Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện phương thức tín dụng tiêu dùng trực tiếp. Bên cạnh những ưu điểm của phương thức này, thì nó còn một số nhược điểm như ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tăng doanh số cho vay, khó khăn trong việc mở rộng quan hệ với khách hàng, chi phí cho vay cao hơn....
Với lý do trên, việc phát triển phương thức TDTD gián tiếp là việc làm cần thiết.Bởi lẽ, số lượng người tiêu dùng rất đông, nhu cầu lớn nhưng không phải ai cũng tìm đến ngân hàng để vay vốn, một phần vì tâm lý e ngại, một phần vì khách hàng ít nắm bắt thông tin về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung ứng.Ngân hàng cần phối hợp với doanh nghiệp thông qua người đại diện của doanh nghiệp, theo đó ngân hàng ký hợp đồng với người đại diện của doanh nghiệp về các nhân viên làm việc trong doanh nghiệp này.Hình thức cho vay qua đầu mối có ưu điểm là giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian,chi phí và nhân lực cho mình trong việc tìm kiếm và đánh giá khách hàng.Quan trọng hơn cả là đảm bảo cho việc thanh toán của khách hàng.Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần phát triển hình thức TDTD trực tiếp bằng cách
chủ động lựa chọn và tiếp cận trực tiếp các khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ thông qua các hình thức như gửi thư, điện thoại, phát tờ rơi...
Rõ ràng việc sử dụng phương thức TDTD gián tiếp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng doanh số cho vay, đồng thời thiết lập mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng. Tuy vậy, ngân hàng cũng cần có sự kết hợp chặt chẽ với các công ty, đại lý bán hàng nhằm chọn lọc ra những khách hàng có chất lượng cho vay tốt, nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
Không chỉ đồng thời sử dụng phương thức TDTD trực tiếp và gián tiếp, ngân hàng cần phát triển hình thức TDTD thông qua việc sử dụng thẻ tín dụng, tài khoản vãng lai nhằm hướng khách hàng tới việc thanh toán không dùng tiền mặt, điều này có nghĩa là ngân hàng đang tạo ra điều kiện để xây dựng nền văn minh thanh toán