Bơm dung dịch nhũ hóa là loại bơm kiểu nằm có 3 piston. Động cơ phòng nổ qua hộp giảm tốc 1 cấp làm chuyển động trục khuỷu, tay biên, thanh trợt làm cho
piston di chuyển, dung dịch làm việc trong đầu bơm sẽ đợc hút vào và xả ra qua các van. Điện năng đợc chuyển thành thủy năng, dung dịch cao áp đợc đa ra cung cấp cho vì chống. 16 M80X2 12 109 2 3 4 5 6 7 8 1 15 14 17 54 8 995 11 13 13 84 0 42 0 18 19
Hình 2.8: Cấu tạo đầu bơm
1- Bạc biên sau; 2- Bạc biên trớc; 3- Thanh trợt; 4- Đệm làm kín; 5- Đầu bơm; 6- Gioăng hình O68x3,1; 7- Lõi van xả; 8- Đế van xả; 9- Gioăng hình O52x3,1; 10- Lõi van hút; 11- Đế van hút; 12- Gioăng hình O68x3,1; 13- Vị trí hút; 14- Vị trí
xả; 15- Vòng bi NJ2322E; 16- bánh răng nhỏ; 17- Phớt dầu 75x105x12; 18- bánh răng lớn; 19- Vòng bi 22216C
Bơm dung dịch nhũ hóa, động cơ, múp nối, bình tích năng đợc cố định trên giá đỡ hợp thành máy bơm dung dịch nhũ hóa.
Bơm dung dịch nhũ hóa gồm hộp trục khuỷu, vỏ thép cao áp (đầu bơm), bên cạnh khoang tháo dung dịch của bơm lắp van an toàn, bên xả lắp van trút tải tự động.
2.5.3.1. Các bộ phận hộp giảm tốc
Trục cơ, bánh răng giảm tốc, tay biên, thanh trợt, vỏ thép cao áp đợc lắp trong hộp giảm tốc. Hộp giảm tốc có tác dụng chịu tải trọng, chế tạo bằng thép có cờng độ cao. Trục cơ cũng chế tạo bằng thép hợp kim, các bánh răng cứng và có độ chính xác cao. Đầu to của tay biên có kết cấu dễ tháo rỡ, đầu nhỏ của tay biên liên kết bằng chốt hình trụ, tạo chuyển động tốt.
Bộ lọc lắp ở dới trục cơ, có thể hút tạp chất (thép) trong dầu bôi trơn. Lỗ tháo không khí ở phía trên của đờng hút dung dịch. Lỗ tháo dung dịch chống đóng băng ở phía dới của đờng hút dung dịch.
2.5.3.2. Đầu bơm
Đây là bộ phận chính để tạo áp suất. Đầu bơm chế tạo bằng thép chất lợng tốt, phía dới lắp 3 van hút, phía trên lắp 3 van đẩy. Các van này đợc chế tạo bằng thép không gỉ.
2.5.3.3. Piston
Piston chế tạo bằng thép chất lợng tốt, mài chính xác, bề mặt đợc mạ chất liệu đặc biệt cứng, có cờng độ cao và chịu mài mòn chống mục nát. Đệm kín piston có kết cấu hình chữ nhật, khi lắp cần lu ý vị trí nối giữa các đệm phải lệch nhau.
2.5.3.4. Van an toàn
Van an toàn có tác dụng chống quá tải. áp suất của van đợc đặt (110ữ115)% áp suất định mức của bơm, đây cũng là áp suất của van khi xuất xởng.
2.5.3.5 Van trút tải
Van trút tải gồm van một chiều, van chính, van mồi.
