Bao gồm các nhân tố khách quan từ phía khách hàng và các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng, cụ thể:
Những nhân tố khách quan
Một là: Năng lực pháp lý:
Uy tín của khách hàng đóng vai trò quan trọng, bởi nó có thể quyết định sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng,là cơ sở tạo lòng tin đối với ngân hàng. Với khách hàng là cá nhân, uy tín được quyết định bởi tư cách đạo đức. Tư cách đạo đức của khách hàng phản ánh sự trung thực, lòng tin và đặc biệt là thiện chí trả nợ của khách hàng.Mặc dù đây là yếu tố khó xác định nhưng luôn được các ngân hàng quan tâm và tìm hiểu cặn kẽ.
Là ảnh hưởng quan trọng đến quyết định tín dụng của ngân hàng, bởi lẽ khả năng tài chính của khách hàng cho biết độc lập,tự chủ của của khách hàng trong việc trả nợ. Một khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh sẽ đảm bảo khoản vay cho ngân hàng bởi đó là một khoản vay có hiệu quả, nhưng nếu một khách hàng với khả năng tài chính yếu kém sẽ tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.Đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng, ngân hàng luôn quan tâm tới nguồn trả nợ của ngân hàng như tính ổn định của các khoản thu nhập, tài sản có thuộc sở hữu của khách hàng hay không….Đây là những căn để ngân hàng đưa đến quyết định cho vay đối với khách hàng.
Ba là: Bảo đảm tín dụng
Được coi là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không thể thanh toán được. Việc thực hiện bảo đảm tín dụng chỉ áp dụng đối với khách hàng mà mức độ tín cậy chưa bảo đảm hay nói cách khác là chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để ra quyết định cho vay. Bảo đảm tín dụng có tác dụng: một mặt, giảm tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó không thanh toán được nợ cho ngân hàng, mặt khác là động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.Như vậy, mục đích của bảo đảm tín dụng là nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng chứ không phải là cơ sở quyết định cho vay.
Các nhân tố chủ quan
Một là: Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp
Một chính sách tín dụng phù hợp nghĩa là chính sách tín dụng đó phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu và năng lực của ngân hàng. Thực tế, tín dụng tiêu dùng là một mảnh đất đầy tiềm năng, bởi vậy ngân hàng cần coi tín dụng tiêu dùng là chiến lược kinh doanh của mình. Việc xây dựng một chính sách
tín dụng riêng cho mục đích này cùng với những đường lối phát triển cụ thể sẽ giúp ngân hàng trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và có hiệu quả. Bởi lẽ, nếu chính sách tín dụng mà hợp lý, linh hoạt thì nó sẽ giúp ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng tiêu dùng, và ngược lại nếu chính sách tín dụng cứng nhắc sẽ gây cản trở cho chính ngân hàng. Do vậy, điều quan trọng là một chính sách tín dụng hợp lý sẽ định hướng cho ngân hàng hoạt động theo đúng mục tiêu đã đề ra
Hai là: Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ
Một chính sách tín dụng phù hợp chưa đủ mà bản thân ngân hàng cần thực hiện tốt các quy định, quy chế trong hệ thống như việc thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro, thực hiện tốt việc đảm bảo tín dụng, các quy định về cho vay vốn đối với khách hàng, tổ chức tốt công tác giám sát tín dụng và thu thập thông tin. Ngoài ra ngân hàng cần chú ý tới việc giảm thiểu những thủ tục rườm rà, phức tạp trong kỹ thuật và thủ tục thẩm định, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng nhanh chóng thực hiện khoản vay, cũng như tạo điều kiện nâng cao tính hiệu quả và chất lượng của quy trình tín dụng trong ngân hàng.
Ba là: Thông tin tín dụng
Đối với hoạt động tín dụng, lòng tin đóng vai trò rất quan trọng, nó được coi là một trong những cơ sở để thiết lập mối quan hệ tín dụng. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến khách hàng là rất cần thiết. Một mặt, nó giúp ngân hàng nhanh chóng nắm bắt các nhu cầu của khách hàng, mặt khác nó giúp ngân hàng hạn chế được các khoản vay có nguy cơ vỡ nợ tiềm ẩn. Trong hoạt động TDTD, thông tin về khách hàng luôn được ngân hàng quan tâm và đánh giá cao. Do đó, thông tin tín dụng phải nhanh chóng, kịp thời và ở mức độ chính xác cao.
Bốn là: Đạo đức của cán bộ tín dụng
Ngân hàng cần chú trọng đến việcđào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng, đặc biệt là luôn đề cao đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng. Bởi lẽ, một cán bộ tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp thì dù trình độ nghiệp vụ của họ có cao đến mấy cũng trở thành vô nghĩa
Đây là một yếu tố rất quan trọng, bởi lẽ hình ảnh cũng nhưng uy tín của mỗi ngân hàng được thể hiện qua văn hoá kinh doanh của ngân hàng mà cụ thể ở đây là hình ảnh đạo đức của nhân viên ngân hàng, các cán bộ tín dụng. Chính họ mới là người trực tiếp làm việc với khách hàng và cũng chính họ là người gây nên ấn tượng về ngân hàng với khách hàng. Một đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng động; những cán bộ tín dụng với trình độ chuyên môn cao với đạo đức nghề nghiệp chân chính sẽ là yếu tố tạo nên thành công cho ngân hàng.
Năm là: Vốn của ngân hàng
Vốn của ngân hàng đóng một vai trò quan trọng, nó là cơ sở để ngân hàng tiếnhành mọi hoạt động kinh doanh đồng thời là công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng.Vốn cùa ngân hàng bao gồm vốn huy động và vốn tự có. Khi xây dựng bất cứ chính sách kinh doanh nào,cụ thể là chính sách tín dụng, các NHTM luôn phải căn cứ vào mục tiêu và khả năng của mình cụ thể là nguồn vốn của ngân hàng.Chính vì vậy, để có thể mở rộng TDTD,một điều cần thiết là ngân hàng phải có vốn và xác định một lượnvốn phù hợp cho hoạt động này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Ở chương I đã khái quát thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Đông Đô đồng thời đưa ra các biện pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Techcombank chi nhánh Đông Đô nó liên quan đến những vấn đề từ thực trạng của bản thân ngân
hàng.
Đồng thời đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc cho vay tiêu
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG