0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Hoàn thiện đánh giá công việc

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỒI HƠI VIỆT NAM (Trang 61 -65 )

Trong quy chế trả lương của công ty chưa đề cập đến vấn đề đánh giá công việc, mà công việc này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng với việc xây dựng hệ thống trả công của doanh nghiệp. Mục đích cơ bản của đánh giá công việc là để loại trừ những sự không công bằng trong trả công tồn tại do những cấu trúc tiền công không hợp lý.

Để đánh giá công việc đòi hỏi phải có một chương trình đánh giá được thiết kế và thực hiện cẩn thận. Điều kiện để một chương trình đánh giá thành công là doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống các văn bản mô tả công việc (bao gồm cả những yêu cầu đối với công việc) đầy đủ và chi tiết vũng như phải thành lập một hội đồng đánh giá công việc bao gồm những người am hiểu công việc. Kết quả đánh giá công việc là hội đồng đánh giá sẽ đưa ra được hệ thống thứ bậc về giá trị công việc

Có nhiều hệ thống đánh giá khác nhau:

- Phương pháp xếp hạng: hội đồng đánh giá sẽ xếp hạng các công việc từ cao nhất đến thấp nhất về giá trị. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản. Nhưng có nhược điểm đó là việc đo lường không được chính xác, khó áp dụng trong các tổ chức có một số lượng lớn công việc.

- Phương pháp phân loại: đầu tiên phải xác lập một số lượng đã xác định trước các hạng, hay các loại công việc. Sau đó các bản mô tả khái quát cho các công việc được viết ra rồi đem so sánh bản mô tả của công việc đó với các bản mô tả của các hạng và sau đó nó được xếp vào hạng phù hợp. Ưu điểm là đã tiêu chuẩn hóa tiền công cho các công việc tương tự nhau và duy trì một sự chênh lệch về trả công giữa các công việc trong một tổ chức đặc

biệt lớn. Nhược điểm là tính ổn định của nó làm cho nó không thích ứng được với những yếu tố như sự chênh lệch tiền công giữa các vùng.

- Phương pháp cho điểm: bao gồm phân tích nội dung của các công việc từ bản mô tả công việc và sau đó phân phối một số điểm cho các yếu tố cụ thể. Số điểm phân chia vào mỗi công việc xác định khoảng mức tiền công trả cho công việc đó.

- Phương pháp so sánh yếu tố: mỗi công việc được sắp xếp thứ tự theo nhiều lần (theo từng yếu tố thù lao) và nhờ đó nó sẽ nhận được một giá trị tiền tương ứng. Phương pháp này phức tạp hơn do đó nó không được sử dựng nhiều như phương pháp cho điểm.

Trong các phương pháp trên, thì phương pháp cho điểm là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất.

Đánh giá công việc bằng phương pháp cho điểm bao gồm các bước sau:

- Xác định công việc then chốt: cần xác định một danh mục các công việc then chốt ( là những công việc có nội dung ổn định) có thể so sánh được và được trả công tương xứng. Với công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam thì các công việc then chốt có thể kể đến công việc của thợ hàn hơi và thợ hàn điện

- Xác định các yếu tố thù lao: Đây là yếu tố thể hiện khía cạnh cơ bản để điều chỉnh mức trả công cho một công việc nhiều hơn hay ít hơn các công việc khác nếu tất cả những điều kiện khác không thay đổi. Bao gồm : kỹ năng, trách nhiệm, các yêu cầu về thể lực, sự nguy hiêm, các điều kiện làm việc, các trách nhiệm giám sát.

- Xác định trọng số cho các yếu tố tùy theo sự đóng góp của chúng vào giá trị chung của công việc: các trọng số phân chia vào các yếu tố cần phải phản ánh được các giá trị của quản lý và xã hội.

