Qua bảng trên ta thấy, nợ cần chú ý năm 2009 chiếm tỷ trọng 2,91% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng với số dư nợ cho vay tiêu dùng với số dư
là 28,64 tỷ đồng, đây chính là những món vay mới phát sinh quá hạn trong ba tháng cuối năm. Nợ dưới tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng lớn thứ ba 2,76% với số dư là 27,16 tỷ đồng. Nợ nghi ngò chiếm tỷ trọng nhỏ 0,98% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng và không có nợ có khả năng mất vốn. Đây là một dấu hiệu tốt nhưng cần có biện pháp xử lý kịp thời đối với các khoản nợ cần chú ý và dưới tiêu chuẩn vì những khoản nợ này có thẻ chuyển sang nợ nghi ngờ và có khả năng mất vốn. Bảng 9: Về tình hình diễn biến nợ và nợ xấu. (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 Số tiền %
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 984,23 100
Nợ đủ tiêu chuẩn (loại 1) 918,78 93,35
Nợ cần chú ý (loại 2) 28,64 2,91
Nợ dưới tiêu chuẩn (loại 3) 27,16 2,76
Nợ nghi ngờ (loại 4) 9,65 0,98
Nợ có khả năng mất vốn (loại 5) 0 0
Nợ xấu (loại 3+4+5) 36,81 3,74
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TechcombankĐông Đô,2009)
Tổng nợ xấu 36,81 tỷ đồng chiếm 3,74% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Đây là tỷ lệ khá an toàn cho thấy khả năng thu hồi vốn của các món vay quá hạn là tương đối đảm bảo.
Mặc dù, chất lượng tín dụng đã được cải thiện một bước song công tác xủ lý nợ quá hạn còn chậm. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là cơ chế pháp
luật của nhà nước chưa cho phép ngân hàng chủ đông trong vấn đề nhạy cảm này, nhưng một nguyên nhân không kém quan trọng là bộ máy xủ lý nợ quá hạn chưa đủ mạnh.
Như vậy, tình hình nợ xấu tại Techcombank- Đông Đô tương đối tốt so với măt bằng chung nhưng ngân hàng vẫn nên đề ra nhưng biện pháp kịp thời nhằm quản lý và kiểm soát các khoản vay chặt trẽ hơn.