ML TT * NCi * HSL
1. Nhân viên văn thư
thư - Hệ số 1,35 1,53 1,71 1,89 2,07 2,25 2,43 2,61 2,79 2,97 3,15 3,33 - Mức lương (1000đ) 837 948,6 1.060,2 1.171,8 1.283,4 1.395 1.506,6 1.618,2 1.729,8 1.841,4 1.953 2.046,6 2. Nhân viên ph c vụ ụ - Hệ số 1,00 1,18 1,36 1,54 1,72 1,9 2,08 2,26 2,44 2,62 2,8 2,98 - Mức lương (1000đ) 620 731,6 843,2 954,8 1.066,4 1.178 1.289,6 1.401,2 1.512,8 1.624,4 1.736 1.847,6
Bảng 2.11: Bảng lương nhân viên khối hành chính tháng 12 năm 2007 stt Họ và tên chức vụ Ngày làm việc HSCB HSPC %TN LCB Thực lĩnh 1 Phạm Duy Tân TGĐ 26 8 0.7 0.32 4,960,000 6,981,200 2 Đào Lộc PCTHĐQT 26 7.3 0.6 0.32 4,526,000 6,346,320
3 Nguyễn Đăng Khoan KTT 26 6.6 0.6 0.3 4,092,000 5,691,600 4 Thành Ngọc Tâm TP. KD 26 5.05 0.4 0 3,131,000 3,379,000 5 Nguyễn Tiến Dũng TP.LĐ 26 3.27 0.4 0 2,027,400 2,275,400 6 Vũ Quốc Phong TP.KH 26 5.4 0.4 0 3,348,000 3,596,000 7 Trần Thị Lâm Bình PP.KD 26 2.96 0.3 0 1,835,200 2,021,200 8 Lê Thị Hằng NV 25 2.65 0 0 1,579,808 1,579,808 9 Dương Thị Huyền NV 26 2.01 0 0 1,246,200 1,246,200 10 Vũ Thị Thảo NV 24 2.01 0 0 1,150,338 1,150,338
11 Nguyễn Thanh Hải NV 18 3.05 0 0 1,309,154 1,309,154
12 Nguyễn Thị Hiên NV 20 1.67 0 0 796,462 796,462
13 Đỗ Thị Tuyết NV 23 2.86 0 0 1,568,600 1,568,600
( Nguồn: phòng tổ chức lao động tiền lương)
Nhận xét: Ưu điểm:
Cách tính lương dựa vào hệ thống thang bảng lương Nhà nước của công ty sẽ tạo ra sự thống nhất, nhất quán trong cách tính lương; công tác trả lương sẽ thuận lợi hơn cho người làm quản lý. Người lao động có thể dễ dàng hiểu được phương pháp tính và tự tính được tiền lương cho mình. Chính vì vậy nên người lao động rất ít thắc mắc về tiền lương của mình.
Tiền lương được tính dựa vào số ngày công làm việc thực tế nên đã có tác dụng khuyến khích người lao động đi làm chăm chỉ đầy đủ ngày công theo quy định để nâng cao thu nhập. Điều này có thể thấy rõ qua bảng chấm công của khối hành chính công ty (xem phụ lục II).
Trong công thức tính lương có xét tới cả lương phụ cấp trách nhiệm của cấp quản lý nên đã tạo động lực cho những người lãnh đạo trong công ty làm việc có chất lượng mang lại hiệu quả quản lý cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhược điểm:
Công thức tính lương chỉ dựa vào ngày công thực tế, hệ số lương cấp bậc, phụ cấp trách nhiệm nên chưa phản ánh được mức độ hoàn thành công việc của người lao động ở mức độ nào tốt hay chưa tốt. Do vậy người lao động làm việc không hết
mình, chưa tận tâm tận lực với công việc. Không khuyến khích được người lao động say mê làm việc phát huy sáng kiến làm ảnh hưởng không tốt tới năng suất lao động chung của toàn doanh nghiệp. Hơn nữa, do tiền lương chưa phản ánh hết độ phức tạp của công việc ở chức danh mà người đó đảm nhiệm chưa căn cứ vào trình độ đào tạo cấp bậc bản thân, năng lực khả năng làm việc của từng người cho nên đã có nhiều cán bộ có trình độ cao đã chuyển đi làm việc ở những nơi khác có mức lương và chế độ làm việc ưu đãi hơn. Hiện tượng người lao động làm việc riêng hay nói chuyện trong giờ làm việc vẫn xẩy ra. Do vậy công ty cần có những nghiên cứu về công thức tính lương theo thời gian của mình nhằm khắc phục hiện tượng trên.
Hệ số lương của mỗi người là cố định, chỉ khi họ được thăng chức thì mới có cơ hội tăng lương ngoài ra sẽ không được tăng lương (kể cả khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ tăng). Do đó nếu cứ áp dụng cứng nhắc như thế này sẽ dẫn đến tình trạng trả lương mang tính chất bình quân, không công bằng, không phân biệt được trình độ của cán bộ công nhân viên. Khi trả lương theo cách này thì người lao động dù có làm việc ở phòng ban nào, có trình độ đại học, cao đẳng hay trung cấp, làm việc có năng lực hay không nhưng có chức danh giống nhau, có số ngày làm việc như nhau thì đều nhận được tiền lương bằng nhau. Ví dụ các phó phòng đều có hệ số lương 2,0 và tiền lương được trả bằng nhau nếu có số ngày công giống nhau. Mặc dù có tác dụng cho người lao động yên tâm công tác, nhưng đã không khuyến khích mọi người học tập, đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, bằng cấp của mình.
+ Tiền lương của lao động quản lý và người phục vụ chưa thực sự gắn với kết quả mà họ đạt được trong thời gian làm việc. Công ty chưa có hệ thống chấm điểm kết quả thực hiện công việc, chưa có tiêu chuẩn nào để đánh giá thực hiện công việc do đó tiền lương nhận được phụ thuộc vào mức lương cấp bậc cao hay thấp hay thời gian làm việc nhiều hay ít chứ không phụ thuộc vào kết quả công việc.
+ Cách tính lương theo thời gian của công ty khá phức tạp, phải áp dụng tới 4 công thức tính cho các đối tượng khác nhau. Hơn nữa, đối với nhân viên khối hành chính ngoài tiền lương cơ bản ra không có thêm một khoản phụ cấp nào khác. Chính điều này đã gây ra tình trạng nhân viên không hết lòng vì công việc không mang lại cho họ sự quan tâm đầy đủ đối với thành quả lao động của mình, không tạo điều kiện thuận lợi để uốn nắn kịp thời những thái độ sai lệch và không khuyến khích họ nghiêm chỉnh thực hiện chế độ tiết kiệm thời gian trong quá trình công tác.
+ Không có hoặc có rất ít sự chủ động trong cách tính lương thời gian của công ty, nó bị phụ thuộc nhiều vào các quy định của Nhà nước. Việc tăng lương tối thiểu có tác dụng nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động tuy nhiên đi kèm với nó lại là sự tăng lên của giá cả thậm chí sự tăng lên giá cả còn cao hơn cả mức tăng lương nên điều chỉnh lương tối thiểu không có ý nghĩa như mong đợi.
+ Công ty tính thang bảng lương theo quy định của Nhà nước mà chưa xét tới tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của công ty. Như vậy, vấn đề cần đặt ra ở đây là khi công ty hoạt động có hiệu quả thì tính lương như thế nào để có tác dụng khuyến khích người lao động và khi hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút thì tính lương như thế nào để vừa tạo động lực cho người lao động ở lại cùng vượt qua khó khăn với công ty lại vừa đảm bảo đúng chính sách của Nhà nước.
Như vậy với chệ độ trả lương này thì tiền lương chưa phản ánh được số lượng và chất lượng lao động của người lao động. Trong thời gian tới công ty cần phải xem xét, đánh giá ưu nhược điểm của chế độ này để khắc phục các nhược điểm. Phân tích đánh giá công việc đảm nhiệm của mỗi người để tính toán lại hệ số lương đảm bảo tiền lương được trả công bằng và hợp lý.
2.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm * Đối tượng áp dụng
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm để trả lương cho cán bộ công nhân viên chức. Công ty áp dụng hình thức này cho những công nhân trực tiếp sản xuất như công nhân cắt, công nhân may, công nhân ép mex, công nhân giặt là…Tiền lương được tính trên mỗi đơn vị sản phẩm mà người công nhân làm ra.
* Điều kiện áp dụng
+ Chuẩn bị về nhân lực: Khi tổ chức trả lương theo sản phẩm, việc chuẩn bị về nhân lực là vấn đề cần thiết vì con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất. Công ty đã có những chuẩn bị cần thiết cho vấn đề quan trọng này:
Giải thích giáo dục cho công nhân hiểu rõ mục đích ý nghĩa của chế độ lương sản phẩm và cho họ thấy mục tiêu phấn đấu của họ về sản lượng và năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất bằng các buổi nói chuyện của lãnh đạo với cấp quản lý xí nghiệp từ đó quản lý xí nghiệp sẽ tuyên truyền cho công nhân trong xí nghiệp bằng hệ thống phát thanh nội bộ.
Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ hàng năm cho cán bộ lao động tiền lương, cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm KCS v.v...
+ Chuẩn bị về kế hoạch sản xuất:
Công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nên tất cả các khâu của chuẩn bị kế hoạch sản xuất phải tuân theo quy trình chuẩn và đảm bảo các nguyên tắc sau:
Kế hoạch sản xuất phải rõ ràng cụ thể
Phải tổ chức cung cấp đầy đủ thường xuyên nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và phương tiện phòng hộ lao động để công nhân có thể sản xuất được liên tục.
Để thực hiện được điều này thì đỏi hỏi phòng kế hoạch phải nỗ lực rất lớn trong công tác của mình.
* Cách tính:
Tiền lương của lao động trực tiếp được hợp thành bởi các bộ phận là lương sản phẩm, lương chủ nhật, lương làm thêm giờ, lương ngày lễ, lương lũy tiến.
+ Lương sản phẩm trực tiếp
Lương SP = Số SP x Đơn giá
Đơn giá tiền lương cho mỗi công đoạn may được tính căn cứ vào thời gian tiêu hao để hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương của một sản phẩm chuẩn. Cách tính lương sản phẩm cho từng người căn cứ vào đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm làm ra trong kỳ đảm bảo chất lượng. Đơn giá lương sản phẩm được Hội đồng lương xét duyệt trên cơ sở định mức lao động do phòng kỹ thuật cấp cho từng loại sản phẩm. Trong đó lương một sản phẩm được chia ra làm nhiều công đoạn như công đoạn cắt, may, là, đóng gói… Đơn giá sản phẩm sẽ được phòng kĩ thuật xác định cho từng chi tiết cụ thể của từng loại mã hàng. Đối với những sản phẩm gia công thì đơn giá tiền lương cũng được thỏa thuận khi kí kết hợp đồng với đối tác. + Lương chủ nhật:
Lương SP
Lương CN = x CN NC
+ Lương thêm giờ:
Với mỗi giờ làm thêm ngòai giờ hành chính, công nhân sẽ được tính bằng 150% giờ làm hành chính.
Lương SP
NC x 8 + LTG( 50%)
+ Lương ngày lễ: Lương ngày lễ = Số ngày lễ x LCB/ngày
Trong đó:
- Lương SP: Lương sản phẩm (được thông kê phân xưởng tính ngay tại phân xưởng)
- Số SP: Số sản phẩm công nhân làm được trong tháng
- Đơn giá: Là đơn giá cho từng bước công việc hoàn thành, từng sản phẩm hoàn thành công nhân sản xuất trực tiếp do công ty quy định.
- Lương CN: Lương chủ nhật
- CN: Số ngày chủ nhật làm trong tháng - NC: Ngày công
- Lương TG : Lương tính cho công nhân làm thêm giờ từ 17h đến 21h ngoài giờ hành chính.
- LTG(50%): Số giờ làm thêm trong tháng + Lương sản phẩm lũy tiến
Ngoài ra, công ty áp dụng hình thức tính lương sản phẩm có luỹ tiến để khuyến khích công nhân làm việc tốt, đạt năng suất cao, thêm vào đó công nhân cắt nếu thực hiện cắt tiết kiệm vải hơn so với định mức đưa ra sẽ được tính thưởng theo % giá trị của vải tiết kiệm được.
Lương luỹ tiến của công nhân được tính trên cơ sở: Khi công nhân sản xuất đạt mức năng suất vượt mức năng suất lao động do công ty quy định những sản phẩm vượt năng suất sẽ được thưởng. Đối với số sản phẩm được sản xuất ra trong phạm vi định mức khởi điểm lũy tiến thì được trả theo đơn giá bình thường, còn số sản phẩm được sản xuất ra vượt mức khởi điểm lũy tiến được trả theo đơn giá lũy tiến, nghĩa là có nhiều đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khởi điếm lũy tiến. Nếu vượt mức với tỉ lệ cao thì được tính những sản phẩm vượt mức bằng những đơn giá cao hơn.
Bảng 2.12: Bảng đơn giá lũy tiến chung cho các loại sản phẩm
May đo Xuất khẩu Hòan thiện
28.000 = 4.000 30.000 = 4.000 35.000 = 4.00035.000 = 5.000 37.500 = 6.000 40.000 = 5.000 35.000 = 5.000 37.500 = 6.000 40.000 = 5.000 42.000 = 6.000 45.000 = 8.000 45.000 = 6.000 49.000 = 7.000 52.500 = 10.000 50.000 = 7.000
56.000 = 8.000 60.000 = 12.000 55.000 = 8.00063.000 = 9.000 67.500 = 14.000 60.000 = 9.500 63.000 = 9.000 67.500 = 14.000 60.000 = 9.500 70.000 = 11.000 75.000 = 16.000 65.000 = 11.000
( Nguồn: xí nghiệp May 3) Cụ thể đối với hàng may đo:
Mỗi công nhân 1 ngày may được hàng có giá trị 28.000 đồng thì sẽ được hưởng lũy tiến 4.000 đồng, may được hàng có giá trị lên đến 35.000 đồng được hưởng lũy tiến 5.000 đồng…
Áp dụng bảng đơn giá lũy tiến chung cho các loại sản phẩm ở trên đối với loại hàng may đo công đoạn áo tra tay ta sẽ có bảng lũy tiến cụ thể như sau:
Bảng 2.13: Đơn giá thưởng lũy tiến tra tay áo
Đơn giá tra tay Số lượng tay Tiền thưởng lũy tiến ( đ/ ngày)
757đ/ áo 40 4.000 757đ/ áo 49,5 6.000 757đ/ áo 59,5 8.000 757đ/ áo 69,4 10.000 757đ/ áo 79,3 12.000 757đ/ áo 89,2 14.000 757đ/ áo 100 16.000 757đ/ áo 110 18.000 757đ/ áo 120 20.000
( Nguồn: Xí nghiệp May 3)
Kế toán tiền lương căn cứ vào “Bảng tổng hợp năng suất” do nhân viên thống kê ở mỗi phân xưởng gửi lên ghi rõ hệ số lương, lương luỹ tiến, lương sản phẩm của mỗi công nhân, tiến hành tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp tuân theo chế độ hiện hành:
Bên cạnh đó, là các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng, tiền làm thêm, tiền lương nghỉ phép…. Toàn bộ các khoản này đều được cộng vào lương chính và trả cho công nhân vào cuối tháng.
Ví dụ: Trong tháng 1, chị Lương thị Thắm là thợ bậc 2, hệ số lương : 2.01 làm được 286 SP; đơn giá 2,900 đồng; làm 19 ngày; làm thêm 9giờ, làm 2 ngày chủ nhật. Lương của chị được tính như sau:
Lương SP = 286 x 2,900 = 829.400 đồng
Lương CN = ( 829.400 : 19) x 2 = 87.305 đồng 829.400
19 x 8 + 9
Chị được lĩnh tiền luỹ tiến, phụ cấp, ăn ca và ngày lễ là 241.746 đồng Vậy tổng lương và thu nhập trong tháng của chị Thắm là
829.400 + 87.305 + 23.182 + 241.746 = 1.181.633 đồng
Để có thể đánh giá chính xác được tiền lương của lao động trực tiếp thì một công tác không thể thiếu được đó là kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm. Ở cuối mỗi công đoạn sản xuất thì sản phẩm (bán thành phẩm) đều được nhân viên KCS kiểm tra trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo.
Bán thành phẩm từ xí nghiệp cắt giao cho xí nghiệp may và sản phẩm từ xí nghiệp may giao về kho sản phẩm phải được kiểm tra đạt yêu cầu mới được bàn giao. Khi phát hiện những điểm không phù hợp về vật tư nguyên liệu, chất lượng sản phẩm đều phải được phản ánh kịp thời về ban giám đốc công ty thông qua hệ thống báo cáo và hệ thống sổ sách.
100% sản phẩm sau khi hoàn thiện đều được kiểm tra lần cuối (do bộ phận kiểm hóa của các xí nghiệp đảm nhiệm), trước khi hàng nhập kho và giao cho khách hàng những sản phẩm phải đạt chất lượng mới được xuất trả cho khách.
( xem phụ lục I).
Công ty đề cao trách nhiệm của bộ phận kiểm hóa (KCS) để đảm bảo không có sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm có lỗi sót lọt tới khách hàng.
Tuy nhiên, trên thực tế kiểm soát , quản lý chất lượng sản phẩm cả hàng xuất khẩu và hàng nội địa còn nhiều vấn đề phải rút kinh nghiệm , quản lý chất lượng SP còn có những sơ hở, thiếu chặt chẽ, hiện tượng KCS các xưởng để lọt SP kém chất lượng vẫn còn .
Ưu điểm: công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đã đạt được một số tác dụng
Sản phẩm tạo ra gắn trực tiếp với người công nhân nên việc trả lương theo sản phẩm cho bộ phận sản xuất là hoàn toàn phù hợp. Người công nhân nào làm nhiều