- Xác định tổng số điểm tối đa mà một công việc có thể đạt được và số cấp độ mà mỗi yếu tố thù lao cần phải chia ra. Một công việc có thể ấn định số điểm tối đa là 200 – 1000. Và mỗi mức độ chia thành 3-5 mức độ yêu cầu. Yếu tố các yêu cầu về thể lực

Mức độ Định nghĩa

1 Công việc rất nhẹ, nâng không thường xuyên mang vác các vật có trọng lượng không đáng kể tối đa 5kg. ví dụ như số sách giấy tờ, dụng cụ nhỏ

2 Công việc nhẹ, nâng không thường xuyên, tối đa 10kg. Công việc đòi hỏi phải đi đứng liên tục hoặc công việc ngồi mà phải kéo hoặc đẩy vật bằng tay hoặc chân

3 Công việc trung bình. Nâng không thường xuyên, tối đa 25kg. Có thể thường xuyên phải nâng các vật dụng có khối lượng tối đa 10kg. Có thể được huy động để đẩy hoặc kéo các vật

4 Công việc nặng. Nâng không thường xuyên, tối đa 40kg. Có thể thường xuyên phải nâng và / hay mang vác những vật dụng có trọng lượng tối đa 20kg. Có thể được huy động để đẩy hoặc kéo các vật có đòi hỏi tương đương như lúc nâng

5 Công việc rất nặng. Nâng không thường xuyên, tối đa 40kg. Có thể thường xuyên phải nâng vật và/ hay mang vác những vật dụng có trọng lượng lớn hơn 20kg Yếu tố thù lao Trọng số theo % Mức độ /điểm 1 2 3 4 5 Kỹ năng 40 20 32 48 72 100 Trách nhiệm 30 15 24 36 54 75 Yêu cầu về thể lực 20 10 16 24 36 25

- Xây dựng bảng điểm bảng điểm được xây dựng dựa trên trọng số của các yếu tố và số cấp độ của từng yếu tố

- Tiến hành cho điểm các công việc : dựa vào bảng mô tả công việc so sánh với bản mô tả các yếu tố để cho điểm. Vì vậy việc thiết kế bản mô tả công việc có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động này.

Em xin đưa ra một bản mô tả công việc với công việc : thợ hàn hơi BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC

1. Xác định công việc

- Tên công việc: Thợ hàn hơi - Bậc công việc: bậc 7

- Lãnh đạo trực tiếp: Tổ trưởng tổ sản xuất 2. Phần tóm tắt các nhiệm vụ của công việc:

- Vẽ được các dụng cụ gá lắp dùng cho việc hàn.

- Nắm vững công nghệ hàn cho tất cả các loại thép, gang và kim loại màu hoặc hợp kim.

- Biết lý thuyết nhiệt luyện kim loại và tôi đèn xì.

- Biết những biến đổi về chất lượng kim loại trong mối hàn và nguyên nhân gây ra chất lượng xấu.

- Nắm được tính năng kỹ thuật của tất cả các thiết bị hàn hơi, nắm được cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn bằng siêu âm.

- Làm được các bộ gá lắp phức tạp trong nghề hàn.

- Hàn được tất cả các chi tiết, bộ phận khó ở mọi tư thế phải qua công nghệ hàn hơi.

- Sử dụng được các thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn theo tài liệu huớng dẫn.

- Làm được thợ hàn điện có tay nghề tương đương bậc 4/7, thợ gò và thợ nguội tương đương bậc 3.

- Chỉ đạo sản xuất và quản lý kỹ thuật công nghệ hàn hơi. - Phát hiện đuợc bất hợp lý trong quy trình hàn.

- Sửa chữa được những hỏng hóc của các máy móc, thiết bị đang sử dụng trong nghề.

- Tổng kết được kinh nghiệm trong nghề và đề xuất các cải tiến, sáng kiến nhằm tiết kiệm vật tư, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. 3. Điều kiện làm việc

- Làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao

- Được trang bị đầy đủ các thiết bị và bảo hộ lao động

Sau khi có bản mô tả công việc và bảng điểm ( có thể dựa trên mẫu trên) hội đồng sẽ quyết định về mức điểm

ví dụ: công việc của thợ hàn hơi

Yếu tố thù lao Mức độ Điểm

Kỹ năng 3 48

Trách nhiệm 2 24

Yếu tố thể chất 4 36

Các điều kiện làm việc 4 18

Tổng số điểm 126

Sau khi tiến hành cho điểm cho từng công việc xong chúng ta có thể đưa lên đường tiền công và như vậy xác định các ngạch tiền công

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỒI HƠI VIỆT NAM (Trang 61 -65 )

×