Nguyên lý: dung dịch nhũ hóa cao áp do bơm đa ra, qua van trút tải chia làm 4 đờng: đờng 1 qua van một chiều đi đến nơi sử dụng; đờng 2 qua van một chiều đi theo lối dẫn đờng cho dung dịch đến khoang lõi của van mồi, tạo ra một sức đẩy cung cấp cho van mồi; đờng 3 theo lối dẫn đờng cho dung dịch, qua khoang dới của van mồi đến khoang dới của van chính, làm cho van chính đợc đóng kín; đờng 4 qua miệng của van chính, có tác dụng giảm áp và chảy ngợc. Khi áp suất của hệ thống lên cao hơn áp suất chỉnh định của van mồi, dung dịch sẽ mở van mồi ra bởi áp suất, dung dịch cao áp trong khoang dới lõi van chính sẽ bị xả ra hoàn toàn, van chính đ- ợc mở ra, dung dịch của bơm sẽ qua van chính trở về thùng dung dịch nhũ hóa, đồng thời van một chiều đợc đóng bởi áp suất của dung dịch. Lúc đó một khoang kín cao áp đợc hình thành ở dới khoang của van một chiều, van sẽ đợc mở liên tiếp, duy trì
tình trạng ổn định của van, bơm sẽ làm việc trong điều kiện áp suất thấp (không tải). Khi áp suất ở sau van một chiều giảm xuống tới áp suất của van trút tải khôi phục làm việc, van mồi sẽ đợc tắt bởi lò xo và áp suất dung dịch, khoang ở dới của lõi van chính sẽ lấy lại áp suất, làm cho van chính tắt, trạm bơm khôi phục tình trạng cung cấp dung dịch.
Khi điều chỉnh áp suất của van trút tải, phải điều chỉnh bulông điều chỉnh của van mồi, tức là điều chỉnh sức kháng của lò xo trên van mồi. áp suất khi xuất xởng là áp suất định mức của bơm.
2.5.3.6 Bộ tích năng:
Hình 2.9. Bình tích năng
1-Êcu; 2- Longđen; 3- Nút tháo khí (xả e); 4- Đệm; 5- Ty; 6- Êcu; 7- Đệm nén; 8- Gioăng; 9,10- Đệm ngăn; 11- Đệm đỡ; 12- Đệm caosu; 13- Thân van; 14- Lò xo;
15- Van; 16- Vỏ; 17- Túi cao su; 18- Gioăng; 19- Mã hiệu; 20- Êcu; 21- Van nạp khí; 22, 23- Đệm; 24- Chụp bảo vệ.
Bơm sử dụng bộ tích năng kiểu túi khí loại XNQ-L4/350, có dung tích 4 lít. Nhằm nâng cao chất lợng của trạm bơm, sử dụng thêm bộ tích năng loại XNQ- L25/320(350)-A có dung tích 25 lít, thùng dung dịch nhũ hóa loại XR-WS1600 cũng sử dụng loại bình này XNQ-L25/320(350)-A. Tác dụng của bộ tích năng XNQ-L25/320(350)-A chủ yếu là ổn định áp suất trong hệ thống cao áp, giảm bớt số lần làm việc của van trút tải, kéo dài thời hạn sử dụng của linh kiện hệ thống thủy 31
lực, đồng thời giảm dao động áp suất của hệ thống cao áp. Trớc khi lắp, bộ tích năng phải đợc nạp đủ khí nitơ theo quy định. Cấm bơm vào bộ tích năng các khí khác hoặc không khí tránh tình trạng gây nổ và ăn mòn thiết bị.
Nạp khí nitơ vào bộ tích năng có 3 cách: nạp khí trực tiếp từ bình khí nitơ cho bình tích năng; nâng cao áp suất trong bộ tích năng; nhờ vào máy nạp khí chuyên dụng. Cách nạp trực tiếp từ bình khí nitơ cho bộ tích năng chỉ dùng trong hệ thống áp suất không quá 16 MPa. Bất cứ theo cách nào đều phải theo trình tự nh sau: (1) tháo nắp bảo vệ của van nạp; (2) lắp dụng cụ nạp có đồng hồ áp suất, liên kết với ống nạp; (3) ngời làm việc phải đứng ở bên cạnh van nạp, khi mở van của bình khí phải mở từ từ, không đợc mở đột ngột; (4) nhờ vào ty đẩy của dụng cụ nạp khí, mở từ từ làm cho khí nạp vào đến khi túi khí điền kín van hình nấm, lúc đó tốc độ nạp mới có thể tăng lên cho đến khi đạt yêu cầu, (5) bơm xong khóa van của bình nạp, xả hết khí lu trong ống và dụng cụ nạp, tháo dụng cụ nạp khí và vặn chặt nắp bảo vệ.
Phải luôn luôn kiểm tra áp suất trong bộ tích năng. Khi dừng máy, áp suất không khí trong bộ tích năng phải đảm bảo lớn hơn 25% áp suất làm việc tối đa của hệ thống thủy lực và nhỏ hơn 90% áp suất làm việc tối thiểu của hệ thống thủy lực.