Đổi mới và hồn thiện chính sách phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay pptx (Trang 106 - 110)

nông nghiệp

Mục tiêu của việc hồn thiện các chính sách này trong phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa là nhằm phát huy tối đa vai trò các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế hợp tác trong sản xuất kinh doanh nơng nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Theo đó, cần:

1. Tăng cường tuyên truyền vận động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò, đổi mới tổ chức và hoạt động hợp tác xã là có tính tất yếu, phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa hiện nay. Mặt khác, khi xây dựng và đổi mới hoạt động của hợp tác xã Thanh Hóa cần chú ý đến đặc điểm kinh tế-xã hội của từng địa phương, phải thực sự tự nguyện, quản lý phải thực sự dân chủ và bình đẳng và tự chịu trách nhiệm. Mơ hình xây dựng và phát triển hợp tác xã ở Thanh Hóa hiện nay khơng thể mang ý chí chủ quan, gị ép hình thức và nặng nề tính bao cấp như trước đây.

2. Kinh tế hợp tác xã ở Thanh Hóa cần tập trung vào các hoạt động mà kinh tế hộ không thể tự đảm nhận được, như dịch vụ vốn, dịch vụ vật tư nông nghiệp, dịch vụ kỹ thuật chế biến nông sản với quy mô nhỏ và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất. Thanh Hóa cần chú trọng phát triển kinh tế thủy, hải sản, tức là phải tăng cường xây dựng và phát triển các ngư trại, củng cố các hợp tác xã nghề cá... Từng bước hình thành các hình thức tổ chức gắn kết giữa đơn vị nuôi trồng, khai thác với chế biến và tiêu thụ, các hình thức liên doanh liên kết trong nước và quốc tế.

3. Để hình thức kinh tế hợp tác thật sự vững mạnh và có hiệu quả, UBND tỉnh cần chỉ đạo cho các địa phương tiến hành rà soát, phân loại và thực hiện sắp xếp, các hợp tác xã như sau:

- Đối với các hợp tác xã đã và đang làm ăn có hiệu quả, tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình và kinh doanh có lãi, nếu khơng có nhu cầu thay đổi

về quy mơ hợp tác xã thì cần tập trung đầu tư củng cố phát triển, thực hiện các chính sách khuyến khích các hợp tác xã hoạt động, bổ sung thêm những ngành nghề mới... Trong trường hợp có nhu cầu và khả năng thì có thể thành lập các tổ hợp tác, nhóm dịch vụ chuyên sâu trong hợp tác xã hoặc thành lập thêm các hợp tác xã khác nhằm phát triển đa dạng hóa ngành nghề dịch vụ nơng nghiệp. Thực hiện tốt trả lương cho cán bộ hợp tác xã theo kết quả sản xuất kinh doanh để khuyến khích họ yên tâm với công việc.

- Đối với các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả cần tiến hành đại hội xã viên, cho đăng ký lại xã viên. Qua đó chỉ có thành viên nào thực sự tự nguyện, tự giác, chấp hành góp vốn và có khả năng góp sức cho hợp tác xã thì tham gia. Tiến hành điều chỉnh quy mô, hướng kinh doanh mới trên cơ sở dân chủ và thống nhất của các thành viên. Mọi hoạt động của hợp tác xã, Đảng và chính quyền chỉ có vai trị định hướng, phải tuyệt đối coi trọng quyền tự quyết của các thành viên tham gia.

- Tiếp tục xử lý những tồn động về vốn quỹ, tài sản, công nợ và thực hiện tốt cơng tác quản lý tài chính hợp tác xã nơng nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng cho hợp tác xã; giải quyết nợ của hợp tác xã theo chính sách của nhà nước đã ban hành.

4. Tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện các loại hình hợp tác mới. Thanh Hóa cần chỉ đạo cho các đại phương khuyến khích thành lập các tổ, liên tổ hộ gia đình tổ chức sản xuất các ngành nghề nông nghiệp. Thực hiện hợp tác chặt chẽ giữa các hộ gia đình phù hợp với nhu cầu hợp tác trong sản xuất nơng nghiệp hàng hóa chưa phát triển cao. Đồng thời, đẩy mạnh hình thức liên kết 4 nhà: Nhà nước- nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp theo hình thức hiệp hội ngành nghề. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trị của tổ chức Liên minh các hợp tác xã trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Bảng số liệu sau sẽ làm rõ hơn cho các giải pháp đã nêu trên.

Bảng 3.5. Số liệu khảo sát kiến nghị đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất trong nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa

TT Ý kiến Tổng số được khảo sát Tổng số có ý kiến về CS phát triển các TPKT Số người có ý kiến này Tỷ lệ % So với số có ý kiến về CS này So với tổng số được khảo sát (1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4) (7=5/3)

1 Cần có chính sách ưu đãi hơn cho mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình kinh doanh đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp

1000 948 745 78 74

2 Cần có chính sách thu hút lao động có chun mơn về lao động tại các HTX

1000 948 437 46 44

3 Cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích HTX thực hiện tiêu thụ sản phẩm cho xã viên

1000 948 399 42 40

4 Quan tâm phát triển kinh tế hộ thông qua đầu tư vốn trung và dài hạn, lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ vốn

1000 948 216 23 22

KẾT LUẬN

- Từ những vấn đề như đã phân tích cho thấy, chính sách kinh tế có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Việc thường xuyên tiến hành xây dựng, thực thi, kiểm tra, bổ sung nhằm hồn thiện chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương trong những giai đoạn khác nhau là yêu cầu khách quan trong quá trình quản lý đối với lĩnh vực hoạt động nông nghiệp nông thôn.

- Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản có tính lý luận về vai trị của nơng nghiệp, nơng thơn; những chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đối với nông nghiệp và nông thôn qua các thời kỳ, nhất là trong thời kỳ đổi mới; những kinh nghiệm xây dựng thực thi chính sách kinh tế phát triển nơng nghiệp của một số nước trên thế giới và các địa phương Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; phân tích các khái niệm chính sách kinh tế nơng nghiệp, các nhân tố tác động tới chính sách kinh tế, quá trình hoạch định, tổ chức thực thi, kiểm tra bổ sung hồn thiện chính sách cũng như phân tích tác động của chính sách kinh tế đối với phát triển nơng nghiệp ở Thanh Hóa trong thời gian qua.

- Căn cứ vào định hướng phát triển nơng nghiệp của tỉnh Thanh Hóa và những yêu cầu đặt ra trong quá trình quản lý nhà nước, luận văn đề xuất hồn thiện 6 chính sách kinh tế chủ yếu để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Đồng thời, luận văn đã phân tích các bước tổ chức thực hiện, nhằm biến chính sách thành những kết quả trên thực tế. Kinh tế nông nghiệp là một bộ phận qua trọng trong cơ cấu kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển, góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Chúng tôi tin tưởng và hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có đóng góp tích cực trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu phát triển kinh tế nơng nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay pptx (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)