quả sử dụng vốn để thu hồi đợc đồng tiền đầu t để trả gốc và lãi cho ngân hàng. Việc vay vốn của ngân hàng phải trả lãi cũng làm tăng các chi phí hoạt động của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải tích cực nâng cao hiệu quả của mình để tăng doanh thu bù đắp cho chi phí tăng lên đó.

Mặt khác, trong quá trình cấp tín dụng, ngân hàng phải thờng xuyên kiểm tra, giám sát vốn vay và quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Chính cơ chế kiểm tra giám sát này sẽ thúc đẩy tích cực hoạt động của doanh nghiệp. Và khi phát hiện những vấn đề không thuận lợi trong hoạt động của DNDD, thì ngân hàng cũng là nơi mà doanh nghiệp có thể xin các ý kiến t vấn giúp đỡ. Vì vậy có thể nói trong quan hệ tín dụng thì ngân hàng và doanh nghiệp nh những ngời ngồi chung trên một chiếc thuyền, do đó mà ngân

hàng sẽ luôn tạo những điều kiện thuận lợi nhất để giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình, điều đó cũng sẽ giúp ngân hàng kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp dân doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa (Trang 28 - 30)