Đầu tư phát triển cơng nghệ lõ

Một phần của tài liệu Vai trò của cảng biển đối với sự phát triển của dịch vụ logistics (Trang 65 - 66)

Giải pháp và Kiến nghị

3.2.2.Đầu tư phát triển cơng nghệ lõ

Những trở ngại trong việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào quản lý và khai thác cảng biển hay những phiền hà trong thủ tục hành chính tại các cảng biển hiện nay cĩ một phần nguyên nhân từ việc Việt Nam chưa cĩ một hệ thống cơng nghệ lõi.

Trước thực tế đĩ cùng với yêu cầu hội nhập quốc tế về cảng biển hiện nay, chúng tơi kiến nghị Nhà nước sớm đầu tư phát triển một hệ thống cơng nghệ lõi kiểu như hệ thống portnet của Singapore, đưa ra những qui ước chung như chuẩn giao tiếp, hệ cơ sở dữ liệu dùng chung,…Hệ thống cơng nghệ lõi này sẽ kết nối các cơ quan cĩ liên quan đến họat động hàng hải (Cục hàng hải, Hải quan, Thuế, Thống kê,…), cộng đồng doanh nghiệp vận tải nội địa, các cảng biển, hãng tàu, các nhà cung cấp dịch vụ logistics,… đang họat động tại Việt Nam trực tiếp với nhau. Trên nền tảng đĩ, các cảng biển sẽ đầu tư phát triển hệ thống thương mại điện tử, RFID, EDI riêng cho từng cảng để kết nối vào hệ thống chung, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng.

Hệ thống này sẽ giúp các bên cĩ liên quan chia sẻ thơng tin, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả cơng việc. Điều này sẽ giúp các cảng biển nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ logistics phát triển. Từ đĩ gĩp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam.

-66-

KẾT LUẬN

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới (WTO). Với chính sách mở cửa - hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, nền kinh tế Việt Nam đã khởi sắc và phát triển mạnh. Năm 2007, Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư nước ngịai (FDI) trên 20 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006. Con số này đã đạt mức kỷ lục kể từ khi Luật đầu tư nước ngịai cĩ hiệu lực năm 1988. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 107 tỷ USD, tăng 27,5% so với năm 2006.

Vì thế mà lượng hàng hĩa vận tải trong nước và xuất nhập khẩu bằng đường biển tăng trưởng rất nhanh. Ước tính năm 2007 cĩ trên 180 triệu tấn hàng hĩa thơng qua hệ thống cảng biển Việt Nam, riêng hàng container đạt 4,49 triệu TEU, tăng 31% so với năm 2006. Dự báo năm 2008 lượng container qua các cảng biển Việt Nam cũng sẽ tăng trên 30% so với 2007. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ logistics, một ngành dịch vụ vốn cịn khá mới mẽ tại Việt Nam nhưng cho thấy tiềm năng phát triển cũng như là hiệu quả kinh tế mà nĩ mang lại là rất lớn.

Để đảm bảo nhu cầu phát triển của dịch vụ logistics địi hỏi cần phải tăng cường và nâng cao năng lực cho hệ thống cảng biển Việt Nam. Với yêu cầu đĩ, luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá các họat động đầu tư, quản lý và khai thác hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đĩ đưa ra những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm gĩp phần nâng cao năng lực hệ thống cảng biển đảm bảo sự phát triển của dịch vụ logistics.

Qua nghiên cứu, phân tích và tổng hợp, luận văn đã làm rõ được một số vấn đề thuộc lĩnh vực đầu tư và quản lý khai thác cảng biển, thu được các kết quả sau:

-Luận văn đã đã khẳng định được vai trị quan trọng của hệ thống cảng biển đối với sự phát triển của dịch vụ logistics.

-Luận văn đã tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm phát triển cảng biển của một số nước trong khu vực cĩ ngành cơng nghiệp dịch vụ logistics phát triển, qua đĩ rút ra những bài học quý báu cho Việt Nam.

-Luận văn đã phân tích và đánh giá một cách cĩ hệ thống thực trạng phát triển cảng biển ở Việt Nam trong mối quan hệ hữu cơ với họat động của dịch vụ logistics.

-Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển cảng biển, tham khảo kinh nghiệm phát triển cảng biển của một số nước cùng những dự báo về xu hướng tăng trưởng hàng container ở Việt Nam trong những năm tới, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển Việt Nam đảm bảo cho sự phát triển của dịch vụ logistics.

Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của luận văn rộng, kinh phí nghiên cứu hạn hẹp, nên luận văn chỉ đề cập đến cảng container mà khơng xem xét đến các cảng cho tàu khách, các cảng chuyên dụng (cảng dầu khí, cảng than, cảng quân sự, cảng cá…). Đây là mặt hạn chế của luận văn và cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Vai trò của cảng biển đối với sự phát triển của dịch vụ logistics (Trang 65 - 66)